1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các định luật Newton

6 725 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 33,55 KB

Nội dung

Tài liệu Vật Lý 10 GV:Nguyễn Thị Nguyệt Ánh CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON. A. Phần tự luận: 1. Bút máy tắt mực, ta vẩy mực ra. Giải thích? 2. Người ta tra cán vào búa như thế nào? Hãy giải thích? 3. Tại sao khi áo có bụi, ta rũ áo lại sạch bụi? 4. Treo một quả cầu có khối lượng lớn vào đầu một sợi dây mảnh rồi lấy một đoạn dây như thế buộc ở dưới. Nếu kéo đầu dây dưới một cách từ từ thì dây trên bị đứt, còn nếu giật mạnh dây dưới thì dây dưới bị đứt. Hãy giải thích hiện tượng? 5. Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu lực lớn hơn? Ôtô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích? 6. Một vật có khối lượng 1kg chuyển động với gia tốc 0,05m/s 2 . Tính lực tác dụng vào vật? Đáp số: 0,05N. 7. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Tính lực tác dụng vào vật? Đáp số: 24,5N. 8. Khi hạ cánh, một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn chuyển động chậm dần đều với gia tốc 6m/s 2 . Hãy tính lực hãm. Hãy chỉ rõ trên hình các vectơ vận tốc, gia tốc và lực? Đáp số: 300 000N. 9. Một quả bóng có khối lượng 700g sau khi bị va chạm trong thời gian 0,02s đạt được vận tốc 10m/s. Xác định độ lớn của lực tác dụng? Đáp số: 250N. 10. Một xe tải khối lượng 2 tấn đang chạy với vận tốc 10m/s thì phanh lại, xe đi thêm 2s nữa thì dừng. Tính lực phanh xe? Đáp số: 10 000N. 11. Một xe tải khối lượng 150kg đang chạy, hãm phanh và đi thêm 2s trên quãng đường 15m nữa thì dừng. Xác định vận tốc ban đầu của xe và lực phanh xe? Đáp số: 10m/s; 500N. 12. Dưới tác dụng của lực F, vật có khối lượng m 1 thu được gia tốc a 1 = 2m/s 2 , vật có khối lượng m 2 thu gia tốc a 2 = 3m/s 2 . Dưới tác dụng của lực này cả hai vật dính liền nhau sẽ thu gia tốc bao nhiêu? Đáp số: 1,2m/s 2 . 13. Một xe lăn chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 50cm/s. Một xe khác chuyển động với vận tốc 150cm/s tới va chạm vào nó từ phía sau, sau va chạm cả hai xe chuyển động với cùng một vận tốc 100cm/s. Hãy so sánh khối lượng của hai xe? Đáp số: m 1 = m 2 . 14. Một vật có khối lượng 1kg, chuyển động về phía trước với tốc độ 5m/s, va chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với vận tốc 1m/s, còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu? Đáp số: 3kg. B. Phần trắc nghiệm: 1. Định luật I Newton xác nhận rằng: A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối. B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì vật nào khác. C. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng 0 thì vật không thể chuyển động được. D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại. 2. Định luật I Newton cho ta nhận biết: A. Sự cân bằng của mọi vật. B. Quán tính của mọi vật. C. Trọng lượng của vật. D. Sự triệt tiêu lẫn nhau của các lực trực đối. 3. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ: A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc. B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi. 1 GV :Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 1 Tài liệu Vật Lý 10 GV:Nguyễn Thị Nguyệt Ánh C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn. 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng: A. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có lực nào tác dụng vào nó. B. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào nó. C. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì vật bắt buộc phải lập tức dừng lại. D. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào nó. 5. Chọn câu đúng: A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được. B. Vật chuyển động nhanh dần khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần. C. Vật chuyển động nhanh dần khi chịu tác dụng của nhiều lực. D. Vật không thể chuyển động thẳng đều nếu chỉ có một lực tác dụng. 6. Chọn câu đúng nhất: A. Nếu không tác dụng lên vật một lực nào thì nó không chuyển động. B. Một vật đang đứng yên ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào. C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì đã có lực không cân bằng tác dụng lên vật. D. Cả 3 đều đúng. 7. Chọn câu đúng: A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được. B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều của lực tác dụng lên nó. 8. Nếu một vật đang chuyển động bỗng nhiên tất cả các lực tác dụng lên nó ngừng tác dụng thì: A. Vật lập tức dừng lại. B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động chậm dần rồi sẽ chuyển động thẳng đều. 9. Chọn câu đúng: A. Vật bao giờ cũng chuyển động theo hướng của lực. B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn có thể chuyển động tròn đều được. C. Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của một lực F không đổi sẽ chuyển động thẳng đều. D. Cả 3 đều sai. 10. Định luật II Newton xác nhận rằng: A. Khi một vật chịu tác dụng của một vật khác thì nó cũng tác dụng lên vật đó một phản lực trực đối. B. Gia tốc của một vật tỉ lệ với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. C. Khi lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính. D. Khi chịu tác dụng của một lực không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi. 11. Định luật II Newton cho ta nhận xét: A. Sự hiện diện của vật trong tự nhiên. B. Công dụng của lực trong tự nhiên. C. Sự cần thiết của việc phân tích lực tác dụng vào vật. D. Sự liên hệ giữa gia tốc và khối lượng. 12. Theo định luật II Newton ta có: từ định luật ta suy ra: A. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật ( B. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực. C. Vật chỉ chuyển động theo hướng của lực nếu chuyển động là thẳng biến đổi đều. D. Gia tốc của vật luôn cùng hướng của lực. 13. Phát biểu nào sau đây về lực là đúng: A. Quãng đường mà một vật đi được tỉ lệ với lực tác dụng lên vật. B. Khi có lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật tăng lên. C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại khi lực tác dụng lên vật bằng 0. D. Gia tốc của một vật luôn cùng phương và chiều với lực tác dụng lên vật. 14. Nếu hợp lực tác dụng lên vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó: A. Vận tốc vật tăng 2 lần. B. Vận tốc vật giảm 2 lần. 2 GV :Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 2 Tài liệu Vật Lý 10 GV:Nguyễn Thị Nguyệt Ánh C. Gia tốc vật tăng 2 lần. D. Gia tốc vật giảm 2 lần. 15. Khối lượng một vật không ảnh hưởng đến: A. Gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực không đổi. B. Phương và chiều của lực tác dụng lên vật. C. Trọng lực tác dụng lên vật. D. Mức quán tính của vật. 16. Chất điểm đang đứng yên chịu tác dụng của hợp lực F có giá trị không đổi thì: A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động đều. C. Đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. D. Chuyển động thẳng biến đổi đều. 17. Chọn câu sai: A. Vectơ lực theo hướng vectơ gia tốc. B. Vật sẽ chuyển động thẳng đều khi lực tác dụng có độ lớn không đổi. C. Định luật II Newton cho biết cách đo lực. D. Gia tốc vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng nếu lực tác dụng không đổi. 18. Một vật đang chuyển động thẳng đều sẽ chuyển động chậm dần đều nếu tác dụng vào vật một lực: A. Cùng phương với vận tốc. B. Có hướng và độ lớn không đổi. C. Cùng phương vận tốc và độ lớn không đổi. D. Kết luận khác. 19. Định luật III Newton cho ta nhận biết: A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. Sự phân biệt giữa lực vả phản lực. C. Sự cân bằng của lực và phản lực. D. Quy luật cân bằng của các lực trong tự nhiên. 20. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Newton: A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào 2 vật khác nhau. C. Đó là cặp lực trực đối cân bằng nhau. D. B, C đúng. 21. Chọn câu sai: A. Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực là 2 lực cân bằng triệt tiêu nhau. C. Lực và phản lực là 2 lực không cân bẳng nhau. D. Lực và phản lực không cùng điểm đặt. 22. Xe A kéo xe B lên dốc chuyển động nhanh dần. Lực mà xe A tác dụng lên xe B thì: A. Bằng lực mà xe B tác dụng lên xe A. B. Lớn hơn lực mà xe B tác dụng lên xe A. C. Bằng lực xe B tác dụng lên đường. D. Bằng lực mặt đường tác dụng lên xe B. 23. Giậm mạnh chân xuống đất bằng lực F để nhảy lên khỏi mặt đất thì phản lực mà Trái Đất tác dụng lên người phải: A. Bằng trọng lượng P và nhỏ hơn lực F. B. Bằng trọng lượng P và bằng lực F. C. Lớn hơn trọng lượng P và bằng lực F. D. Lớn hơn trọng lượng P và lớn hơn lực F 24. Vật trọng lượng 1N được kéo lên bởi trọng lượng 1N sẽ thu được: A. Vận tốc 1m/s. B. Gia tốc 0. C. Gia tốc 1m/s 2 . D. Gia tốc 10m/s 2 . 25. Hai nhóm học sinh chơi kéo co bằng một sợi dây bền. Ta nhận thấy: A. Nhóm thắng cuộc có lực kéo lớn hơn. B. Nhóm thắng cuộc có khối lượng lớn hơn. C. Nhóm thắng cuộc có lực căng dây lớn hơn. D. Nhóm thắng cuộc có lực ma sát với mặt đất lớn hơn. 26. Một lực sĩ nằm để một tảng đá lớn trên người, người khác dùng búa đập vỡ tảng đá. Tìm lời giải thích: A. Tảng đá phải nhẹ để người nằm chịu được. B. Tảng đá phải rất nặng để quán tính lớn nên gia tốc của nó nhỏ. C. Lực của búa bị phản lực của tảng đá triệt tiêu nên người không chịu lực. D. Tảng đá phải dễ vỡ để các mảnh nhanh chóng thu gia tốc bắn ra chỗ khác. 27. Một võ sĩ biểu diễn chặt vỡ gạch bằng tay không. Tìm phát biểu đúng: A. Chặt viên gạch vỡ thì tay không đau vì lực tập trung tác dụng lên gạch. B. Phải hành động dứt khoát để gạch vỡ trước khi phản lực tác dụng vào tay. 3 GV :Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 3 Tài liệu Vật Lý 10 GV:Nguyễn Thị Nguyệt Ánh C. Phải có nội lực thâm hậu mới bảo vệ được bàn tay. D. Tay vẫn chịu lực như người bình thường nhưng nhờ rèn luyện nên chịu được. 28. Trong tương tác giữa 2 vật ta luôn có: A. Gia tốc 2 vật thu được tỉ lệ với khối lượng của chúng. B. Nếu hai vật cùng khối lượng thì gia tốc của chúng thu được bằng nhau. C. Gia tốc 2 vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng và ngược hướng. D. Cả 3 câu đều đúng. 29. Trong tương tác giữa 2 vật: A. Gia tốc mà 2 vật thu được luôn ngược hướng. B. Gia tốc mà mỗi vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó. C. Hai lực tương tác trực đối nhưng không cân bằng nhau vì tác dụng vào 2 vật. D. A, B, C đúng. 30. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng dưng các lực tác dụng lên nó mất đi thì: A. Vật dừng lại ngay. B. Vật đổi hướng chuyển động. C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. D. Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 3m/s. 31. Chọn câu đúng? A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên. B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. C. Vật chuyển động được là nhờ lực tác dụng vào vật. D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn rằng đã có các lực không cân bằng tác dụng vào vật. 32. Trong các cách viết phương trình của định luật II Newton sau đây, cách nào viết đúng? A. . B. . C. . D. 33. Một vật có khối lượng 0,8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2m/s 2 . Lực tác dụng gây ra gia tốc này là bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật? A. 1,6N. Nhỏ hơn. B. 16N. Nhỏ hơn. C. 160N. Lớn hơn. D. 4N. Lớn hơn. 34. Một quả bóng có khối lượng m = 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá vào quả bóng với lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Quả bóng bay đi với tốc độ? A. 0,01m/s. B. 0,1m/s. C. 2,5m/s. D. 10m/s. 35. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào? A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Không thay đổi. D. Bằng 0. 36. Một hợp lực 1N tác dụng vào vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó? A. 0,5m. B. 1m. C. 2m. D. 4m. 37. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s, thì bóng sẽ bay đi với tốc độ: A. 0,01m/s. B. 2,5m/s. C. 0,1m/s. D. 10m/s. 38. Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó: A. 3,2m/s 2 ; 6,4N. B. 0,64m/s 2 ; 1,2N. C. 6,4m/s 2 ; 12,8N. D. 640m/s 2 ; 1 280N. 39. Một lực không đổi tác dụng vào một vật khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Hỏi lực tác dụng vào vật? A. 15N. B. 10N. C. 1N. D. 5N. 40. Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 60km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50m thì dừng. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Biết lực hãm phanh trong hai trường hợp là như nhau. A. 100m. B. 70,7m. C. 141m. D. 200m. 41. Chọn câu đúng: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm kính vỡ. 4 GV :Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 4 Tài liệu Vật Lý 10 GV:Nguyễn Thị Nguyệt Ánh A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá. B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) với lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá. C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá. D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. 42. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên. 43. Khi con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là: A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa. C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. 44. Một người có trọng lượng 500N đứng yên trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng vào người đó có độ lớn: A. Bằng 500N. B. Nhỏ hơn 500N. C. Lớn hơn 500N. D. Phụ thuộc vị trí của người đó. 45. Vật chịu tác dụng của lực 10N thì gia tốc là 2m/s 2 . Nếu vật đó thu gia tốc 1m/s 2 thì lực tác dụng là: A. 1N. B. 2N. C. 5N. D. 50N. 46. Một vật khối lượng 100g chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang với gia tốc 0,05m/s 2 . Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật: A. 0,005N. B. 5N. C. 0,05N. D. Chưa đủ dữ kiện. 47. Xe khối lượng 2 tấn đang chạy, tắt máy nhưng không thắng. Biết lực ma sát là 500N không đổi. Xe sẽ: A. Tiếp tục chuyển động thẳng đều. B. Ngừng ngay lại. C. Chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4m/s 2 . D. Chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,25m/s 2 . 48. Một lực F truyền cho vật khối lượng m 1 một gia tốc 6m/s 2 , truyền cho vật m 2 gia tốc 3m/s 2 . Lực F sẽ truyền cho vật m 1 + m 2 một gia tốc: A. 9m/s 2 . B. 4,5m/s 2 . C. 3m/s 2 . D. 2m/s 2 . 49. Xe khối lượng 100kg chuyển động trên đường ngang với vận tốc 36km/h thì tắt máy và thắng bằng lực 5000N. Đoạn đường chạy thêm cho đến khi dừng lại: A. 20m. B. 10m. C. 15m. D. Tất cả sai. 50. Muốn một thang máy khối lượng 500kg lên nhanh dần đều thì lực kéo của dây cáp tác dụng vào thang máy phải là: A. 500N. B. 4500N. C. 5500N. D. 5000N. 51. Một lực tác dụng vào vật trong thời gian 1s làm vận tốc vật thay đổi từ 8cm/s đến 5cm/s. Tiếp đó tăng độ lớn lực lên gấp đôi và giữ nguyên hướng của lực, xác định vận tốc của vật sau khi tăng lực được 2s: A. 7cm/s. B. -7cm/s. C. 12cm/s. D. -12cm/s. 52. Tác dụng lực F không đổi làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được một độ dời S và đạt vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì với cùng độ dời S, vận tốc của vật tăng lên bao nhiêu? A. n lần. B. lần. C. n 2 lần. D. 2n lần. 53. Một vật khối lượng 2kg được kéo lên thẳng đứng với lực kéo 24N. Bỏ qua lực cản của môi trường, gia tốc của vật có độ lớn: A. 10m/s 2 . B. 12m/s 2 . C. 2m/s 2 . D. Giá trị khác. 54. Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo bằng lực F = 2N hợp với phương ngang góc 60 o . Bỏ qua ma sát, độ lớn gia tốc của vật là: A. 1m/s 2 . B. 0,5m/s 2 . C. 0,85m/s 2 . D. Giá trị khác. 5 GV :Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 5 55. . của vật thay đổi thì chắc chắn rằng đã có các lực không cân bằng tác dụng vào vật. 32. Trong các cách viết phương trình của định luật II Newton sau đây, cách nào viết đúng? A. . B. . C. . D. 33 khác. 19. Định luật III Newton cho ta nhận biết: A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. Sự phân biệt giữa lực vả phản lực. C. Sự cân bằng của lực và phản lực. D. Quy luật cân bằng của các. tích lực tác dụng vào vật. D. Sự liên hệ giữa gia tốc và khối lượng. 12. Theo định luật II Newton ta có: từ định luật ta suy ra: A. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w