1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cảm Giác Nhận Ðược Các Mùi ppsx

14 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 152,24 KB

Nội dung

Cảm Giác Nhận Ðược Các Mùi Nhận được các mùi là một trong nhiều nhiệm vụ của mũi, một bộ phận nhòn nhọn có hai lỗ tròn tròn nằm nhô ra ở giữa mặt. Mũi có những hình dạng kích thước khác nhau. Có người mũi dài (mũi lõ) có người mũi ngắn, mũi cao, mũi tẹt, mũi thon dọc dừa, mũi sư tử, mũi cà chua, mũi khoặm, mũi nhòm mồm, mũi hênh hếch, mũi ống khói, mũi hình con ếch Phần trên của mũi (sơn căn) liền với trán, phần trước nhọn nhô lên cao là đỉnh mũi, hai bên là cánh mũi loe ra. Phần từ trán đến đỉnh mũi là sống mũi, phía dưới là lỗ mũi trong có nhiều sợi lông. Sâu vào trong là hai hốc mũi, cách nhau bằng vách mũi. Bề ngoài của mũi bè ra như cái ống loa, giúp cho không khí ra vào dễ dàng. Mũi nằm ngay trên miệng, rất thuận tiện cho việc ngửi mùi và nếm vị của hai giác quan anh em khứu giác và vị giác. Trong hai lỗ mũi là một lớp niêm mạc có rất nhiều mạch máu, giúp cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Lỗ mũi cũng có một hệ thống những sợi lông rất hữu hiệu để ngăn cản vi khuẩn, vật lạ muốn xâm nhập cơ thể. Mũi thông với mắt qua ống nước mắt, với tai qua ống Eustache, với cuống họng và các xoang của xương mặt. Cuống họng hay bị ngứa ngáy hắng giọng vì chất nhờn kích thích từ mũi nhỏ xuống. Niêm mạc trong mũi tiết ra mỗi ngày khoảng 1 lít chất nhờn để tiêu diệt vi sinh vật âm mưu xâm nhập mũi, xuống phổi. Lông mũi cũng đưa đẩy chất nhờn lẫn lộn vi sinh vật xuống bao tử để dịch vị tiêu hủy. Khi vật lạ quấy rầy lỗ mũi, mũi sẽ hắt hơi, để tống xuất chúng ra ngoài. Vì thế, nên thở bằng mũi chứ không bằng mồm để miệng khỏi khô và tránh nuốt hít vật lạ Ðông y rất trân trọng vai trò của mũi và coi mũi như hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan, phủ tạng. Mỗi cơ quan có một vị trí riêng trên mũi. Do đó, thay đổi của mũi cũng là chỉ dấu báo hiệu rối loạn của cơ quan nội tạng. Phương pháp “tỵ châm liệu pháp” áp dụng châm cứu vào những huyệt trên mũi có liên hệ với ngũ tạng để trị bệnh Mũi là nơi có khá nhiều bệnh gây khó chịu cho con người, như là dị ứng theo mùa, viêm mũi, nghẹt mũi, thịt dư trong mũi, chẩy máu cam Ngoài nhiệm vụ hít thở không khí, mũi còn là hành dinh của cơ quan khứu giác, ngửi những “hương gây mùi nhớ”, những kỳ hoa dị thảo, những món ăn hấp dẫn, những mùi quen quen của người yêu cũng như những xú uế, hơi độc môi trường Vùng khứu giác Khứu giác là giác quan ít được nghiên cứu, tìm hiểu, vì bộ phận chính của khả năng này vừa quá nhỏ lại nằm quá cao trên mũi, khó nhìn thấy. Ngoài ra, ở loài người, khứu giác là giác quan kém phát triển nhất trong tất cả các giác quan. So với các động vật cấp thấp, khứu giác của con người còn thô sơ hơn rất nhiều. Vùng ngửi của mũi chỉ lớn bằng con tem thư mầu vàng, rất ẩm ướt và có nhiều chất nhờn béo Vùng này nằm ở nóc của mỗi ổ mũi, ngay sau khoảng cách giữa hai mắt và có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi. Khứu giác ở động vật cấp thấp phát triển hơn ở con người, vì chúng cần ngửi để kiếm thực phẩm cũng như để sớm phát giác hiểm nguy, địch thủ. Nghiên cứu cho thấy sâu bọ và động vật phân biệt mùi thành thạo hơn con người rất nhiều. Một bằng chứng là mấy cô chú “gâu gâu” được dùng để khám phá buôn lậu bạch phiến Trên đầu tế bào ngửi có nhiều sợi lông nhô khỏi lớp nhờn, tiếp xúc với không khí ra vào mũi và tiếp nhận mùi của sự vật. Bình thường, chỉ một số lượng nhỏ không khí bay tới vùng ngửi này. Cho nên, để sự ngửi chính xác hơn, như khi muốn khám phá mùi thơm của ly rượu vang, hơi độc ta hay khịt khịt đánh hơi. Chính những sợi lông này tiếp nhận hương tỏa trong không gian, kích thích tế bào ngửi và các tín hiệu được gửi về trung tâm ngửi ở vùng vỏ não thái dương để phân tích, tổng hợp thành mùi của sự vật. Khoảng cách từ vùng ngửi lên não rất ngắn, nên mùi của sự vật được nhận ra tức thì. Tế bào ngửi có những thụ thể với hình dạng, kích thước khác nhau để chỉ tiếp nhận một loại mùi riêng rẽ. Vùng ngửi còn có một số tuyến Bowman tiết ra chất nhờn để hòa tan vật thể. Năm 2004, hai khoa học gia người Mỹ Linda B.Buck và Richard Axel đã lãnh giải thưởng y hoc Nobel nhờ kết quả nghiên cứu của họ về các thụ thể mùi của mũi. Theo các vị này, vùng khứu giác của mũi có khoảng 1000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác. Mỗi thụ thể chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để được xác định hương của sự vật. Sự ngửi Khứu giác là một giác quan hơi khó tính, đòi hỏi sự vật một số điều kiện, để được ngửi, được thưởng thức hoặc nhăn mặt lắc đầu. Sự vật đó phải: -Dễ bay hơi trong không khí để có thể hít vào hai lỗ mũi. -Hòa tan nhè nhẹ trong nước để có thể vượt qua lớp nhờn ở niêm mạc mũi mà tới gần thụ thể tế bào ngửi. -Hòa tan trong chất béo để có thể hội nhập với lông tế bào ngửi có cấu tạo chính là lipid. -Không cần nhiều mà chỉ một số lượng rất rất nhỏ của chất kích thích trong không khí là đủ để phân biệt mùi. Ngoài ra, khứu giác còn có một số điểm đặc biệt như sau: -Khứu giác xuất hiện rất sớm sau khi trẻ sanh ra. Khi đó, mắt bé mở rộng nhưng chưa nhìn rõ, bé kiếm ăn qua hít ngửi mùi da quen thuộc tỏa ra từ cặp nhũ hoa thơm hơi sữa của mẹ. -Khả năng ngửi đi đôi với mỗi hơi thở. Khi hít vào cũng là lúc mà mùi được đưa lên vùng khứu giác ở mũi. Mũi tắc nghẹt là hết ngửi được mùi cũng như thiếu dưỡng khí cho cơ thể. -Cũng như thính giác, khứu giác nhậy cảm nhất là vào khoảng từ 2 tới 3 giờ sáng. -Phụ nữ có khứu giác nhậy bén hơn ở nam giới. Có thể là do ảnh hưởng của hormon nữ hoặc vì quý bà thường hay dùng mỹ phẩm, nước hoa hoặc để ý nhiều hơn tới các mùi trong môi trường bếp núc -Ánh nắng mặt trời làm nhạt đi mùi của đồ vật. Vì thế, quần áo mốc meo có mùi hôi ẩm, nhưng sau khi phơi nắng, mùi giảm đi rất nhiều. -Ở nơi vô trọng lượng, sự vật không bay hơi. Ðây là một trở ngại cho các phi hành gia, vì họ không cảm thấy hương vị của thực phẩm và ăn không thấy ngon. -Thường thường khả năng ngửi mạnh hơn khả năng nếm rất nhiều. Hai giác quan này lại có liên hệ chặt chẽ với nhau, nên thường thường ta ngửi mùi của sự vật nhiều hơn là nếm. Chẳng hạn như khi bị nghẹt mũi, nhiều người thấy món ăn nhạt nhẽo, vô vị vì mùi của thực phẩm không tới vùng khứu giác được. -Nhiều người quen với mùi vẫn thường tiếp xúc nên không để ý hoặc không ngửi thấy mùi đó Nhưng sau một thời gian xa cách, tiếp xúc trở lại thì sẽ nhận ra mùi đó ngay. -Sở thích mùi tùy thuộc văn hóa, kimh nghiệm cá nhân, cho nên mỗi người có ý kiến khác nhau về hương của sự vật. Một vài sắc dân ưa mùi của một loại nước hoa, mỹ phẩm, nhưng người khác lại bình phẩm, cho là khó ngửi Nhiều người thích thú với mùi “thui thúi” của sầu riêng, mùi “tanh tanh” của rau diếp cá thì cũng không ít người khác nhăn mặt, lắc đầu với các mùi này. Nhưng sau khi thử, họ có thể quen đi và thích thú. -Bình thường, mũi có thể ngửi được 4000 mùi khác nhau. Với người rất nhậy cảm, cả 10000 mùi có thể được mũi phân biệt. Cái khó trong việc xác định số lượng này là người ngửi không có đủ tên để gọi mùi mà mũi khám phá. Có người nhận ra một mùi rất quen thuộc, nhưng không tả được đó là mùi gì. -Nếu mầu có ba sắc chính là đỏ, vàng, xanh, vị có 4 vị chính mặn, ngọt, chua, cay rõ ràng thì sự phân loại của mùi chưa được hoàn hảo. Có khoa học gia chia mùi làm 7 thành phần chính: mùi hắc như long não (Camphoraceous), mùi xạ hương (hương thơm do hạch của hươu xạ tiết ra) (musky), mùi thơm của loài hoa (floral), mùi cay bạc hà (pepperminty), mùi thanh tao của ether (ethereal), mùi hăng cay (pungent) và mùi thối rữa (putrid). Lại có khoa học gia nói có tới cả 50 chục mùi khác nhau. -Súc vật tiết ra một mùi đặc biệt (pheromone) để kích thích khêu gợi dục tính cũng như để báo hiệu hiểm nguy. Có nhà nghiên cứu cho hay con người cũng tiết ra những mùi khác nhau như vậy. Vì thế dân gian ta có câu: “Chim quyên ăn trái nhãn lồng, Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi” Và các huyền thoại về mùi thơm từ da của ái phi họ Trần triều nhà Nguyễn, của Dương Quý Phi bên Trung Hoa, mùi đặc biệt của Josephine, người tình của Napoleon vẫn được nhắc nhở -Trên não, trung tâm ngửi nằm kế cận luống hải-mã (hippocampus) của trí nhớ, hệ viền (limbic system) của cảm xúc, nên một mùi quen thuộc có thể gợi lại nhiều hình ảnh xa xưa, từ thuở thiếu thời, với nhiều cảm xúc vui buồn khác nhau. Vì thế có người nhận xét rằng không có kỷ niệm ngắn hạn với hương sắc mà mùi của thương yêu luôn luôn dài hạn, nhớ lâu. Và cũng vì thế mà có người đã “xếp tàn y lại, để dành hơi” người tình, lâu lâu giở ra hít hà, nghĩ tới nhau -Ở người tuổi cao, khả năng phân biệt mùi tương đối còn tốt cho tới tuổi ngoài 65. Sau tuổi này, khứu giác có thuyên giảm đôi chút, tùy người, tùy tình trạng sức khỏe tổng quát và ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm lên tế bào ngửi. Vì thế, thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn với người tuổi thật cao, nếu được pha thêm chút mầu cho đẹp mắt, chút gia vị cho đậm đà nụ lưỡi ăn ngon. -Mùi gợi ra ở con người những đáp ứng khác nhau: mùi thơm của miếng thịt bò nướng làm chẩy nước miếng; hương thơm của nước hoa rất gợi hứng tình -Ngửi đưa tới những cảm xúc, như sợ hãi khi ngửi thấy mùi khí độc nguy hại -Ngửi cũng có ích cho việc hành nghề y tế. Nghiên cứu ở Anh cho hay, nếu các thầy thuốc đến gần bệnh nhân hơn một chút thì sẽ ngửi được một vài mùi đặc biệt do bệnh phát ra, chẳng hạn mùi táo thối của bệnh hoại thư, mùi bột mì của bệnh nhân thương hàn, mùi hôi hôi từ nách -Mùi không cần thông ngôn, giải thích. Tác dụng của nó trực tiếp, không méo mó, thay đổi bởi ngôn ngữ, suy tư. Thơm là thơm, mà thúi là thúi, không nói trái ngược được. Ngoại trừ, khi nịnh thần khen trung tiện của “xếp” mình có mùi thơm, hoặc anh chàng o mèo tán tỉnh “Bông chi thơm lạ thơm lùng, Thơm cây, thơm lá, người trồng cũng thơm” -Tác giả người Anh Rudyard Kipling (1865-1936) có ý kiến là: “Khứu giác trung thực hơn thính thị giác để làm tình yêu sâu sắc hơn ” Có lẽ vì thế nhiều người hôn nhau là để tận hưởng mùi của nhau. Và khi chia tay, một số thổ dân đảo Guinea ôm vai, hửi mùi từ đối tượng hoặc lấy tay sờ nách của người kia, rồi lau lên áo của mình, như là để giữ mùi của nhau. Ðôi khi, mũi cũng phát hiện ra mùi của văn chương, chữ nghĩa, như châm biếm sau đây của Cao Bá Quát đối với một hội thơ đương thời: “Ngán thay cái mũi vô duyên Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An” Rối loạn khứu giác 1-Khứu giác có nhiều vai trò quan trọng như: -Cho biết mùi của thực phẩm nước uống ta tiêu thụ. [...]... sự quan sát, nghiên cứu 2 -Các rối loạn thường thấy là: -Mất khứu giác (anosmia) Bệnh nhân hoàn toàn không ngửi được một mùi nào -Giảm khứu giác (hyposmia) bệnh nhân mất một phần khả năng ngửi -Tăng khứu giác (hyperosmia) với quá thính mũi, ngửi được những mùi rất nhẹ -Khứu giác không chính xác (dysomia) với ngửi mùi không thơm thành thơm hoặc ngược lại (parosmia) và ngửi mùi mà không ai ngửi thấy... khứu giác h-Bẩm sinh Một số trẻ em sinh ra đã không ngửi được mùi và bị điếc i-Người cao tuổi thường tự nhiên mất dần dần khả năng ngửi, khiến cho họ không thấy thú vị ăn uống và bị thiếu dinh dưỡng k-Không nguyên nhân Mất ngửi thường thường không kéo dài lâu và có thể phục hồi sau khi điều trị các nguyên nhân gây bệnh 4-Ðiều trị Rối loạn khứu giác có thể trở lại bình thường sau khi điều trị các nguyên... không ngửi được với một vài mùi nào đó (odorblind) 3-Nguyên nhân gây ra rối loạn khứu giác - Có nhiều nguyên nhân khác nhau: a-Bệnh của mũi hoặc xoang mặt như thịt dư trong lỗ mũi, viêm xoang mãn tính, dị ứng mũi, lệch vách ngăn mũi, vẹo mũi, b-Ðã bị nhiễm đường hô hấp trên như trong trường hợp bệnh cảm cúm c-Chấn thương não sọ là nguyên nhân thường thấy trong bệnh mất khứu giác, đặc biệt là ở trẻ em...-Khứu giác báo hiệu có hiểm nghèo như khí đốt thoát khỏi bình, thực phẩm hư thối -Giúp sự giao tế giữa con người tốt đẹp hơn -Một vài nghề như đầu bếp, nhân viên cứu hỏa cần có khả năng ngửi tốt Rối loạn về khứu giác thường ít gây ra ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe, cho nên các nghiên cứu về vấn đề này không nhiều Hơn nữa, vùng khứu giác nằm quá cao trên hốc mũi, gây... thùy trán và thùy chẩm (occipital) là nơi hay bị chấn thương và gây ra hư hao cho dây thần kinh khứu giác, gián đoạn dẫn truyền tín hiệu lên não bộ d-Rối loạn ngửi trong các bệnh thần kinh trung ương như bệnh Alzheimer, bệnh kinh phong, bệnh Parkinson đ-Trong bệnh tâm thần phân liệt, người bệnh nói ngửi mùi mà thực ra không có e-Khi mũi, miệng tiếp xúc thường xuyên với chất độc hại g-Một vài loại thuốc... thương não, bệnh nhân có thể ngửi trở lại sau khi chấn thương đã được giải quyết ổn thỏa Trong nhà có người bị rối loạn khứu giác, nên: -thay bếp gas bằng bếp điện; -gắn thêm ổ báo động khói; -ghi rõ ngày thực phẩm còn dùng được để tránh ăn thực phẩm hư thối; -nhắc nhở người khứu giác kém dùng keo xịt tóc, thuốc tẩy rửa, thuốc trừ sâu bọ ở nơi thoáng khí để tránh hít hơi hóa chất mà không biết Và thương . Cảm Giác Nhận Ðược Các Mùi Nhận được các mùi là một trong nhiều nhiệm vụ của mũi, một bộ phận nhòn nhọn có hai lỗ. họ về các thụ thể mùi của mũi. Theo các vị này, vùng khứu giác của mũi có khoảng 1000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác. Mỗi thụ thể chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất. khó nhìn thấy. Ngoài ra, ở loài người, khứu giác là giác quan kém phát triển nhất trong tất cả các giác quan. So với các động vật cấp thấp, khứu giác của con người còn thô sơ hơn rất nhiều.

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w