1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề TS Hoa chuyen_codapan

5 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

Đề thi đề xuất (gồm 2 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1: (2,5 điểm) 1. Chỉ dùng một hóa chất khác, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: NH 4 Cl, Na 2 SO 4, KCl, (NH 4 ) 2 SO 4. 2. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa hóa học sau: NaAlO 2 Al AlCl 3 Al(OH) 3 Al 2 O 3 Al(NO 3 ) 3 Câu 2: ( 2,5 điểm). 1. Đốt cháy trong oxi các hiđrocacbon có công thức là C n H 2n + 2 , C n H 2n , C n H 2n - 2 . a. Viết phương trình phản ứng. b. Nếu đốt 1 mol mỗi chất, hãy so sánh tỉ lệ: + Số mol H 2 O : số mol CO 2 + Số mol CO 2 : số mol O 2 của các phản ứng trên. 2. Có hỗn hợp khí A gồm C 2 H 6 và C 2 H 2 . Cho biết hiện tượng xảy ra trong hai thí nghiệm sau: a. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A. b. Cho hỗn hợp A đi qua dung dịch brom (dư) rồi đem đốt cháy khí còn lại. 3. Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brôm màu da cam. Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ. Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình hoá học (nếu có). Câu 3: (2,5 điểm) 1. Hoàn thành các sơ đồ biến hóa sau: t o KClO 3 → A + B A + MnO 2 + H 2 SO 4 → C + D + E +F điện phân A G + C nóng chảy G + H 2 O → L + M t o C + L → KClO 3 + A + F 2. Có 2 thanh kim loại M (có hoá trị II trong hợp chất). Mỗi thanh nặng 20 gam. a. Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO 3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21, 52 gam. Trang 1 Nồng độ AgNO 3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại M. b. Thanh thứ hai được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl 3 20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl 2 bằng nồng độ phần trăm của FeCl 3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl 3 → MCl 2 + FeCl 2 Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch. Câu 4: (2,5 điểm) Khử hoàn toàn 5,44 gam hỗn hợp của kim loại A và CuO cần dùng 2016 ml khí H 2 (đktc). Cho chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch axít HCl lấy dư, thấy thoát ra 1344 ml khí H 2 (đktc). 1. Xác định công thức oxít của kim loại A, biết tỉ lệ số mol Cu và số mol kim loại A trong hỗn hợp oxít là 1: 6. 2. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxít ban đầu. HẾT Trang 2 HDC đề thi đề xuất (gồm 3 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2010 – 2011 Môn thi: HÓA HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm 1. 1. 2. Dùng dung dịch Ba(OH) 2 : -Mẫu nào có khí mùi khai bay ra là NH 4 Cl 2NH 4 Cl + Ba(OH) 2 → BaCl 2 + 2NH 3 + 2H 2 O -Mẫu nào có kết tủa trắng là Na 2 SO 4 Na 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 + 2NaOH -Mẫu nào vừa có mùi khai vừa có kết tủa trắng là (NH 4 ) 2 SO 4 (NH 4 ) 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 + 2NH 3 + 2H 2 O -Mẫu còn lại là KCl. Al + NaOH + H 2 O → NaAlO 2 + 3/2 H 2 t o 2Al + 3Cl 2 → AlCl 3 AlCl 3 + 3NaOH → Al(OH) 3 + 3NaCl t o 2Al(OH) 3 → Al 2 O 3 + 3H 2 O Al 2 O 3 + 6 HNO 3 → 2Al(NO 3 ) 3 +3H 2 O 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 1) 2) 3) C n H 2n+2 +(3n+1)/2 O 2 → nCO 2 + (n+1)H 2 O C n H 2n +3n / 2 O 2 → nCO 2 + nH 2 O C n H 2n - 2 +(3n-1)/2 O 2 → nCO 2 + (n-1)H 2 O Tỉ lệ số mol H 2 O/ số mol CO 2 của C n H 2n+2 > C n H 2n > C n H 2n - 2 Tỉ lệ số mol CO 2 / số mol O 2 của C n H 2n+2 < C n H 2n < C n H 2n - 2 a) Cả 2 hiđrocacbon đều cháy và toả nhiệt C 2 H 6 + 7/2 O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O C 2 H 2 +5/2 O 