1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De cuong Triet hoc 2010

13 366 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 158 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ĐỀ CƯƠNG THI MÔN TRIẾT HỌC _________________ Câu 1: Phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (Đ1 – 2009) 1. Vị trí thực tiễn a) CNDT cho rằng thực tiễn là hoạt động tinh thần của con người chứ không phải là hoạt động vật chất. Ví dụ: Hoạt động nghệ thuật, tôn giáo, khoa học,… * Quan điểm chủ nghĩa DV trước Mác (Anh, Pháp, Đức – Thế kỷ thứ 17, 18). Thực tiễn là hoạt động vật chất của con người nhưng họ không thấy được vai trò hết sức to lớn của thực tiễn đối với nhận thức, họ rời hoạt động vật chất khỏi hoạt động nhận thức, họ tỏ thái độ xem thường, xem nhẹ, đánh giá thấp thực tiễn và vai trò của thực tiễn. Phoi Ơ Bách: Xem thực tiễn như là hoạt động mang tính con buôn của những người Do Thái cực hữu. * Tóm lại: CNDT&CNDV đều chưa thấy được bản chất của thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, do vậy chỉ có Triết học DVBC trên cơ sở tiếp thu có phê phán những thành tựu kĩ thuật trước đó và đưa ra những quan niệm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. b)Phạm trù thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. * Hoạt động thực tiễn rất phong phú và đa dạng song có ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động thực nghiệm khoa học và hoạt động chính trị xã hội. - Hoạt động sản xuất vật chất: Là hoạt động đầu tiên, cơ bản nhất và mang ý nghĩa nền tảng quyết định sự tồn tại và sự phát triển của xã hội. + HĐ SXVC là HĐ mà ở đó con người sử dụng các công cụ, các phương tiện lao động để tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của con người. Hoạt động sản xuất mang tính tích cực, năng động, sang tạo của chủ thể lao động đó là con người có khả năng lao động. + Trong quá trình LĐSX khi tác động vào thế giới tự nhiên làm cho thế giới tự nhiên bộc lộ, thể hiện ra tính chất của những hiện tượng trong giới tự nhiên và qua đó con người nhận thức dược thế giới tự nhiên và cải biến tự nhiên một cách có hiệu quả hơn. 1 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Đây là hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất và quyết định nhất đối với quá trình nhận thức của con người. Bời vì, trong HĐ SXVC thông qua HĐ SXVC ấy thì kinh nghiệm tri thức của con người được củng cố và nhận thức của con người ngày càng phát triển. - Hoạt động thực nghiệm khoa học: Đây là một dạng hoạt động thực tiễn cơ bản qua đó con người tái tạo lại môi trường gần đúng với tự nhiên và tiến hành các thực nghiệm mang tính khoa học để từ đó tăng thêm nhận thức, hiểu biết của mình về những hiện tượng có sẵn trong tự nhiên và những quy luật của tự nhiên. Nhờ có các hoạt động khoa học thực nghiệm này thì nhận thức của con người ngày càng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. - Hoạt động chính trị xã hội: + Là một trong những hoạt động cơ bản, đó là hoạt động trong đó cơn người thông qua những hoạt động của mình nhằm cải biến xã hội theo hướng tốt hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. + HĐ đấu tranh giai cấp là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động xã hội. - Ba hoạt động này vừa mang tính độc lập với nhau, nhưng lạ có quan hệ hữu cơ với nhau, có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và đều có vai trò hết sức quan trọng đối với nhận thức của con người và làm cho con người phát triển. Tuy nhiên a dạng hoạt động ấy: thì triết học Mác xít nhấn mạnh hoạt động sản xuất, xem đây là hoạt động có vai trò quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung và của nhận thức nói riêng. 2. Vai trò - Triết học DV trước Mác chỉ dừng lại giải thích thế giới chứ không hướng vào cải tạo và thay đổi thế giới. - Nhận thức thông qua hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới, do đó thực tiễn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức. - Thực tiễn là cơ sở là nền tảng của nhận thức, không có thực tiễn thì không có nhận thức. - Thực tiễn là động lực của nhận thức. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức. - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá chân lí, là tiêu chuẩn hàng đầu của khoa học. Câu 2: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan (Đề 2: 2/2008; 8/2009) 2 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La CNDVBC coi nhận thức không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó Lênin chỉ ra như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin: Toàn tập, trang 29, Nxb Tiến bộ, M 1981, tr.179). Quá trình nhận thức chia làm ba giai đoạn: 1. Nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động). Đây là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, được chia làm ba giai đoạn (tri giác, cảm giác và biểu tương). - Cảm giác: Là sự phản ánh một hoặc một vài thuộc tính, đặc điểm tính chất nào đó của SVHT trong thế giới khách quan, thông qua các giác quan của con người trên cơ sở các SVHT trong thế giới khách quan tác động vào các giác quan. VD: Tay sờ phải hòn than  nóng bỏng  rụt tay lại. Cảm giác nóng cho ta nhận thức ban đầu về hòn than là rất nóng  không được cầm vào. - Tri giác: Là giai đoạn tiếp theo của cảm giác và ở trình độ cao hơn của cảm giác, nhưng trên cơ sở cảm giác, là sự phản ánh nhiều thuộc tính, nhiều đặc điểm, nhiều tính chất của SVHT hơn so với sự phản ánh cảm giác và do vậy cho chúng ta những nhận thức đầy đủ hơn về SVHT so với nhận thức cảm giác trước đó. - Biểu tượng: Là giai đoạn cao nhất trong các giai đoạn của nhận thức cảm tính, nó cho chúng ta biết đầy đủ hơn những thuộc tính, những đặc điểm, những tính chất của SHT so với cảm giác và tri giác. Bản chất của biểu tượng, nó cũng là sự phản ánh trực tiếp nhưng khác giai đoạn trước ở giai đoạn này đã có sự phản ánh gián tiếp sự vật thông qua khả năng nhớ lại, tái hiện lại những đặc điểm, thuộc tính, tính chất chủ yếu của SVHT trên cơ sở những cảm giác, những tri giác trước đã có từ trước. VD: SVHT: trong quá trình cảm giác, tri giác đã phản ánh những thuộc tính cơ bản  phản ánh đầy đủ hơn (biểu tượng). 2. Nhận thức lí tính (hay tư duy trừu tượng) Đây là giai đoạn cao nhất của quá trình nhận thức, đó là sự phản ánh gián tiếp các SVHT thông qua các giai đoạn nhỏ đó là khái niệm, phán đoán, suy lí cho chúng ta hiểu dược những vấn đề mang tính bản chất bên trong, do đó cho ta nhận thức đầy đủ hơn, chính xác hơn so với các giai đoạn của quá trình nhận thức cảm tính. - Khái niệm: 3 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Là giai đoạn đầu của nhận thức lí tính (hay tư duy trừu tượng) nó là sự phản ánh một cách gián tiếp khái quát những vấn đề thuộc bản chất nội dung bên trong của SVHT và cho chúng ta một sự vật hiện tượng hoặc một lớp SVHT so với nhận thức cảm tính mang lại, khái niệm được thể hiện dưới hình thức như một danh từ hay một tên gọi. - Phán đoán: Là hình thức cao hơn so với khái niệm trong giai đoạn nhận thức lí tính, phán đoán được hình thành trên cơ sở liên kết hai hay nhiều khái niệm cho chúng ta một nhận thức nào đó về SVHT nhưng đầy dủ hơn so với khái niệm (có loại phán đoán đúng và phán đoán sai, phán đoán khảng định và phán đoán phủ định, phán đoán đơn và phán đoán kép…). - Suy lí: Là hình thức thứ ba cao nhất trong nhận thức lí tính, được hình thành trên cơ sở liên kết hai hay nhiều phán đoán cho ta một nhận thức đầy đủ hơn về SVHT trên cơ sở suy luận. VD: Cu là kim loại (phán đoán 1). Kim loại dẫn điện (phán đoán 1). &  CU dẫn điện. Để có suy lí đúng phải bắt đầu từ khái niệm  phán đoán  Suy lí đúng. 3. Thực tiễn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là chu trình phức tạp. Triết học Mác xem thực tiễn là một mắt khâu, một giai đoạn và là giai đoạn cao nhất cảu quá trình nhận thức. Là cơ sở và đóng vai trò quyết định của nhân thức lí tính (chủ thể là con người). * Tóm lại: Ba giai đoạn trên là một quá trình biện chứng có sự tác động qua lại lẫn nhau: nhận thức cảm tính là cơ sở, là nền tảng để trên đó hình thành và phát triển nhận thức lí tính. Nhận thức lí tính làm phương pháp chính xác hơn, tinh tế hơn nhận thức cảm tính. Câu 3. Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Nội dung mâu thuẫn và ý nghĩa) (T2/2008). Với tư cách là một môn khoa học phép duy vật biện chứng bao gồm hệ thống những phạm trù và quy luật, nó phản ánh mối liên hệ phổ biến và sự phát triển các SVHT trong thế giới. 4 1 2 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Phép duy vật biện chứng bao gồm ba quy luật cơ bản mỗi quy luật nó phản ánh một mặt khác nhau của sự vận động và phát triển. Quy luật từ những thay đổi về lượng đổi dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nói lên cách thức của sự vận động và phát triển, quy luật phủ định của phủ định nói lên khuynh hướng tiến lên của sự vân động và phát triển, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân của phép biện chứng” bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật và là “chìa khoá” giúp chúng ta nắm vững thực chất của các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn). * Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến: - Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập. - Mâu thuẫn có tính khách quan, vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biến – tồn tại trong tất cả các lĩh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy). - Do mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến, nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp. Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu thuẫn, mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi >< và mỗi mặt của >< lại có đặc điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Vì vậy, cần phải có PP phân tích và giải quyết >< một cách cụ thể. * Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. - Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tòn tại cho mình. Trong quy luật ><, khái niệm “thống nhất” và “đồng nhất” thường được dung cùng một nghĩa. Nhưng cũng có lúc, khái niệm “đồng nhất” được hiểu theo nghĩa là sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Trong một > < sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh giữa chúng, bởi vì trong quy định rằng buộc lẫn nhau, hai mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau. 5 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - Phát triển là một sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: + Quá trình hình thành và phát triển của một > <: lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt, sau đó phát triển thành hai mặt đối lập, khi hai mặt của > < xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có sự chuyển hoá, > < được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, > < mới được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển. + Nếu >< không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hoá), thì không có sự phát triển. Chuyển hoá của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới, nên các hình thức chuyển hoá cũng rất đa dạng có thể hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau và cũng có thể chuyển hoá lên hình thức cao hơn… - Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của hai mặt đối lập, trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là sự tự than và diễn ra liên tục. Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng, phức tạp, gián đoạn. Tóm lại: Mọi SV&HT trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. 2. Ý nghĩa phương pháp luận: - Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nắm được bản chất của sự vật cần phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức của các bộ phận đối lập của chúng. - Mâu thuẫn là phổ biến đa dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải có phương pháp phân tích >< và giải quyết >< một cách cụ thể. Việc giải quyết >< chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập và với điều kiện chín muồi chứ không phải bằng con đường điêu hoà giữa chúng. Câu 4. Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất và ngược lại. (Dự kiến) Với tư cách là một môn khoa học phép duy vật biện chứng bao gồm hệ thống những phạm trù và quy luật, nó phản ánh mối liên hệ phổ biến và sự phát triển các SVHT trong thế giới. 6 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Phép duy vật biện chứng bao gồm ba quy luật cơ bản mỗi quy luật nó phản ánh một mặt khác nhau của sự vận động và phát triển. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân của phép biện chứng” bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật, quy luật phủ định của phủ định nói lên khuynh hướng tiến lên của sự vân động và phát triển, Quy luật từ những thay đổi về lượng đổi dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. 1. Nội dung của quy luật lượng – chất Mỗi SVHT đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt này, trước hết cần phải nắm vững khái niệm chất và lượng. 