1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

MUA BÁN CÔNG TY doc

6 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 119,73 KB

Nội dung

MUA BÁN CÔNG TY Sôi động mua, bán Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ trong vòng nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị lên tới 626 triệu đô la Mỹ, cao gấp đôi so với tổng giá trị của cả năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006. Điều thú vị là trong 46 giao dịch nói trên, có tới 30 vụ có yếu tố nước ngoài (chiếm 65%, trong đó 22 vụ do các công ty mua đến từ châu Á) và 16 vụ là mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước (35%). Số liệu đó cho thấy thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam đang “hút” mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm nước ta trở thành thành viên WTO. Có thể kể những vụ mua bán, sáp nhập đáng chú ý trong năm như tập đoàn Daiichi (Nhật) mua toàn bộ Công ty liên doanh Bảo Minh-CMG (trong đó, vốn nhà nước 63%); Qantas Airlines (Úc) mua 30% cổ phần của Pacific Airline. Một lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tiết lộ, dự kiến trong năm nay sẽ bán bớt cổ phần của Nhà nước trong 60-70 doanh nghiệp quốc doanh đã cổ phần hóa mà SCIC đang quản lý. Những động thái trên hé mở chủ trương mạnh bạo của Nhà nước trong việc đón nhận nguồn đầu tư gián tiếp vào một khu vực còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Nhờ cách quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế và những ưu thế khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng trở thành đối tượng không kém hấp dẫn. Nổi bật là vụ tập đoàn Sojitz (Nhật) mua 20% cổ phần của Interflour Việt Nam, công ty bột mì lớn thứ hai tại Việt Nam (100% vốn nước ngoài) với giá 80 triệu đô la Mỹ. Sau việc hoàn tất thương vụ mua 70% cổ phần khách sạn Hilton Opera Hà Nội, trị giá 43 triệu đô la vào năm 2006, sang năm 2007, VinaCapital lại “thừa thắng” chi ra 21 triệu đô la để được sở hữu 70% cổ phần khách sạn Omni Sài Gòn. Các doanh nghiệp có vốn trong nước cũng đang được săn lùng. Đáng kể là vụ Indochina Capital mua 20% cổ phần của Công ty địa ốc Hoàng Quân với giá 20 triệu đô la và mua 12 triệu đô la cổ phần của Công ty Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân. Kế đến là vụ Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú bán 10% vốn cho tập đoàn Temasek (Singapore). Hoặc vụ Mekong Enterprise Fund II rót 4,5 triệu đô la Mỹ vào Thegioididong.com, hệ thống siêu thị điện thoại di động có số lượng bán lẻ chiếm 20% thị phần điện thoại di động chính hãng tại TPHCM. Không quên nhắc lại rằng trước đó, vào năm 2006 Phở 24 - một hệ thống nhà hàng tư nhân được VinaCapital “góp gạo, thổi cơm chung” với khoản đầu tư hơn 3 triệu đô la (tương đương 30% cổ phần). Nhưng sôi động hơn cả có lẽ là lĩnh vực ngân hàng. Deutsche Bank AG (Đức) trở thành đối tác chiến lược của Habubank khi mua 10% cổ phần của ngân hàng có vốn điều lệ gần 1.300 tỉ đồng này. HSBC bỏ ra 17,3 triệu đô la để sở hữu 10% cổ phần của Techcombank và sau đó lại tiếp tục mua thêm 5%. Cổ đông Eximbank cũng đã thông qua phương án bán 15% cổ phần cho tập đoàn Sumitomo Mitsui trong đợt phát hành cổ phần tăng vốn điều từ 2.800 tỉ đồng lên 3.733 tỉ đồng (tăng 25%), với giá 225 triệu đô la. Đồng thời, 10% cổ phần sẽ được bán cho các đối tác là các quỹ đầu tư nước ngoài Đó là chưa kể những giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán; những vụ mua bán cổ phần, góp vốn nhỏ lẻ im hơi lặng tiếng hoặc chưa công bố. Luật sư Trần Duy Cảnh, Giám đốc Công ty Luật Việt, cho biết càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư cá nhân đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore mang từ vài trăm ngàn đến vài triệu đô nhờ tư vấn trong việc đầu tư tài chính vào các công ty Việt Nam. Theo ông Trần Trung Hiếu, Tổng giám đốc IDJ, những doanh nghiệp trong các lĩnh vực đang được nhà đầu tư nước ngoài săn lùng gồm bất động sản, phân phối - bán lẻ, y tế, giáo dục, công ty chứng khoán. Kinh doanh bất động sản đem lại lợi nhuận cao nhưng thủ tục tiến hành dự án rất phức tạp, nhiêu khê. Đó là lý do khiến cho nhà đầu tư nước ngoài tìm đến các doanh nghiệp trong nước, những nơi đang sở hữu hàng loạt dự án khát vốn, khát công nghệ. “Làm một dự án bất động sản giống như cuộc đua đường dài mà càng về sau doanh nghiệp càng kiệt quệ về tài chính. Nào chi phí thủ tục, nào tiền sử dụng đất, tiền đền bù giải tỏa, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng Do vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài mang vốn tới có nghĩa họ tiếp sức thêm cho doanh nghiệp trong nước hoàn tất nốt cuộc đua” - ông Hiếu phát biểu. Mua Bảo Minh-CMG, tập đoàn Daiichi đã chiếm được ngay 3% thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam mà liên doanh này phải mất bảy năm gầy dựng. Nhưng không chỉ có nhà đầu tư nước ngoài được lợi. Ví dụ, khi bán 10% cho Temasek, Công ty Minh Phú đã nhắm tới mục tiêu thông qua Temasek để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn thế giới. Ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc TigerInvest, cũng cho biết trong năm 2007 công ty này đã tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư với tổng giá trị 533,5 tỉ đồng, trong đó riêng lĩnh vực dịch vụ, thiết kế, xây dựng, bất động sản đạt giá trị hơn 200 tỉ đồng. Ngoài những lĩnh vực trên, theo luật gia Cao Thị Huyền Trang, Văn phòng luật sư DC, nơi đây cũng thường tiếp các khách hàng nước ngoài nhờ tư vấn về góp vốn, mua bán doanh nghiệp trong các ngành nghề dịch vụ tin học, đào tạo nghề, tư vấn “Bán mình” theo cách nào? Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tất cả những vụ mua bán nói trên mới là bước khởi động đầu tiên. Theo ý kiến chung, thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chỉ có thể sôi động và chuyên nghiệp khi hành lang pháp lý được xây dựng rõ ràng và đầy đủ, đặc biệt là quy định về tỷ lệ góp vốn (xem bài “Mớ bòng bong”, tr.16). “Chúng ta đã cam kết vớiWTO là đến 11-1-2008 sẽ bãi bỏ tỷ lệ hạn chế 30% trong việc nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, ngoại trừ ngành ngân hàng và các ngành không cam kết. Như vậy, Chính phủ cần phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi đúng cam kết” - một chuyên gia phát biểu. Ở góc độ khác, theo ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TNK Capital Partners, có một số khó khăn phát sinh do chính các công ty trong nước (bên bán). Kinh nghiệm làm việc thực tiễn của ông cho thấy các công ty trong nước thường rất ít chuẩn bị trước khi chào bán và bị bên mua “xỏ mũi”. “Rối nhất là việc thống nhất quan điểm trong nội bộ công ty bên bán. Có trường hợp chồng đi thương thảo, đến ngày ký vợ lù lù xuất hiện với ý kiến khác. Có trường hợp, ngày mai gặp gỡ bên mua rồi mà các thành viên góp vốn vẫn cãi nhau về giá bán” - ông Toàn nói. Đó là chưa nói tính minh bạch trong quản trị ở hầu hết doanh nghiệp Việt Nam rất kém, không ít công ty còn sử dụng trên hai hệ thống sổ sách kế toán. Đối với những doanh nghiệp dạng này, ông Toàn cho rằng cần phải tái cấu trúc lại trước khi chào bán. “Doanh nghiệp sau khi tái cấu trúc xong sẽ tăng giá trị lên rất nhiều”. Ông cũng lưu ý có hai hình thức đầu tư vào doanh nghiệp, một là đầu tư tài chính đơn thuần và hai là vừa đầu tư tài chính, vừa đầu tư công nghệ, nhân sự “Tiền không phải tất cả, thậm chí có khi bơm nhiều tiền vào chỉ tổ làm cho doanh nghiệp “hư hỏng”, chi tiêu vung vãi. Cái cần hơn cả chính là chuyển giao công nghệ hiện đại, nhân sự giỏi vì đây là những yếu tố tạo nên giá trị cho doanh nghiệp. Các công ty nên “bán mình” theo cách này” - ông Toàn phát biểu. (Theo saigontimes.com.vn) . MUA BÁN CÔNG TY Sôi động mua, bán Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ trong vòng nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với. (chiếm 65%, trong đó 22 vụ do các công ty mua đến từ châu Á) và 16 vụ là mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước (35%). Số liệu đó cho thấy thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam đang “hút”. đang được săn lùng. Đáng kể là vụ Indochina Capital mua 20% cổ phần của Công ty địa ốc Hoàng Quân với giá 20 triệu đô la và mua 12 triệu đô la cổ phần của Công ty Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w