21-TỰ KIỂM TRA TOÀN DIỆN

6 395 0
21-TỰ KIỂM TRA TOÀN DIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

b.1.15 Công tác tự kiểm tra toàn diện nhà trường 1. Các bước thực hiện. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ (yêu cầu, nội dung, thời gian, phương pháp,…) - Thực hiện kiểm tra nội bộ trường học: + Kế hoạch phát triển giáo dục + Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh + Hoạt động và chất lượng giảng day, học tập các bộ môn văn hoá + Kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm. + Kiểm tra công tác quản lý, chỉ đạo của các Phó Hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn, các bộ phận + Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên + Kiểm tra công tác hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường + Kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản TBDH… + Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường + Kiểm tra công tác tham mưu, XHHGD + Kiểm tra công tác quản lý và tổ chức giáo dục học sinh + Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. + Quan hệ phối hợp công tác với Hiệu trưởng, đồng nghiệp, các đoàn thể + Các nhiệm vụ trọng tâm theo đặc thù hàng năm. - Phối hợp, xem xét hồ sơ liên quan (hồ sơ kiểm tra của Phòng/Sở) - Đánh giá kết quả kiểm tra. - Cập nhật, lưu trữ hồ sơ kiểm tra - Xử lý sau kiểm tra. 2. Sơ đồ quy trình. 3. Chú ý: Công tác kiểm tra nội bộ trường học, tùy từng nội dung, mức độ công việc mà Hiệu trưởng quyết định số lượng thành viên Ban kiểm tra tương ứng. 4. Văn bản tham khảo: xem văn bản quy trình Tự kiểm tra nội bộ b.1.16 Theo dõi công tác nhân viên hành chính. 1. Các bước thực hiện. - TT văn phòng nắm chức năng, nhiệm vụ của các nhân viên hành chính và căn cứ vào nhiệm vụ công tác của tổ để xây dựng kế hoạch theo dõi công tác các nhân viên hành chính. - TT kiểm tra, theo dõi công tác các nhân viên hành chính theo KH. - TT đánh giá hoạt động của nhân viên hành chính. - TT lập báo cáo kết quả theo dõi, kiểm tra đánh giá cho HT. - TT xử lý sau kiểm tra, đánh giá. 2. Sơ đồ quy trình. 3. Chú ý: HT không được lơ là trong việc kiểm tra nhân viên hành chính. Tăng cường giám sát công tác tài chính, tài sản. 4. Văn bản tham khảo: chuẩn nghiệp vụ viên chức: 414/TCCP-VC, 444/TCCP-VC , 98/2000/QĐ-BTC, 428/QĐ, b.1.17 Xây dựng kế hoạch chuyên môn Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường Nội dung cơ bản của bản kế hoạch chuyên môn - Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học - Qui mô phát triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao) - Mục tiêu của hoạt động dạy học trong một năm học. - Nhiệm vụ trọng tâm. - Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lý. - Chương trình hoạt động chuyên môn hàng tháng Thời gian Nội dung hoạt động Người phụ trách và người thực hiện Biện pháp Yêu cầu cần đạt Nhận xét đánh giá Ghi chú (Sửa đổi hoặc điều chỉnh) HT có thể phân công cho PHT xây dựng KH chuyên môn. 1. Các bước thực hiện. Bước 1: Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm. Bước 2: Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới. Bước 3: Viết dự thảo kế hoạch. Bước 4: Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch. Bước 5: Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch. 2. Sơ đồ quy trình. 3. Chú ý: Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, yêu cầu nâng cao chất lượng, không gây áp lực nặng nề. 4. Văn bản tham khảo: Chương trình giáo dục, Phân phối chương trình, Bồi dưỡng nghiệp vụ. b.1.18 Dự giờ hoạt động sư phạm của giáo viên Dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Có thể dự giờ dưới nhiều hình thức: báo trước, không báo trước, dự các lớp song song, dự liên tục cả buổi, dự giờ theo chuyên đề… 1. Các bước thực hiện. Qui trình dự giờ được diễn ra theo trình tự 5 bước sau: Bước 1. Chuẩn bị dự giờ: - HT xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ; - HT tổ chức lực lượng kiểm tra (nếu cần); - Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần trước; - Nghiên cứu nội dung bài dạy của giáo viên; mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết… - Xem xét trình độ học sinh; - Phác thảo nội dung quan sát; - Xác định nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp (nếu cần); - Chuẩn bị các biểu mẫu; - Thông báo cho giáo viên. Bước 2. Quan sát giờ dạy trên lớp: - Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy; - Ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học; - Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy. Bước 3. Phân tích giờ dạy của giáo viên: - Căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; - Phân tích kết quả học tập của học sinh; - Dự kiến nội dung cuộc trao đổi: sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi; - Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ. Trong phân tích giờ dạy cần có sự hội ý, thống nhất giữa những người cùng dự giờ. Bước 4. Trao đổi với giáo viên: - Tạo cảm giác an toàn đối với giáo viên; - Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự đánh giá giờ dạy của mình; - Nêu nhận xét ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy; - Cùng giáo viên tìm phương án nâng cao chất lượng giờ dạy; - Nêu những lời khuyên cụ thể, sát thực, khả thi; - Đánh giá xếp loại giờ dạy: xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước, vận dụng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Bước 5. Lưu hồ sơ 2. Sơ đồ quy trình. 3. Chú ý: Hiệu trưởng trực tiếp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và chủ yếu là thông qua giáo viên để quản lý hoạt động học tập của học sinh. 4. Văn bản tham khảo: 43/2006/TT-BGD&ĐT, về chuẩn nghề nghiệp: 02/2008/QĐ- BGDĐT, 14/2007/QĐ-BGDĐT . sơ liên quan (hồ sơ kiểm tra của Phòng/Sở) - Đánh giá kết quả kiểm tra. - Cập nhật, lưu trữ hồ sơ kiểm tra - Xử lý sau kiểm tra. 2. Sơ đồ quy trình. 3. Chú ý: Công tác kiểm tra nội bộ trường học,. b.1.15 Công tác tự kiểm tra toàn diện nhà trường 1. Các bước thực hiện. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ (yêu cầu, nội dung, thời gian, phương pháp,…) - Thực hiện kiểm tra nội bộ trường học: +. chính, tài sản của nhà trường + Kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản TBDH… + Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Kiểm tra việc thực hiện các chế độ

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b.1.15 Công tác tự kiểm tra toàn diện nhà trường

  • b.1.16 Theo dõi công tác nhân viên hành chính.

  • b.1.17 Xây dựng kế hoạch chuyên môn

  • b.1.18 Dự giờ hoạt động sư phạm của giáo viên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan