BỆNH SUYỄN – ASTHMA Bệnh suyễn là một bệnh kinh niên với những cơn suyễn bị đi bị lại (recurrent asthmatic attacks Bệnh nhân bị những cơn thở khò khè (wheezing) và khó thở (shortness of breath). Bất cứ tuổi nào cũng có thể bị suyễn nhưng có đến 50% xẩy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Ở trẻ em suyễn có nhiều hơn ở trẻ em trai hơn là trẻ em gái. Nhưng ở người lớn, đàn bà lại bị suyễn nhiều hơn đàn ông. Nguyên Nhân Bệnh suyễn xẩy ra khi các cuống phổi (bronchi) và cuống phổi nhỏ (bronchioles) bị mẫn cảm (overactivity) và bị co giật (spasm), sau đó bị sưng (swelling). Những hiện tượng này làm cho đờm (sputum) khô đặc lại và làm cho lượng không khí lưu hành đến phổi bị ngăn chận. Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh suyễn có thể là: Những chất gây dị ứng (allergens) trong không khí như phấn hoa (pollen), bụi bặm, lông thú vật, nấm (molds), hoặc có khi từ thực phẩm (foods) Sưng cuống phổi (bronchitis) Thuốc dùng như aspirin Những chất làm ô nhiễm không khí như khói (smoke) hay mùi (odors) Bị độc nhiễm hóa học vì nghề nghiệp (exposure to occupational chemicals) Hiểm họa (Risks) Bệnh suyễn dễ xẩy ra hơn ở những bệnh nhân: Có những bệnh dị ứng như eczema hay hay fever Trong gia đình đã có người bị suyễn hay các bệnh dị ứng Bị nhiễm không khí độc (air pollutants) Hút thuốc lá Bị áp lực (stress) về tinh thần (emotional) hay về thể xác (physical) Triệu chứng (Symptoms) và Dấu hiệu (Signs) Thường bệnh nhân sẽ lên cơn suyễn và sẽ bị: Tức ngực (chest tightness) và khó thở (shorness of breath) Thở khò khè (wheezing) Ho khan (nếu có đờm thường rất ít), nhất là vào ban đêm Khi ngồi thẳng dậy dễ thở hơn hay ho khan giảm bớt đi Khi suyễn trở nặng, bệnh nhân có thể bị: Sắc da xanh mét (bluish) Kiệt lực (exhaustion) Không nói được Lẫn lộn tâm trí (confusion) Thử nghiệm Bệnh nhân có thể cần thử: Thử máu Thử năng xuất phổi (pulmonary funtion tests) Chữa trị Tổng quát (general measures): 1. Tránh những chất gây dị ứng (allergens) đã bàn đến ở trên. Thí dụ như: • Tránh phấn hoa (nên ở trong nhà khi đến mùa có phấn hoa) • Tránh bụi bặm (chịu khó hút bụi trong nhà thường xuyên) • Tránh ăn uống những thực phẩm có thể gây ra suyễn • Tránh dùng aspirin 2. Nhớ uống nhiều nước hơn để đờm không bị khô 3. Vận động thường xuyên 4. Ngồi thẳng dậy khi bị lên cơn suyễn Thuốc chữa: Nhiều thứ thuốc thường được cho vào những bình hút nhỏ (inhalers) để bệnh nhân hút vào phổi, cũng có thuốc uống và cũng còn có thuốc chích. 1. Thuốc làm nở cuống phổi (bronchodilatators) beta2 agonist như albuterol, salmeterol 2. Thuốc kích thích tố vỏ thượng thận (corticosteroids) chống sưng viêm 3. Thuốc làm loãng đờm (expectorant) 4. Thuốc ngừa suyễn như cromolyn hay nedocromil 5. Thuốc loại leukotriene modifiers như zileuton, zafirlukast, montelukast 6. Thuốc làm nở cuống phổi loại theophylline 7. Ipratropium: thuốc chưa có được FDA chấp thuận cho dùng chữa suyễn Tâm Lý Trị Liệu (Psychotherapy): Nếu suyễn xẩy ra vì lý do tâm lý. Desensitizing Treatment: Phương pháp chích những chất gây dị ứng (allergens) đã làm yếu đi vào người bệnh với nồng độ càng về sau càng cao dần dần để cơ thể "làm quen được" với những chất này và do đó không bị phản ứng gây ra suyễn nữa. . BỆNH SUYỄN – ASTHMA Bệnh suyễn là một bệnh kinh niên với những cơn suyễn bị đi bị lại (recurrent asthmatic attacks Bệnh nhân bị những cơn thở khò khè (wheezing). chemicals) Hiểm họa (Risks) Bệnh suyễn dễ xẩy ra hơn ở những bệnh nhân: Có những bệnh dị ứng như eczema hay hay fever Trong gia đình đã có người bị suyễn hay các bệnh dị ứng Bị nhiễm không. bị suyễn nhưng có đến 50% xẩy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Ở trẻ em suyễn có nhiều hơn ở trẻ em trai hơn là trẻ em gái. Nhưng ở người lớn, đàn bà lại bị suyễn nhiều hơn đàn ông. Nguyên Nhân Bệnh