Mua báncông ty: Tôi bán, ai mua? Nhiều côngty có ý chờ các quỹ đầu tư nước ngoài tiếp cận họ để mua lại cổ phần, nhưng chẳng thấy ai đến hỏi han. Vậy các quỹ đầu tư nước ngoài tìm gì ở côngty trong nước? Các thông số cơ bản Dòng vốn đầu tư gián tiếp thông qua các côngty đầu tư tư nhân (private equity firm) hoạt động sôi nổi không kém các dự án đầu tư trực tiếp. Các thông số cơ bản mà các quỹ này săm soi trước khi ngỏ lời mua cổ phần các côngty trong nước thường là dòng tiền ổn định, mức nợ vay thấp và đương nhiên là giá phải chăng. Điều họ trông chờ là một tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) từ 20% trở lên. Nói đơn giản, IRR là mức chiết khấu sao cho dòng tiền thu về trong tương lai có giá trị hiện tại bằng với chi phí đầu tư ban đầu. Ví dụ, dự án khu dân cư Tân Đức của Khu công nghiệp Tân Tạo có IRR bằng 26%; dự án trường đại học của FPT có IRR cũng bằng 26%. Điều nên biết là các côngty đầu tư tư nhân thường tìm mua các côngty giá rẻ, đổ vốn vào ở dạng cho vay nợ, rồi chuyển nợ thành vốn hùn hạp. Vì thế họ sẽ không quan tâm đến các côngty phát triển nhanh mà chú ý nhiều hơn đến dòng tiền côngty này có khả năng tạo ra trong tương lai. Côngty đang phát triển nhanh sẽ có giá cao hơn mà dòng tiền chưa chắc đã ổn định vì phải trang trải các khoản đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển. Côngty thuộc dạng có “tiềm năng” nhưng đang phát triển chậm thì dễ giúp tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại chi phí hay định ra chiến lược mới . Theo khảo sát của BusinessWeek với nhiều côngty đầu tư tư nhân, các lĩnh vực đang được quan tâm là sản phẩm tiêu dùng, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe. Lý do cũng nhất quán với lập luận ở trên: loại côngty này sẽ hoạt động ổn định bất kể chu kỳ kinh tế, dù kinh tế khó khăn người ta cũng phải mua dao cạo râu, giày dép và phải chăm lo cho sức khỏe. Những lĩnh vực khác được chào mời sôi nổi là các ngành liên quan đến kỹ thuật như phần mềm hay dịch vụ công nghệ thông tin, nhất là các côngty có hợp đồng cung ứng dịch vụ lâu dài. Ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, các quỹ đầu tư nước ngoài thường ngắm kỹ các côngty trong lĩnh vực địa ốc và năng lượng. Tuy nhiên, loại côngty có tầm nhìn dài hạn, thu xếp bán nhà trả chậm trong nhiều năm sẽ được quan tâm hơn vì dòng tiền thu về trong tương lai là ổn định. Những lĩnh vực ít được quan tâm gồm công nghiệp, sản xuất ô tô, dịch vụ viễn thông. Hai loại đầu chịu tác động chu kỳ kinh tế rất mạnh còn loại sau thì cạnh tranh quá nhiều, giá cả khó định được lâu dài. Cần chuẩn bị những gì? Theo một nghiên cứu của Citigroup, đa số các côngty chưa biết gì nhiều về các quỹ đầu tư, chưa hiểu các thể thức đầu tư, cách tính toán chiến lược dài hạn . Vì thế, nghiên cứu này khuyên các côngty muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nên lập hẳn một bộ phận nghiên cứu và chuẩn bị một chiến lược rõ ràng. Bước thứ nhì là định giá doanh nghiệp. Đừng nên chờ các quỹ đưa ra giá mà phải có các kịch bản chào giá phù hợp với chiến lược tài chính. Cần vượt qua trở ngại chính là sự đánh đổi giữa quyền kiểm soát côngty (mà phần lớn còn là côngty gia đình) và nhu cầu vốn để tăng trưởng. Một trở ngại khác là phải chuyển chiến lược từ chỗ tăng trưởng nhanh sang mô hình đem lại lợi nhuận cao cho cổ đông. Ví dụ những năm đầu thập niên này hầu hết các côngty viễn thông châu Á theo đuổi mô hình phát triển nhanh, dùng tiền để đầu tư vào các dự án lớn. Nhưng nay khi thị trường đã bão hòa, đa số chuyển sang mô hình tìm kiếm lợi nhuận cao cho cổ đông. Bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hiện