Bệnh Xốp Xương pps

6 234 0
Bệnh Xốp Xương pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh Xốp Xương Xương cứng cáp được là nhờ có những chất khoáng, nhất là calci và phospho. Muốn cho xương tốt, cơ thể cần có ba điều sau đây: một là ăn uống cho đầy đủ calci và các chất khoáng khác, hai là có đủ vitamin D để giúp hấp thụ calci, và ba là ảnh hưởng của một số chất nội tiết (hormones), kể cả các chất nội tiết phái tính như estrogen ở đàn bà và testosterone ở đàn ông. Con nít lớn lên, thì xương cũng càng ngày càng theo tuổi mà cứng cáp thêm dần lên. Nói một cách khoa học hơn, thì tỉ trọng của xương càng ngày càng tăng, cho tới mức tối đa khoảng ba mươi tuổi. Từ đó trở đi, thì tỉ trọng xương giảm dần tới một mức nào đó làm cho xương dễ gẫy, thì coi như là bị xốp xương. Có nhiều nguyên do gây xốp xương Có một số bệnh kinh niên có thể sinh xốp xương, thí dụ như bệnh thận nặng (vì calci bị thải ra qúa nhiều) và một số bệnh tuyến nội tiết. Cũng có thuốc sinh xốp xương nếu dùng lâu ngày, như một vài thứ thuốc động kinh, và nhất là nhóm thuốc corticosteroids. Nhóm này có nhiều thuốc ta nghe quen tên, như cortisone, hydrocortisone, prednisone. Sở dĩ nghe quen là vì hồi trước ở bên nhà nhiều người dùng ẩu, hơi nóng sốt hay đau khớp một chút là chạy ra tiệm thuốc tây mua mấy viên. Nếu đau khớp kinh niên thì uống dài dài. Mua thuốc khỏi cần toa. Mà thậm chí khỏi cần biết tên thuốc nữa. Bảo thằng nhỏ, cứ nói "mua mấy viên thuốc hạt dưa" là người ta biết (Vì mấy thứ thuốc đó thương làm viên nhỏ hình thon thon như hạt dưa vậy). Tiện đây cũng xin nói thêm là dùng loại corticosteroids lâu ngày không có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, ngoài chuyện làm xốp xương, còn có thể làm loét hay lủng bao tử, làm xáo trộn hệ thống nội tiết nguy hiểm đến tính mạng. Uống rượu nhiều, và hút thuốc lá làm cho bệnh xốp xương nặng thêm lên. Ngoài một số bệnh nhân bị xốp xương do nhũng nguyên nhân trên, còn đại đa số (khoảng 90 phần trăm) là thuộc về hai lọai: Xốp xương của tuổi tắt kinh, và xốp xương của người già. Người già bị xốp xương, là do hấp thụ calci không đủ, và biến dưỡng trong xương bị kém đi. Nói biến dưỡng, vì cục xương coi khô như cục gỗ, nhưng kỳ thực cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới bù đắp vô. Khi thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị xốp. Tình trạng này thường thấy ở tuổi trên 70, và đàn bà thì bị nhiều hơn đàn ông, vì đàn bà vừa có vấn đề tuổi tác, vừa thiếu estrogen sau khi tắt kinh. Xốp xương sau khi tắt kinh, như đã nói trên , là do thiếu estrogen. Estrogen là chất nội tiết chính của đàn bà, giúp điều hòa hấp thụ calci vào xương. Thường thấy vào cỡ tuổi trên 50, cũng có người bị sớm hơn. Nhũng yếu tố sau đây làm tăng rủi ro bị xốp xương ở đàn bà: • -gia đình có người bị xốp xương (yếu tố di truyền) • -dinh dưỡng thiếu calci • -sinh hoạt ù lì không hoạt động thân thể nhiều. • -người tạng ốm (gầy) • -người không sanh đẻ bao giờ • -người tắt kinh sớm • -người Á đông và người da trắng (bị nhiều hơn người da đen) Bị xốp xương có triệu chứng gì không Thường thì xương xốp dần dần, không gây triệu chúng gì cả. Cho tới khi xốp qúa, xương bị gẫy hoặc bị xẹp, thì mới thấy có chuyện. Đốt xương sống bị xẹp, sinh đau lưng, đau âm ỉ, cũng có khi đau nhói khi đứng lên hay đi lại. Có khi một vài tháng rồi bớt. Nếu nhiều đốt xương sống bị gẫy hay bị xẹp, thì có khi thấy người thấp đi mà lưng còng, và đau lưng vừa vì xương mà vừa vì các thớ thịt quanh đó bi căng. Các xương khác cũng dễ bị gẫy, nhiều khi chỉ vì bị té sơ sơ. Nguy hiểm nhất là gẫy đầu hông của xương đùi, một trong những nguyên do chính sinh tàng tật ở tuổi già. Định bệnh như thế nào Khi xương bị gãy, thì bác sĩ khám bịnh, và chụp hình quang tuyến xương mà tìm ra bệnh. Bác sĩ cũng có thể cho thử nghiệm thêm đẻ tìm nguyên do của chứng xốp xương, nếu cần. Đối với người không bị gẫy xương mà nghi là bị xốp xương, thì thử nghiệm đo tỉ trọng của xương (bone density). Cũng có khi gọi là DXA (do chữ viết tắt của cái tên đầy đủ rất dài là dual-energy x-ray absorptiometry). Tên của nó tuy rắc rối như vậy nhưng lại là một thử nghiệm rất đơn giản , không làm phiền gì bệnh nhân, và chỉ năm mười phút là xong. Người ta dùng thử nghiệm này không những để giúp định bệnh, mà còn để theo dõi kết qủa của việc chữa trị nữa. Vấn đề phòng bệnh Câu châm ngôn "phòng bệnh hơn chữa bệnh" áp dụng vào đây thật là xác đáng. Phòng ngừa trước cho khỏi xốp xương thì kiến hiệu hơn là chữa trị. Công việc phòng ngứa gồm 3 điểm chính: ăn uống cho đủ chất calci, tập luyện thân thể, và nếu cần thì uống thuốc. Ăn uống cho đủ calci, nhất là khởi từ lúc tuổi còn nhỏ, thì rất tốt. Hiệu qủa tốt nhất là khi tỉ trọng xương còn tiếp tục gia tăng, nghĩa là trước tuổi ba mươi. Sau đó cũng vẫn tốt. Đàn bà lứa tuổi trung niên nên uống 2 ly sữa mỗi ngày, thêm vitamin D. Phần lớn là cần uống thêm viên thuốc calci, liều lượng thì cỡ 1 gram-1 gram rưỡi mỗi ngày. Tập luyện thân thể thì nên chú trọng vào những môn như chạy, nhẩy, leo bậc thang, là những môn gọi là "chịu sức nặng", tiếng Anh kêu là weight bearing exercises. Những môn mà mình phải chịu sức nặng của cơ thể trong khi tập, thì mới làm cho xương cứng cáp thêm. Còn những môn như bơi lội, nằm nhẹ nhàng trên mặt nước, có sức nước đỡ sức nặng của thân thể thì không làm tăng tỉ trọng của xương… Vấn đề chữa trị khi đã bị xốp xương Như trên đã nói, đàn bà tuổi trung niên nên lo cho đủ calci và vitaminD. Đối với người đã bị xốp xương thì lại càng cần hơn nữa…Alendronate là một thứ thuốc vừa có tác dụng phòng bệnh vừa dùng để chữa bệnh, vì nó làm tăng tỉ trọng xương và giảm thiểu xương gãy. Tuy vậy thuốc này làm kích thích bao tử, mà cách uống cũng hơi phiền toái. Uống ngay một liều với thật nhiều nước vào lúc sáng sớm bụng đói, rồi sau đó nửa giờ không được ăn uống gì mà cũng không được nằm xuống.Đàn ông thì nếu bị bệnh cũng cần uống calci và vitamin D. Dĩ nhiên là đàn ông thì dùng estrogen không bổ ích gì, vì nó là chất nội tiết phái nữ. Nếu thử thấy testosterone (chất nội tiết của phái nam) bị thiếu, thì testosterone có thể giúp cho xương đỡ xốp. Xương hông, xương tay gẫy thì phải mổ, còn như đốt xương sống bị xẹp sinh đau lưng, thì bác sĩ thường cho mang đồ đỡ lưng, hoặc là dùng vật lý trị liệu cho bớt đau. (Bs Vũ Quý Đài). . trọng xương giảm dần tới một mức nào đó làm cho xương dễ gẫy, thì coi như là bị xốp xương. Có nhiều nguyên do gây xốp xương Có một số bệnh kinh niên có thể sinh xốp xương, thí dụ như bệnh thận. số bệnh nhân bị xốp xương do nhũng nguyên nhân trên, còn đại đa số (khoảng 90 phần trăm) là thuộc về hai lọai: Xốp xương của tuổi tắt kinh, và xốp xương của người già. Người già bị xốp xương, . da đen) Bị xốp xương có triệu chứng gì không Thường thì xương xốp dần dần, không gây triệu chúng gì cả. Cho tới khi xốp qúa, xương bị gẫy hoặc bị xẹp, thì mới thấy có chuyện. Đốt xương sống

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan