Nuôi cá vược đen (Micropterus salmoides) Cá vược đen có nguồn gốc ở sông hồ nước ngọt châu Mỹ. Vài thập kỷ gần đây được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều nước du nhập về nuôi đã sinh sản thành các thế hệ con cháu. Thịt cá mềm thơm ngon, thị trường thế giới rất ưa thích Cá vược đen có nguồn gốc ở sông hồ nước ngọt châu Mỹ. Vài thập kỷ gần đây được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều nước du nhập về nuôi đã sinh sản thành các thế hệ con cháu. Thịt cá mềm thơm ngon, thị trường thế giới rất ưa thích. Sinh học cá vược đen Thuộc họ Percoidei, chi Centrarchidae loài Micropterus salmoides. Thân dẹp, phần lưng hơi dày, có hình thoi, trên thân có vảy nhỏ, đầu trung bình, phía lưng xương đầu hơi bằng, hàm dưới hơi nhô ra, miệng to, răng nhỏ, nhọn sắc. Thân có màu vàng nhạt, trên đầu và lưng nhiều chấm đen, các chấm đen này xếp theo hình dây từ miệng đến gốc vây đuôi. Trên nắp mang có 3 đường chấm đen xếp theo hình rẻ quạt. [ http://agriviet.com]> Cá thích sống vùng nước sạch, qua quá trình thuần hoá có thể thích nghi với nước hơi béo. Nhiệt độ thích hợp 15 - 25oC thích hợp nhất 20 - 25oC, thấp dưới 15oC hoặc cao quá 28oC bắt mồi kém nhưng đến 30oC vẫn có thể bắt mồi. Yêu cầu hàm lượng O2 tương đối cao, tốt nhất trên 4 mg/l. Là loài ăn tạp thiên về động vật. Thời kỳ cá con ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo giun ít tơ, nếu thức ăn không đủ có thể ăn thịt lẫn nhau. Khi cá trưởng thành ăn tôm cá con, côn trùng v.v thời kỳ cá con có thể ăn thức ăn viên, hạt. Khối lượng cá thể lớn nhất là 8 kg, thường gặp là 0,9 - 1,8 kg. Cá được nuôi dưỡng trong ao sinh trưởng nhanh, một năm nặng 0,6 kg. Sinh sản nhân tạo Cá vược đen tròn 2 tuổi thì thành thục, có con chỉ tròn 1 năm, nhiệt độ thích hợp sinh sản là 18 - 25oC. Nuôi vỗ cá bố mẹ Thường nuôi ghép với các loài cá nuôi khác, trong ao nên có lượng tôm tép, cá con nhất định làm thức ăn cho nó, có thể cho thêm thức ăn hỗn hợp, trước khi đến mùa sinh sản nuôi vỗ tích cực. Ao nuôi có thể là ao đất, bể xi măng. Nuôi trong ao đất : Ao có nước sạch, diện tích 1.200 - 2.000m2, sâu 1,5m, trong ao có rong cỏ, đồng thời có thể thả vào ao một ít sỏi, đá dăm Trước khi đẻ 1, 2 tháng chọn cá đã đạt đến tuổi thành thục, trọng lượng 1 - 1,5 kg, cá khoẻ mạnh. Mật độ nuôi 10 - 20 tổ (mỗi tổ cái đực là 3/2 hoặc 1/1) căn cứ vào điều kiện sinh thái và thức ăn mà quyết định mật độ. Nếu ao có ít tôm tép, cá tạp thì phải cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp lẫn cá nghiền vụn và vitamin E, thường xuyên thêm nước mới vào ao. Mùa sinh sản cá đực làm ổ ở các cây cỏ hoặc cát sỏi ,cá cái đến đẻ trứng. Nuôi ở bể xi măng, mỗi m2 nuôi 2 - 3 tổ, tốt nhất cho ăn cá sống, tôm sống hoặc thức ăn hỗn hợp như trên. Ngày cho ăn 2 lần (sáng, tối) cho cá ăn no, đồng thời thường xuyên thay, thêm nước mới kích thích cá phát dục tốt. Tuyển chọn và