1.1. Cặp phạm trù chất và lượng - Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính. + Mỗi SVHT có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi. + Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác + Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không tách rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người như các nhà duy tâm chủ quan quan niệm. - Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, về mặt quy mô, trình độ phát triển của sự vật, biểu thị số lượng các thuộc tính, các yếu tố… cấu thành sự vật. + Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm… Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không thể chỉ diễn tả bằng những con số chính xác, mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá. 7 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La + Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. + Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là có cái ở trong quan hệ này là chất, nhưng ở trong quan hệ khác lại là lượng và ngược lại. Do đó cần chống quan điểm siêu hình tuyệt đối hoá danh giới giữa chất và lượng. 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. - Chất và lượng là hai mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi, song hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại. - Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, là giới hạn trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn mà khi lượng đạt tới sẽ làm thay đổi về chất của sự vật thì gọi là điểm nút. - Sự thay đỏi về chất qua điểm nút thì gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự “đứt đoạn” trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút. - Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa vậ chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng. Tóm lại: Quy luật lượng - chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của SVHT. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dần đến bước nhảy về chất, chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Tất nhiên, thế giới SVHT là đa dạng, phong phú, do đó hình thức của các bước nhảy cũng đa dạng và phong phú. 2. Ý nghĩa phương pháp luận - Quy luật lượng chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết, là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích luỹ về lượng vượt quá giới hạn độ, thì tất yếu có bước nhảy về chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng: thứ nhất “tả khuynh”- tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý trí, thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng thì đã muốn thực hiện bước nhảy về chất; thứ hai, “hữu khuynh”- Tư tưởng bảo thủ, chờ đợi không giám thực hiện bước nhảy về chất, khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng. 8 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - Cần có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có các điều kiện đầy đủ. Câu 5. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, Đảng ta đã vận dụng vấn đề này như thế nào ?(T2-2008+T8-2009). Học thuyết Mác xít về hình thái KTXH là một phát minh có giá trị hết sức to lớn giúp cho chúng ta nhận thức được những vấn đề thuộc về hiện tượng và bản chất của LS XH loài người. 1. PTSX là phạm trù của CNDVBC dùng để chỉ cách thức con người tiến hành SXVC nhằm cải tạo tự nhiên thoả mãn nhu cầu vật chất của con người. Trong một phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tai hai yếu tố, hai mặt mang tính đối lập nhau đó là LLSX và QHSX cùng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất do đó chúng có quan hệ biện chứng với nhau, có sự qua lại tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vì: LLSX được xem như là nội dung của PTSX còn QHSX được xem như là hình thức của PTSX. Đặc điểm của từng yếu tố: - LLSX: Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ MQH giữa người với tự nhiên, chỉ năng lực, khả năng khai thác, chinh phục tự nhiên của con người. Trong LLSX bao gồm nhiều yếu tố: + Tư liệu SX: công cụ sản xuất, đối tượng SX, phương tiện SX. + Người lao động: là người có kinh nghiệm LĐ, có khả năng LĐ, người có khả năng tổ chức quản lí LĐ, người có khả năng sử dụng những thành tựu khoa học kinh tế vào trong quá trình sản xuất. Người LĐ là yếu tố quyết định trong LLSX. + Ngoài ra trong xã hội hiện đại một yếu tố được coi như, được xem như một yếu tố của LLSX là khoa học và công nghệ hiện đại là một yếu tố trực tiếp của LLSX. - QHSX: Là một phạm trù của CNDVB dùng để chỉ MQH giữa người với người trong quá trình SXVC, đó là MQH về quyền sở hữu