2 → 2CO 2 + H 2 O b) Do C 2 H 2 phản ứng với Br 2 dư C 2 H 2 + 2Br 2 → C 2 H 2 Br 4 nên chỉ còn C 2 H 6 cháy không sáng như trên ⇒ nhiệt toả ra từ a) lớn hơn ở b) - TN1: HT: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Mục đích: Chứng minh metan có phản ứng với clo khi có ánh sáng CH 4 + Cl 2 ánh sáng CH 3 Cl + HCl 0,75 0,5 0,25 0,25 0,25 Trang 3 HCl tạo thành tan trong nước thành dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ - TN2: HT : Dung dịch brom bị mất màu. Mục đích: Chứng minh axetilen có phản ứng với brom C 2 H 2 + Br 2 → C 2 H 2 Br 2 C 2 H 2 Br 2 + Br 2 → C 2 H 2 Br 4 - TN3: HT: Hỗn hợp benzen và dầu ăn trở nên đồng nhất Mục đích: Chứng minh ben zen có khả năng hoà tan dầu ăn. 0,25 0,25 3 1) 2) Hoàn thành các sơ đồ biến hóa: t o 2KClO 3 → 2KCl + 3O 2 ↑ 2KCl + MnO 2 + H 2 SO 4 → Cl 2 ↑ + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O điện phân 2KCl 2K + Cl 2 ↑ nóng chảy 2K + 2H 2 O → 2KOH + H 2 ↑ 3Cl 2 + 6KOH → 5KCl + KClO 3 + 3H 2 O a) M + 2AgNO 3 → M(NO 3 ) 2 + 2Ag (1) Số mol AgNO 3 p/ứ: (0,3. 100/1000) – (0,1.100/1000) = 0,02 Theo (1), số mol M p/ư = 0,02/2 = 0,01 Cứ 1 mol M p/ư thì khối lượng thanh kim loại tăng (216 – M) g 0,01 mol M (21,52 – 20) g Giải ra M = 64 đó là Cu b) Cu + 2FeCl 3 → CuCl 2 + 2FeCl 2 Giả sử có x mol Cu p/ứ tạo ra x mol CuCl 2 có khối lượng 135x (g) Số mol FeCl 3 p/ứ = 2x Khối lượng FeCl 3 còn lại trong dung dịch là (460. 20/100) – 2x.162,5 = 92 - 325x (g) Nồng độ % CuCl 2 = 135x.100/ m dd Nồng độ FeCl 3 còn lại = (92 -325x) .100/ m dd ⇒ 135x.100/ m dd = (92 -325x) .100/ m dd Giải ra x = 0,2 Khối lượng Cu đã phản ứng = 64.0,2 = 12,8 (g) Khối lượng thanh Cu còn lại: 20 – 12,8 = 7,2 (g) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,75 1. Các phương trình phản ứng: t o CuO + H 2 → Cu + H 2 O (1) t o A x O y + yH 2 → xA + yH 2 O (2) A + nHCl → ACl n + n/2H 2 (3) Số mol H 2 tham gia phản ứng khử : 2016/ 22400 = 0,09 (mol) Trang 4 4. 2. Số mol H 2 giải phóng do phản ứng (3): 1344/ 22400 = 0.06 (mol) Gọi số mol Cu trong hỗn hợp oxít là a => số mol A là 6a. Theo ptpư (1) và (2) khối lượng của 2 kim loại: 64a + 6a.M A = 5,44- 0,09.16 = 4(*) Theo ptpư (3): 3na = 0.06 (**) Từ (*) và (**) rút ra :M A =(12n-3,84)/ 0,36 thỏa mãn với n=2 M A = 56 , vậy kim loại là Fe.  a= 0,01 => số mol H 2 tham gia phản ứng (1) là 0,01. Theo ptpư (2): (0,06/ x).y =0,08 = y/x=0,08/0,06 =3/4 Vậy công thức oxít là: Fe 3 O 4 Các ptpư hòa tan hỗn hợp 2 oxít : CuO + 2HCl → CuCl 2 + H 2 O (1) Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 + FeCl 3 + 4H 2 O (2) Số mol HCl tham gia phản ứng 0,01.2 + 0.02.8 = 0,18 (mol) Thể tích dung dịch HCl 0,2M là:0,18/0,2 = 0,9 ( lít) 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Hết * Chú ý: - Học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa. - Phương trình phản ứng viết thiếu điều kiện, thiếu cân bằng thì trừ ½ số điểm của phương trình phản ứng đó. - Bài toán: phương trình sai hoặc không cân bằng thì không cho điểm phần sau. Trang 5 . Đề thi đề xuất (gồm 2 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1: (2,5 điểm) 1 tích dung dịch HCl 0,2 M cần để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxít ban đầu. HẾT Trang 2 HDC đề thi đề xuất (gồm 3 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2010 – 2011 Môn thi:. số mol CO 2 / số mol O 2 của C n H 2n+2 < C n H 2n < C n H 2n - 2 a) Cả 2 hiđrocacbon đều cháy và toả nhiệt C 2 H 6 + 7/2 O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O C 2 H 2 +5/2 O 2 → 2CO 2 + H 2 O b)

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w