phân biệt đực cái Cá cái thô, thân ngắn, cá đực thân hẹp, đến mùa sinh sản cá cái bụng to, ngấn 2 buồng trứng rất rõ, bụng mềm, lỗ đẻ hơi lồi, ấn nhẹ lên bụng thấy có trứng chảy ra; con đực lỗ đẻ hơi lõm, ấn tay vuốt bụng có tinh dịch trắng chảy ra, thân không xây xát đều có thể chọn làm cá bố mẹ. Ðẻ trứng Cá có thể tự đẻ, cũng có thể sinh sản nhân tạo. Khi cá gần đẻ đem cá thả vào bể đẻ xi măng. Cứ 2 - 3m2 thả 1 cặp bố mẹ, nếu qui mô sản xuất không lớn có thể cho đẻ 1 vài cặp, nếu qui mô sản xuất lớn thì cho vào bể to và đẻ nhiều cặp. Chất nước phải trong sạch, hàm lượng O2 trên 5 mg/l, xung quanh bờ bể đẻ, cách 1,5m đặt ổ đẻ cho cá hoặc đặt các ổ ở dưới đáy ao. ổ đẻ có qui cỡ 80 x 65 x 15 cm (ổ làm bằng thùng gỗ đóng đinh) trên thùng gỗ trải 1 lớp đá sỏi dày 10 cm và ổ trứng. Khi nhiệt độ thích hợp, cá đực chọn chỗ nước sạch có mức nước sâu 1m làm ổ đẻ hoặc làm hang hố trên lớp đá sỏi rải trên thùng gỗ quyến rũ con cái đến đẻ trứng, thỉnh thoảng dùng đầu húc vào bụng cá cái. Khi cá cái đẻ trứng, cá đực phóng tinh dịch ,cứ thể đẻ nhiều lần, trứng bám vào sỏi đá hoặc ổ trứng. Cá cái đẻ xong, cá đực tự đảm nhận việc bảo vệ trứng. Chờ cá đẻ xong toàn bộ đưa trứng vào bể ấp. Khi cá bột nở ra độ vài ngày kết đàn bơi lội thì dùng vợt vớt ra ao ương, cá vược là loài đẻ nhiều lần, sau khi đẻ xong nuôi vỗ tích cực có thể tái phát dục. Ðể đạt được mục tiêu cá đẻ đồng loạt có thể tiêm não thuỳ cá chép, mỗi kg cá cái tiêm 6 mg não, tiêm làm 2 lần, lần thứ nhất tiêm 30%, cách 9 - 12 tiếng sau tiêm lần thứ hai đạt được hiệu quả tốt. Tình hình thành thục của cá đực có ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá cái, cho nên khi cho đẻ phải chọn con có sẹ đậm đặc, thân thể khoẻ mạnh. Ấp nở và phát triển của phôi Bể ấp thường xây bằng xi măng, diện tích bể tuỳ theo qui mô sản xuất. Nước trong sạch, hàm lượng O2 cao, tốt nhất có giòng chảy nhẹ hoặc có máy sục khí. Sau khi cá nở ra tự bơi lội được mới di chuyển thùng gỗ đi. Trứng thụ tinh là loại trứng dính hơi trong đường kính trứng 1,3 - 1,5mm. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước, khi nhiệt độ nước 22 - 24,5oC sau 31 giờ nở thành cá con. Phương pháp nuôi Ương cá bột có thể ương trong ao đất hoằc bể xi măng, vì cá mẹ có thể ăn cá con nên phải có ao chuyên dùng để ương cá con. a) Ương trong bể xi măng : Nước sâu 1m, mỗi m2 thả nuôi 100 - 200 con (cỡ cá 1 cm); 60 - 90 con (cỡ cá 2 - 3cm) và 30 con (cỡ cá 3 - 4 cm). Nếu nước tốt có dòng chảy nhẹ mật độ có thể dày hơn. Cá sau khi nở 2 - 3 ngày bắt đầu bắt mồi tức là bắt đầu cho cá ăn như luân trùng, ấu trùng artemia mỗi ngày cho ăn 5 - 8 lần, số lượng cho ăn phải dựa vào thức ăn còn lại nhiều ít mà điều chỉnh, qua 2 - 3 ngày khi cá lớn được 1 cm bắt đầu cho ăn các loại động vật phù du cỡ nhỏ, khi cá được 1,5 cm cho ăn động vật phù du cỡ lớn, cá đạt 2 cm cho ăn giun ít tơ và bắt đầu tập cho cá tập trung về 1 góc để cho ăn, nếu việc luyện tập tốt thì có thể chuyển từ thức ăn sống thành thức ăn "chết" như cá tạp nghiền nát. Cá đạt 4 - 5 cm tức là thành cá giống chuyển sang nuôi thịt. b) Ương nuôi ao đất : Nước sâu 1 - 1,3m, trước khi thả cá 10 ngày dùng vôi tẩy ao, sau khi tẩy bón lót phân chuồng hoặc phân xanh để gây nuôi sinh vật phù du, độ trong của nước duy trì 20 - 25 cm. Mật độ 45 - 60 con/m2. Cá vược có thể ăn thịt lẫn nhau và sinh trưởng không đồng đều, cỡ cá chênh lệch nhau rất rõ, khi thấy cá sinh trưởng không đều phải san cá to, cá nhỏ riêng. Nuôi cá thịt a) Nuôi đơn : Có thể dùng ao đất hoặc bể xi măng. Theo kinh nghiệm của Ðài Loan diện tích ao 500 - 1.000m2, mật độ thả với cỡ cá 6 cm là 1.800 - 2.400 con/1.000m2. Nếu ao có các điều kiện sinh thái tốt mật độ có thể dày hơn 3.000 - 3.600 con, thức ăn là cá, tôm sống hoặc thịt cá nghiền nát hoặc thức ăn viên hỗn hợp. Nhiệt độ 20 - 25oC ngày cho ăn 2 lần. Lượng thức ăn bằng 10 - 15% trọng lượng cá. Nuôi 1 năm có thể đạt 0,6 kg/con xuất ra thị trường. Nếu có thiết bị tăng O2 thì mật độ nuôi tăng thêm, cứ tăng 1 mã lực máy bơm O2 thì mật độ có thể thả là : 1.600 + 2.000 x 2 = 5.600 con/1.000m2. Khi nuôi bằng ao đất, trước khi thả cá 1 tuần dùng vôi tẩy ao, nước yêu cầu phải trong sạch, có giòng chảy nhẹ, có sinh vật phù du nhất định và luôn giữ cho độ trong của nước 30 cm, cùng ngày với ngày thả cá hoặc sau đó 1 ngày thả thức ăn vào ao như động vật phù du hoặc tôm, cá con có kích thước bé hơn nó độ 1/3 để tránh cá bị đói có thể ăn thịt lẫn nhau. Nếu cá ăn tốt có thể cho ăn thịt cá nghiền nhuyễn. Ngày cho ăn ít nhất 4 lần từ sáng sớm đến chiều tối, khi cá trên 10 cm có thể chỉ cho ăn 2 lần sớm và tối, khi cá trên 15 cm thì chỉ cần cho ăn 1 lần vào buổi sáng. b) Nuôi ghép : Trong ao nuôi mè, trôi, trắm, chép ghép một số lượng cá vược mà không phải cho loài cá này ăn chỉ tận dụng các loài cá tạp, tôm tép trong ao. Tỉ lệ ghép bao nhiêu là tuỳ điều kiện ao và thức ăn sẵn có, thông thường mỗi ha chỉ ghép 150 - 600 con, qui cỡ cá từ 5 cm trở lên, nếu thức ắn đầy đủ, đầu tháng 5 thả, cuối năm thu được 0,35 - 0,6 kg, tỉ lệ sống 80%. Ngoài ra có thể nuôi ghép rô phi với cá vược để hạn chế bớt số lượng rô phi đẻ quá nhiều, lấy rô phi con làm thức ăn cho cá vược. . Nuôi cá vược đen (Micropterus salmoides) Cá vược đen có nguồn gốc ở sông hồ nước ngọt châu Mỹ. Vài thập kỷ gần đây được nuôi rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều nước du nhập về nuôi. năm, nhiệt độ thích hợp sinh sản là 18 - 25oC. Nuôi vỗ cá bố mẹ Thường nuôi ghép với các loài cá nuôi khác, trong ao nên có lượng tôm tép, cá con nhất định làm thức ăn cho nó, có thể cho. ít tôm tép, cá tạp thì phải cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp lẫn cá nghiền vụn và vitamin E, thường xuyên thêm nước mới vào ao. Mùa sinh sản cá đực làm ổ ở các cây cỏ hoặc cát sỏi ,cá cái đến đẻ