tư liệu SX, MQH trong tổ chức và quản lí SX, MQH về phân phối sản phẩm SX ra. 2. LLSX và QHSX có MQH BC với nhau: - LLSX có vai trò quyết định đối với quan hệ SX bởi vì, khi LLSX thay đổi dẫn đến sự thay đổi QHSX, thông thường trong một phương thức sản xuất thì bao giờ QHSX cũng phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Tuy nhiên do LLSX là yếu tố động, thường xuyên có xu hướng vận động biến đổi theo sự phát triển và nhịp điệu vận động phát triển nhanh hơn so với sự vận động, biến đổi quan hệ sản xuất. Sự biến đổi của QHSX bao giờ cũng bắt đầu từ yếu tố công cụ sản xuất. 9 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8/2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La QHSX là hình thức của PTSX do đó nó có xu hướng vận động biến đổi nhưng chậm hơn, vì vậy quan hệ phù hợp ban đầu của QHSX đối với trình độ của PTSX dần dần bị phá vỡ dẫn đến LLSX > < với QHSX, biểu hiện thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. VD: trong XH chiếm hữu nô lệ: Người Nô lệ (LLSX) phát triển nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô, dẫn đến đấu tranh chống lại QHSX. Nông dân và chủ nô, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa, XHCS tương lai. Giai cấp thống trị thường là giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất cũ đã tỏ ra lạc hậu hơn, lỗi thời hơn và không còn phù hợp với trình độ phát triển rất cao của LLSX. Giai cấp bị trị đại diện cho LLSX mới tiến bộ hơn và có xu hướng đấu tranh chống lại giai cấp thống trị và >< XH ấy được giải quyết thông qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang, các cuộc đấu tranh cách mạng, khi các cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra thì >< ấy được giải quyết. QHSX cũ xoá bỏ hình thành QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX, có nghĩa PTSX cũ bị xóa bỏ. - Tuy nhiên QHSX nó không phụ thuộc hoàn toàn vào LLSX mà nó có tính độc lập tương đối của nó, nó thể hiện ở sự tác động trở lại và ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của LLSX theo hai hướng: + Khi QHSX phản ánh phù hợp với trình độ của LLSX thì nó góp phần kích thích, thúc đẩy sự phát triển của LLSX. + Khi QHSX không còn phù hợp với trình độ của LLSX thì nó trở thành yếu tố cản trở kìm hãm, xiềng xích cản trở đến sự phát triển của loài người. 3. Sự vận dụng của Đảng ta về MQH bản chất giữa LLSX và QHSX trong công cuộc XD đổi mới đất nước. - Đảng ta đã vận dụng sang tạo học thuyết hình thái KTXH nói chung và MQH BC giữa QHSX và LLSX nói riêng vào thực tiễn công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay. - Đảng ta thấy được vai trò quyết định của LLSX cho nên đã đề ra chủ trương, đường lối trong sự phát triển đất nước đó là: thực hiện CNH-HĐH đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển. - Thấy được vai trò của QHSX đối với LLSX cho nên Đảng ta đã có những chính sách, chủ trương làm cho QHSX được củng cố, hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển rất mạnh mẽ của LLSX hiện nay. - Đảng ta đã rất trú trọng quan hệ sở hữu, hiện nay chúng ta thực hiện năm thành phần kinh tế để đưa ra năm chủ thể khác nhau về TLSX làm cho phong phú hơn. 10 [...]...Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - Trú trọng đến quan hệ phân phối làm cho quan hệ phân phối đó phong phú hơn, như cổ phần hoá các công ty… - Thực hiện nền... gồm: quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn tại xã hội phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định 11 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La - Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp gồm: + Ý thức thông thường và ý thức lí luận (chia theo trình độ, ý thức lí luận... chất thì về lâu dài mới giải quyết được vấn đề tinh thần - Phải thấy được tính năng động của ý thức xã hội để hình thành văn hoá mới, con người mới 12 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La 13 . Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ĐỀ CƯƠNG THI MÔN. cải biến tự nhiên một cách có hiệu quả hơn. 1 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Đây là hoạt động. hiện thực khách quan (Đề 2: 2/2008; 8/2009) 2 Tài liệu ôn thi Cao học đợt 2, ngày 27, 28, 29/8 /2010 Môn Triết học – Đinh Quang Hiền – Phòng GD&ĐT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La CNDVBC coi nhận

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w