nay tương đối dễ vì họ sẽ không đòi hỏi sự minh bạch cao, cách quản trị hiện đại như các quỹ đầu tư nước ngoài. Ngược lại vốn của các quỹ đầu tư này thường đi kèm với các kinh nghiệm tái cơ cấu công ty, nâng cao hiệu quả đồng vốn và uy tín thị trường không đo được bằng tiền mặt. Ở Việt Nam, quỹ đầu tư nước ngoài chưa thể mua cổ phần chi phối nên họ sẽ yêu cầu sự minh bạch cao theo hướng bảo vệ nhà đầu tư có cổ phần thiểu số, ví dụ quyền phủ quyết các khoản chi đầu tư lớn. Theo một khảo sát của Goldman, các quỹ đầu tư tư nhân hiện đang thừa vốn, trong tay có khoảng 300 tỉ đô la. Nên nhớ sau khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, đầu tư gián tiếp vào các thị trường mới nổi sụt giảm đến mức chỉ còn dưới 2 tỉ đô la vào năm 2002. Nhưng đến năm 2006, tổng vốn đầu tư theo dạng này ở các thị trường mới nổi phục hồi mạnh mẽ, đạt mức 58 tỉ đô la Mỹ. Và vì các quỹ này có thể huy động gấp mấy lần tiền vốn có sẵn, số tiền họ có thể đổ vào các côngty khác lên đến chừng 1.300 tỉ đô la. Chỉ cần một tỷ lệ nhỏ của con số này chuyển sang thị trường Việt Nam thì việc muabáncôngty sẽ còn sôi động nữa. Muabáncông ty: Cách dễ thương hay cách dễ giận? Trong khuôn khổ của bài viết này, người viết xin giải thích một khái niệm phổ biến trong việc muabáncông ty. Đó là: muabán một cách thân thiện (friendly takeover, hay dễ thương) và một cách thù nghịch (hostile takeover, hay dễ giận). Để dễ hình dung, ta xem qua các cách mua báncôngty ở Mỹ vì ở đó diễn ra việc muabán nhiều nhất. Sự trình bày ở đây chỉ nêu các điểm chính vì ở Mỹ có nhiều bang, luật côngty quy định khác nhau. Muabán và sáp nhập Khi một côngty khởi động (acquirer) muốn sáp nhập hay mua một côngty bị động (target company) họ sẽ thuê luật sư và kiểm toán để thẩm tra mọi khía cạnh về pháp lý và tài chính của côngty bị động hầu xác định nếu mua thì sẽ có những rủi ro gì về pháp lý và về tài chính. Từ trên căn bản này họ sẽ mặc cả giá mua bán. Tiếng Anh gọi việc làm này là “siêng năng đúng mực” (due diligence). Bản điều lệ côngty thường ấn định những vụ muabántài sản nào đó phải do đại hội cổ đông hay hội đồng quản trị quyết định. Khi sáp nhập, côngty khởi động phải ôm nợ của côngty bị động. Do vậy, côngty khởi động phải tính toán để chấp nhận hay né tránh các yếu tố trên theo cách này hay cách khác khi muabán (sale) hay sáp nhập (merger). Gọi A là côngty khởi động và B là bị động, thì sáp nhập là cách mà A mua B và trả cổ đông của B bằng cổ phiếu để người cầm trở thành cổ đông của mình. Muabán là A mua B và trả tiền mặt cho cổ đông của B. Mỗi cách làm có nhiều kiểu, gọi là các kỹ thuật. Muabán dễ thương Sáp nhập có bốn kiểu. Một, đại hội cổ đông của A và B chấp thuận để B sáp nhập vào A; A tăng vốn và phát cổ phiếu cho cổ đông của B theo một tỷ lệ được đồng ý. A nhận các món nợ đang có của B. Hai, lấy cổ phiếu mua cổ phiếu (stock for stock): A, muốn né đại hội cổ đông và hội đồng quản trị của B, bèn đề nghị mua cổ phiếu của từng cổ đông của B và trả bằng cổ phiếu của mình theo một giá cao gấp đôi giá thị trường. A sẽ ra hẹn ngày trả lời. Đến hạn nếu số người bán cao A sẽ nắm đa số vốn của B và có cách giải quyết số cổ đông không bán cổ phiếu cho mình. B sẽ giải thể. Ba, A lấy cổ phiếu muatài sản của B (stock for assets exchange). A ký hợp đồng với hội đồng quản trị muatài sản của B và trả bằng cổ phiếu của mình theo một giá thị trường nào đó của tài sản. Làm cách này A né được đại hội cổ đông của B và không phải ôm nợ của B. Bốn, mua tay ba (triangular merger). A bỏ tiền lập ra A’ một côngty con; A’ lấy cổ phiếu của mình mua cổ phiếu của các cổ đông của B, sáp nhập B vào rồi giải thể B. Cũng có cách khác là giải thể A’ thay vì B và B trở thành côngty con của A. Báncôngty có hai kiểu. Một, A muatài sản của B trả bằng tiền mặt ngay một số, số còn lại bằng trái phiếu năm năm, lúc trả gốc thì trả lãi luôn. đại hội cổ đông của B chấp thuận. B sẽ ký hợp đồng bán hết tài sản cho A sau đó giải thể. Hai, A mua cổ phiếu của B. Cách làm là đăng báo và gửi đề nghị cho các cổ đông của B, A nói sẽ mua cổ phiếu của họ với một giá cao hơn giá thị trường,và ra hạn bán. Khi hết hạn có 95% cổ đông của B bán. đại hội cổ đông và hội đồng quản trị của B đồng ý bán. A trả tiền cho số cổ đông đã bán. Với số 5% không chịu bán, A sẽ giải thể B, lấy tài sản chia cho họ 5%. Cách khác là sáp nhập B vào A, rồi A trả cho số 5% kia tiền mặt để họ đi hay trả cho họ cổ phiếu của mình. Muabán theo hai cách sau cùng là muabán dễ thương. hội đồng quản trị và đại hội cổ đông của B chấp nhận và để cho A thẩm tra. Nhờ có thẩm tra nên A dễ vay tiền ngân hàng để có tiền mua. Không làm được việc này ngân hàng ngại cho vay. Muabán dễ giận Muabán dễ giận là khi A làm mà hội đồng quản trị của B không chấp nhận. Nó chỉ xảy ra ở các côngty đã niêm yết. Làm kiểu này, A trước hết phải chọn mục tiêu. Khi thấy giá chứng khoán của B thấp, thì A tính toán xem B rơi vào trường hợp nào nằm ở đây: quản trị yếu kém, vậy họ mua B rồi thay hội đồng quản trị; tích sản của B (tài sản còn lại sau khi trả hết nợ) cao hơn giá chung của chứng khoán trên thị trường hiện nay khi giải thể (giá chứng khoán của côngty dầu khí thấp nhưng họ có mỏ), vậy mua về rồi giải thể sẽ có lời; B có nhiều côngty con, vậy mua về rồi bán các côngty con đi sẽ có lời. Và A ra tay. Đầu tiên, A mua một số nhỏ chứng khoán của B trên thị trường. Mua vào lúc này sẽ không phải trả giá cao như khi công bố chính thức sau này. Tuy nhiên A không mua được nhiều vì - nếu hơn 5% - phải báo cáo cho ủy ban chứng khoán. Trong thời gian này A cũng phải tìm nơi tài trợ. A có thể lập A’ để sáp nhập nó vào B; phát hành trái phiếu không có bảo đảm nhưng trả lãi cao, hay đi vay đến 70-80% giá mua rồi sau này bántài sản của B hoặc lấy cổ tức nó làm ra để trả nợ. Cách làm này được gọi là “leverage buy - out”(LBO). Sau khi đã mua một số chứng khoán nhỏ, A sẽ thông báo chính thức. Họ đề nghị một giá mua cho các cổ đông của B. Giá đó sẽ cao hơn giá chứng khoán của B trên thị trường (thường là 35%) và nói là nếu mua được một số lớn - thí dụ - 80% thì mới mua. Khi được đề nghị một giá như thế, các cổ đông của B sẽ bị áp lực phải bán. Nếu không bán bây giờ mà sau này A mua được rồi thì họ sẽ bị ép giá ngay. hội đồng quản trị của B bị đứng ngoài! Tuy nhiên ở giai đoạn này có thể có một vài côngty khởi động khác cũng muốn mua (vì giá chứng khoán của B thấp hơn giá trị thật) và họ có thể đề nghị các giá mua cao hơn (100% chẳng hạn). Thế là có đấu đá về giá và cổ đông của B rất thích. Tuy nhiên để an tâm họ bán chứng khoán trước đi. Có những người làm trung gian sẽ mua (gọi là arbitrageurs); người này bỏ tiền mua theo giá đã được A đề nghị; trả tiền cho người bán xong, họ nắm chứng khoán, chờ cho cuộc chiến giá cả ngã ngũ, ai thắng thì họ trao chứng khoán, nếu giá bán cao hơn giá đã mua họ có lời, bằng với giá mua thì ôm lỗ! Khi cuộc chiến giá cả diễn ra thì hội đồng quản trị của B cũng sẽ đối phó lại. Họ đi tìm một hiệp sĩ tốt bụng (white knight) trả giá cao hơn, thân thiện với họ hơn để bán. Cũng có thể họ tái cơ cấu côngty của mình; đi vay tiền để mua lại chứng khoán, cho cổ đông đi ra, sau đó rút côngty ra khỏi thị trường chứng khoán. Cách này được gọi là management- buy- out (MBO). Cách khác nữa là đi vay tiền rồi trả cổ tức thật cao cho cổ đông và thuyết phục họ không bán. hội đồng quản trị có nhiều cách khác nữa để . thoát nạn. Kết quả cuối cùng của việc làm dễ giận này là có khi hội đồng quản trị của B thắng; có khi một côngty khác A mua được; có khi A mua được nhưng phải trả giá cao hơn lúc đầu đề nghị. Nếu B được A mua với giá cao hơn trước và chấp nhận việc bán thì lúc ấy muabán dễ giận trở thành . dễ thương! Tình hình ở Việt Nam Việc muabán kiểu này ở ta còn lâu mới diễn ra náo nhiệt ở khu vực tư nhân; vì các doanh nghiệp chưa có những hồ sơ pháp lý của côngty đầy đủ, duy trì đúng cách và tình trạng tài chính cũng chưa phân minh rõ ràng nên ít có người dám bán hay mua. Ở ta chỉ có sự chuyển nhượng vốn giữa các bên nước ngoài với nhau trong côngty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài; nơi mà hồ sơ pháp lý và tài chính được lập và duy trì theo tiêu chuẩn của côngty mẹ. Có một côngty xưng là chuyên mua báncôngty thì thực sự chỉ làm trung gian muabán chứ họ không đích thân đi mua ai hay bán ai. Khi làm trung gian như thế mà côngty đi mua nào đó phải “ôm của nợ” của côngty đã bán thì côngty trung gian kia có chịu trách nhiệm gì không? Ngoài ra, hệ thống tài chính và ngân hàng của ta chưa nắm nhiều tiền để giúp vào việc mua báncông ty. Sự trình bày ở đây chỉ nêu lên một vài sự thật là: (i) các côngty đã niêm yết mà giá chứng khoán thấp, bị xuống giá, thì nguy cơ là hội đồng quản trị có thể bị loại bỏ. Chủ mới bỏ tiền mua chứng khoán của công ty, nắm quyền quyết định trong đại hội cổ đông và loại họ ra; (ii) vốn của côngty không bị ảnh hưởng khi giá chứng khoán xuống thấp như nhiều báo chí hay lo ngại và (iii) những người nắm chứng khoán mà muốn cho giá không xuống thì đừng bán đi; ai mua cổ phiếu mà họ không bán thì chẳng có chuyện gì xảy ra cho công ty. Mua báncông ty: Xem “giò cẳng” cho kỹ Hầu như tất cả các luật sư đều cho rằng khâu quan trọng hàng đầu của một vụ chuyển nhượng doanh nghiệp chính là vấn đề thẩm định. “Cũng giống như ta mua một cái máy vậy, trước hết phải kiểm tra xem tình trạng hiện hữu của nó ra sao, giá trị sử dụng còn bao nhiêu phần trăm, bộ phận nào mới, bộ phận nào cũ, máy đó sở hữu của ai, có bị tranh chấp không .”, Luật sư Lê Công Định, Trưởng văn phòng Luật sư DC, giải thích. Theo các luật sư, có hai vấn đề cốt lõi cần thẩm định trong việc chuyển nhượng, đó là tình trạng tài chính và tình trạng pháp lý của côngty được chào bán. Việc thẩm định về tình trạng tài chính sẽ cho biết côngty có tài sản bao nhiêu, hoạt động kinh doanh lời lỗ ra sao, nợ nần như thế nào ., nói cách khác điều đó giúp cho người mua và người bán biết giá trị của mặt hàng mình cần muabán là bao nhiêu. Còn việc thẩm định về tình trạng pháp lý cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của côngty như thế nào, có gặp rắc rối gì về pháp luật không, có tranh chấp với ai không . Một trong những cơ sở quan trọng để thẩm định tình trạng tài chính là báo cáo kiểm toán. Các luật sư khuyên tốt nhất nên chọn thuê những côngty kiểm toán uy tín, nổi tiếng thì báo cáo kiểm toán mới có độ tin cậy và giá trị cao. Tuy vậy, theo luật sư Nguyễn Hữu Phước, Trưởng văn phòng Luật sư P&P, cũng không nên hoàn toàn tin tưởng vào báo cáo kiểm toán vì việc kiểm toán thực chất chỉ dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp. Trong trường hợp khách hàng giấu thông tin thì tình hình tài chính của côngty sẽ không được phản ánh chính xác. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng hai sổ sách kế toán, một sổ cho mình và sổ khác để đối phó với Nhà nước. Vì vậy, để có một cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tình hình tài chính của công ty, bên mua cần dựa trên nhiều tàiliệu và tiến hành thẩm định với nhiều cách thức phối hợp khác nhau. Về tình trạng pháp lý, luật sư Phước cũng lưu ý: “Một số côngty Việt Nam thường tuân thủ pháp luật không được tốt trong giai đoạn mới bắt đầu hoạt động. Ví dụ như kê hóa đơn không đúng giá trị thực tế, né đóng bảo hiểm cho người lao động, pháp luật quy định phải có giấy phép nhưng lại không xin . Chỉ sau này, khi đã phát triển, ổn định họ mới bắt đầu đi vào khuôn phép, tuân thủ đàng hoàng. Vì vậy, nếu ta chỉ kiểm tra trong hai năm gần nhất lúc mua thì rủi ro từ việc không tuân thủ pháp luật của các năm trước đây vẫn có thể xảy ra. Ví dụ như bị cơ quan thuế phát hiện và buộc truy thu một khoản thuế nào đó chẳng hạn”. Đã có trường hợp một côngtytại Tp.HCM mua lại một cơ sở sản xuất nước tinh khiết nọ, tiền trao cháo múc vừa được vài tháng thì bên mua mới té ngửa khi nhận được công văn từ một nhà cung cấp của cơ sở yêu cầu thanh toán khoản nợ lên tới 300 triệu đồng. Khoản nợ này đã không hề được bên bán đề cập gì trong quá trình thương lượng. Theo luật sư Nguyễn Chính, Văn phòng Luật sư Nghiêm & Chính, để hạn chế rủi ro thì ngoài việc thẩm định, bên mua cần thỏa thuận dứt khoát với bên bán rằng “bên mua không chịu trách nhiệm đối với những khoản phát sinh ngoài khai báo của bên bán”. Sau khi đã xem kỹ giò cẳng và thỏa thuận việc mua bán, bước kế tiếp là lập hợp đồng. Theo luật sư Phước, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp hiện nay còn quá sơ sài. “Hầu hết các hợp đồng chỉ đề cập tới cái tốt, tài sản bán gồm những gì, giá bao nhiêu, phương thức thanh toán ra sao . Trong khi đó, các bên lại rất ít khi đề cập đến cái “xấu”, tức những tình huống rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh. Chẳng hạn, sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp doanh thu, lợi nhuận của côngty sau khi mua không đạt được mức như báo cáo trước đó của bên bán”. Luật sư Phước cũng cảnh báo rằng việc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn thực tế trong hợp đồng nhằm “né” thuế thu nhập chuyển nhượng như nhiều trường hợp hiện nay rất có thể sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Ông cho biết đã từng xảy ra trường hợp tranh chấp bên mua nhất quyết chỉ thanh toán cho bên bán theo giá ghi trên hợp đồng mặc dù trước đó cả hai bên đã thỏa thuận ngầm với nhau theo mức giá cao hơn rất nhiều. Ở một khía cạnh khác, luật sư Định cho rằng trong hợp đồng nên có sự thỏa thuận thật kỹ về thời điểm kết thúc giao dịch bởi việc chuyển nhượng doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Chẳng hạn, phải có giấy chấp thuận của sở kế hoạch và đầu tư, quyết định đồng ý của hội đồng quản trị . Như vậy, giao dịch chỉ có thể kết thúc khi bên bán đã trao cho bên mua những giấy tờ nói trên. Tương tự, theo luật sư Phước, thời điểm chốt sổ kế toán cũng nên được thỏa thuận thật rõ ràng, chi tiết. “Rất nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua vấn đề này. Ví dụ, trong khi đang làm thủ tục chuyển nhượng, bên bán làm bậy, tiêu hết tiền trong quỹ thì sao? Vì vậy, phải thỏa thuận cụ thể lúc nào thì khóa sổ kế toán, trách nhiệm của bên bán sau khi khóa sổ ra sao, lúc nào thì bên mua được quyền tiếp quản doanh nghiệp .”, Luật sư Phước nói. admin (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn ) . chuyên mua bán công ty thì thực sự chỉ làm trung gian mua bán chứ họ không đích thân đi mua ai hay bán ai. Khi làm trung gian như thế mà công ty đi mua nào. chứng khoán của công ty dầu khí thấp nhưng họ có mỏ), vậy mua về rồi giải thể sẽ có lời; B có nhiều công ty con, vậy mua về rồi bán các công ty con đi sẽ