Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
125,8 KB
Nội dung
Sống Với MPS (Mucopolysaccharides) Phấn 1 Chứng MPS làm cơ thể bị biến dạng, khi cha mẹ mang con đi phố hay khi trẻ đi học, em có thể bị chú ý quá đáng khiến trẻ và cha mẹ không thoải mái, anh chị em trong nhà còn có thể xấu hổ với bạn bè. Với câu hỏi 'Người ngoài nhìn chăm chú và trẻ con tò mò hỏi đủ chuyện thì phải làm sao?', cha mẹ bảo rằng cách tốt nhất là làm điều gì bạn thấy thoải mái hơn hết. Có người chọn thái độ là làm ngơ, người khác có óc hài hước và bảo sẽ tuôn ra một lô chi tiết về bệnh làm ai thắc mắc phải đầu hàng thối lui. Nói rốt ráo thì tùy bạn xử sự và không có cách nào là hay nhất. Một lời khuyên chung là dù người lạ nhìn chăm chăm vào trẻ, lên tiếng chỉ bảo điều bạn không cần, bạn không bắt buộc phải tỏ ra ngượng ngùng vì diện mạo khác thường của con, hay chú ý tới hành động có tính xâm phạm sự riêng tư này. Nhiều cha mẹ nói rằng người khác phê bình lớn tiếng về trẻ trước mặt em, làm như em không có đó. Hành động thiếu tế nhị này có khi như giọt nước làm tràn ly khiến cha mẹ nổi xung, họ thấy mình phải lên tiếng cho con, là tiếng nói cho con. Vì vậy, có người nắm lấy mọi cơ hội để giảng giải cho ai thắc mắc nhìn trẻ về MPS là gì, bệnh lộ ra sao. Nếu bạn có giờ và sức lực thì cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy có thể rất hiệu quả, làm người khác ý thức rõ hơn về khuyết tật. Tuy nhiên có người thô lỗ, rảnh rỗi không biết làm gì cho hết giờ ngoài việc phê bình kẻ khác. Cha mẹ thường phản ứng hòa nhã, thấy phải trả lời ôn tồn với ai nói năng thiếu lịch sự nhưng bạn chớ nên cảm thấy có lỗi hay thấy cần phải phân trần biện bạch. Bạn chỉ cần nhủ lòng rằng phẩm giá của bạn và con không phải do kẻ xa lạ ban phát, nên không mất đi do lời lẽ thiếu hiểu biết của họ. Vài đề nghị cho cách đối xử với người lạ là: ● Làm ngơ, hay tìm cách giải thích. ● Dùng sự hòa nhã chế ngự, thí dụ đáp lại bằng nụ cười và nói một cách nhẹ nhàng. ● Dùng cơ hội để xả giận một cách tích cực, hăng hái giải thích về MPS cho người khác hiểu, làm vậy còn là tăng ý thức về khuyết tật. ● Thấy trước và chuẩn bị đối phó với cái nhìn chòng chọc, câu hỏi bằng nụ cười và đáp trả. Thái độ này giúp hiểu biết về MPS được lan rộng. ● Hỏi ngược lại ai tò mò, 'Bạn có biết MPS là gì không ?'. Nếu họ đáp 'Không' thì nhã nhặn bảo họ nên làm thinh trừ phi họ muốn biết MPS là gì. ● Mang theo tờ chỉ dẫn, sách báo về MPS khi đi phố. ●Ai nhìn chòng chọc vào con thì bảo họ, 'Cám ơn ông bà để ý tới con cưng của gia đình tôi, nếu có thắc mắc về cháu xin cứ hỏi, chúng tôi rất vui lòng trả lời.' ● Có sẵn số điện thoại của hội MPS và địa chỉ trang web. Giải thích rằng con bạn có bệnh di truyền hiếm thấy, nếu muốn biết thêm xin liên lạc về chỗ này, này Hoặc mang theo trong người tấm thẻ ghi các chi tiết và đưa cho ai hỏi bạn. ● Một cách nâng ý thức về khuyết tật là hễ thuận tiện thì mang con theo với bạn khi ra ngoài, bằng cách ấy người ta thấy trẻ và hiểu thêm được một chút về việc chăm sóc trẻ khuyết tật. Cha mẹ nói rằng khi ý thức rồi thì bạn hữu và thân nhân mạnh dạn ngỏ ý muốn giúp đỡ, hỗ trợ như tình nguyện dẫn những con bình thường của bạn đi chơi một buổi cho bạn được rảnh tay vài giờ, tình nguyện cùng với bạn dẫn trẻ MPS đi chơi khiến bạn đỡ cực hơn, đi chợ giùm v.v. TÌM KIẾM THÔNG TIN Đối phó với việc chẩn bệnh của con có thể là chuyện khó khăn nhất mà bạn gặp trong đời. Nhiều cha mẹ nghiệm ra rằng thâu thập, xếp đặt và theo dõi các chi tiết là phương cách tốt nhất để giải trừ cảm nghĩ bất lực hay đi kèm với việc tìm ra bệnh của con. Để có kết quả tốt đẹp, bạn cần học cách đi tìm và sử dụng thông tin thành thạo, có hiệu quả; hiểu biết về bệnh sẽ làm giảm nỗi lo sợ về tương lai và giúp bạn chăm sóc con tốt đẹp. Thường khi bạn bị đòi hỏi phải biết chuyện gì cần làm cho con, điều gì phải cho bệnh viện hay chuyên viên y tế biết về con bạn. Cha mẹ đi trước có những kinh nghiệm sau muốn chia sẻ cùng bạn. ● Không có câu hỏi nào là ngu ngốc cả, nếu có điều gì bạn không biết thì hãy mạnh dạn hỏi. Ai cười thì người đó hở mười cái răng, còn phần bạn thì cần phải biết để lo cho con. Ở đời không ai biết hết mọi chuyện, và việc bạn không rành về MPS là chuyện hết sức tự nhiên không có gì phải mặc cảm. ● Bạn có thể hỏi xin thông tin và nên làm vậy. Hãy tìm hiểu cách làm sao yêu cầu để có được chi tiết và hồ sơ, và quyền của bạn là gì. Nếu được thì ký giấy để bác sĩ thường xuyên gửi thông tin về bệnh cho bạn. Vào website của các hội MPS để tìm hiểu những đề tài liên quan đến bệnh MPS, nếu không có internet ở nhà thì ra thư viện hỏi, nhờ giúp để có thông tin. ● Đừng tự cô lập mình mà tìm nhóm tương trợ và gia nhập. Bạn có thể hỏi hội MPS để được giới thiệu đến cha mẹ cùng cảnh ngộ, hay địa chỉ của nhóm tương trợ gần nhà. Một cách khác là nhờ bệnh viện, bác sĩ chỉ cách tìm thông tin, hỏi ý kiến hai hay ba bác sĩ khác nhau về thuốc uống và việc giải phẫu. Tuy vậy nên nhớ rằng có rất ít bác sĩ là chuyên viên về bệnh MPS. ● Đừng giữ hết trong đầu mọi chuyện mà nên viết ra giấy bản tóm tắt về sự phát triển của con và đều đặn cập nhật nó. Tài liệu này rất có ích khi bạn mang con đi khám, đến gặp bác sĩ , trả lời thắc mắc, gọi điện thoại hay lựa chọn dịch vụ. ● Hỏi xin bản sao về bệnh lý của con sau khi đã nói chuyện với bác sĩ. Yêu cầu bác sĩ cho bản tóm tắt chuyện gì đã thảo luận sau mỗi lần tới khám. Giữ những tờ này trong một bìa cứng để tiện lấy ra xem khi cần. Cũng y vậy, nên tập thói quen ghi chú trong buổi nói chuyện, ghi lời giải thích của nhân viên y tế và nếu có chữ lạ hay điều gì bạn không hiểu thì hỏi ngay để được cắt nghĩa rõ ràng, làm vậy rất hữu ích khi bạn phải trả lời câu hỏi khi mang con đi khám. Tốt hơn nữa thì trước ngày hẹn, hãy soạn sẵn ở nhà vài câu hỏi cần thiết và ghi ra giấy kẻo bạn quên, tới nơi thì bạn thoải mái nói chuyện và đặt câu hỏi, biết rằng mình đã chuẩn bị kỹ càng. ● Tập cách hỏi sao cho câu trả lời chứa đựng thông tin bạn muốn có. Đừng hỏi để người đối diện trả lời 'Đúng/Sai, Có/Không' (vì như vậy là hết chuyện), mà hãy đặt câu hỏi mở tức người được hỏi sẽ giải thích và cho bạn chi tiết. Thí dụ đừng hỏi: - Liệu khả năng nói (hay việc đi đứng v.v.) của cháu sẽ khá hơn không ? (Câu trả lời sẽ là Có/Không, chẳng có ích mấy cho bạn). mà nên hỏi: - Làm sao / Có cách nào mà bác sĩ hay gia đình có thể làm để giúp cháu nói / đi khá hơn không ? Thí dụ khác là tránh đặt câu như sau: - Bác sĩ có thể giới thiệu một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho cháu được không ? (Câu đáp sẽ là Được/Không mà như vậy thì chưa đủ). thay vào đó hỏi để có giải đáp cho vấn đề: - Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nào có thể giúp cháu ? Bác sĩ có thể giới thiệu tôi đi tới ai ? Khi nào ông/bà có thể cho biết việc ấy ? ● Sau buổi nói chuyện bạn hãy tự hỏi: Những thắc mắc của mình có được trả lời thỏa đáng chưa ? Có ai khác mà mình cần phải gặp ? Còn có gì khác mình phải biết thêm, đi tìm thêm chi tiết ? ĐỒ CHƠI Cha mẹ trẻ có bệnh MPS II và MPS III nặng cần chuẩn bị chi tiền mua đồ chơi để nhai, có càng nhiều càng tốt. Bạn cần để ý là tất cả đồ chơi phải sạch vì vi trùng sinh sôi nẩy nở rất mau lẹ, nhất là đồ chơi bằng vải. Một số đề nghị về đồ chơi để nhai và giữ gìn chúng là: ● Có một hộp/rổ/túi riêng đựng đồ chơi sạch, khi một cái rơi xuống đất thì lấy cái mới cho con, bỏ cái dơ vào hộp khác để giặt. ● Cột đồ chơi vào xe đẩy khi trẻ còn nhỏ. ● Cho con khăn mặt bằng vải để nhai mà không cần mua đồ chơi cầu kỳ đắt tiền. Khăn còn dễ thấm nước và dễ giặt. ● Vật khác để nhai là vòng bằng plastic (ring toss toy), đồ chơi bằng cao su cho chó nhay thí dụ cục xương bằng cao su. Bạn cười thì cứ cười vui, nhưng các món này rất hợp cho trẻ. Tã vải, búp bê nhỏ bằng vải cũng rất tốt. ● Mua ống bằng nhựa trong ở tiệm bán dụng cụ làm rượu, ống ở đây có khử trùng còn ống mua ở tiệm bách hóa hardware không có. Cắt ống thành khúc dài khoảng 10 cm, xỏ dây và cột hai đầu dây lại rồi cài bằng kim tây vào áo của con. ● Khi chọn lựa đồ chơi bạn nên đặt những câu hỏi sau: - Đồ chơi có bền không ? Hãy lượng sức và tầm vóc của con. Nếu đồ chơi dễ vỡ thì liệu những mảnh vỡ có làm con nuốt nghẹn cổ ? - Đồ chơi có dễ sử dụng ? Cần sức bao nhiêu để chơi ? Cách chơi có dễ hay khó hiểu ? - Đồ chơi có thích ứng được với tật của trẻ, có gì khiến trẻ khó chơi vì giới hạn do bệnh gây ra, thí dụ trẻ không xoay trở, đi đứng dễ dàng ? - Trẻ chơi một mình hay cần có trẻ khác để chơi chung ? - Chót hết và cần nhấn mạnh là đồ chơi phải an toàn. Tránh mua Legos hay vật gồm những mảnh nhỏ ráp lại, nhất là cho trẻ nhỏ lăng xăng chộn rộn thích nhai đồ chơi. ● Bạn có thể làm lấy đồ chơi cho con, thí dụ lấy vớ làm thành con rối cho trẻ nào thích nhai, vẽ thêm mắt mũi lên vớ. ● Bệnh hóa nặng dần thì ngón tay của con không còn khéo léo, và trẻ thấy khó mà cầm nắm vật nhỏ. Khi đọc sách em sẽ khó lật trang sách, vậy hãy dán vào mỗi trang một miếng bìa nhỏ ló ra ngoài một chút cho con dễ lật, cho phép em đọc sách một mình. ĂN UỐNG 1. Nhai, Nuốt Khó. Nhiều trẻ MPS gặp khó khăn với việc nhai nuốt. Ngoài việc có thanh quản và khí quản hẹp, trẻ có MPS không điều hợp được cử động nhai và nuốt, dẫn tới việc ăn khó. Ăn là động tác phức tạp gồm nhiều cử động hòa hợp nhau để việc thở và nuốt diễn ra đúng lúc, bằng không trẻ có thể hít thức ăn vào phổi và bị nhiễm trùng. Động tác gồm ba giai đoạn: nhai khi thức ăn nằm trong miệng, nuốt khi thức ăn đi vào thực quản, và co bóp khi thức ăn đi xuống tới bao tử. Với trẻ MPS, tật khiến em nhai yếu và bữa ăn kéo dài hơn; khi nuốt thì trợn trạo có khi hít thức ăn và thức uống vào khí quản, bị những chứng như nhiễm trùng ngực trở tới trở lui, nhiễm trùng đường hô hấp, nghẹn, sặc khi ăn, nhễu nước miếng không kiểm soát được. Một khi tật ăn khó được xác định thì nên mang trẻ đến chuyên viên chỉnh ngôn (speech and language therapist) để thẩm định vấn đề. Chuyên viên có hiểu biết chuyên môn về cơ thể học và sinh lý học của đầu, cổ, cơ chế việc nhai nuốt. Ngoài khả năng thẩm định những điều liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và cách nói của trẻ, chuyên viên còn có thể cho ý kiến về kỹ năng ăn uống và cách tập cho em. Họ sẽ chỉ dẫn cách ngồi thích hợp trong lúc ăn; loại thực phẩm và tính chất (mềm/cứng/trơn v.v.) tốt nhất cho tật của trẻ; cách dùng và loại muỗng, ly, chén v.v. đặc biệt, tương ứng với khả năng hay cử động giới hạn của trẻ. Chuyên viên sẽ cân nhắc các yếu tố y khoa, tính bổ dưỡng của thức ăn và việc an toàn khi nuốt. Thường thường chuyên viên không làm việc đơn độc mà họ thuộc về một toán chăm lo cho trẻ gồm bác sĩ, chuyên viên chỉnh hình, chuyên viên thể chất trị liệu v.v. Để chữa trị thì gia đình và chuyên viên hợp lực soạn cách thức thích hợp cho tật nuốt khó. Những yếu tố phải kể tới là thay đổi cách dinh dưỡng; tránh món có tính chất gây rủi ro (cứng, xảm v.v.); cho ăn chậm lại; thức uống đặc hơn bằng cách pha chất làm sánh lại; giảm lượng thực phẩm (ăn ít thì rủi ro hít thức ăn vào phổi cũng ít đi); không ăn bằng đường miệng mà có giải phẫu để gắn ống vào bao tử, thức ăn sẽ đi thẳng vào đây. Những loại thức ăn sau gây nhiều rủi ro: [...]... khác nhau và vị trí ngồi khi ăn có đối với sự an toàn khi nuốt Việc khám nghiệm lâu chừng 10 - 15 phút, nó chỉ là việc dùng quang tuyến X để xem cơ chế nuốt làm việc suông sẻ ra sao — Phương pháp thứ hai (Cervical Auscultation) thẩm định những âm khác nhau phát ra trong lúc thở và nuốt Nó tỏ ra rất hiệu quả để chẩn bệnh chính xác tật khó nuốt, nhất là khi đi kèm với khám nghiệm bằng videofluoroscopy...● Loại có xơ, sợi như dứa, cần, đậu string bean, xà lách, đậu nói chung, nho; ● Loại lộn nhộn không nhuyễn hoà vào với nhau thí dụ như cốm chan sữa để ăn sáng; thịt chế nước sốt; muesli; thức ăn dòn như bánh mì nướng, bánh biscuit, khoai chiên; ● Loại xảm như vỏ bánh pie, bánh nướng; ● Loại cứng như kẹo ngậm, kẹo nhai, . Sống Với MPS (Mucopolysaccharides) Phấn 1 Chứng MPS làm cơ thể bị biến dạng, khi cha mẹ mang con đi phố hay khi trẻ đi. phép em đọc sách một mình. ĂN UỐNG 1. Nhai, Nuốt Khó. Nhiều trẻ MPS gặp khó khăn với việc nhai nuốt. Ngoài việc có thanh quản và khí quản hẹp, trẻ có MPS không điều hợp được cử động nhai. ảnh hưởng mà các loại thức ăn khác nhau và vị trí ngồi khi ăn có đối với sự an toàn khi nuốt. Việc khám nghiệm lâu chừng 10 - 15 phút, nó chỉ là việc dùng quang tuyến X để xem cơ chế nuốt làm