Quản lý rủi ro thế nào? Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro là điều khó tránh khỏi, vì vậy quản lý rủi ro như thế nào và xử lý ra sao khi sự cố xảy ra là vấn đề không chỉ các doanh nghiệp, mà các cơ quan chức năng cũng đặc biệt quan tâm. Tại Hội thảo về Đề án "Phí trên cơ sở rủi ro" và Đề án "Tiếp nhận và xử lý" để lấy các ý kiến đóng góp của các ngân hàng thương mại Nhà nước, NHTMCP, các quỹ tín dụng, ngân hàng nước ngoài là các đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp khi đề án này được thực hiện, dự kiến vào năm 2010. Nếu như trước đây, DIV áp dụng hệ thống phí đồng hạng cho các tổ chức tham gia bảo hiểm, thì trong Đề án "Phí trên cơ sở rủi ro" này, mức phí được phân biệt trên cơ sở rủi ro theo nguyên tắc rủi ro cao, thì tỷ lệ phí cao và ngược lại. Cách tính phí này bình đẳng hơn, tạo động lực cho các tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện các chuẩn mực an toàn. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban Tài chính Kế toán - Ngân hàng NN&PTNT: "Tôi nghĩ rằng, cần thay đổi cơ chế tính phí để phù hợp với mức độ rủi ro. Tuy nhiên, việc xây dựng mức phí phải thận trọng. Với mức phí đưa ra và bước nhảy 100% là rất cao trong bối cảnh hệ thống tín dụng nội bộ, cũng như đánh giá của các tổ chức tài chính tín dụng chưa theo kịp. Tôi đề nghị cần cân nhắc thêm về mức phí và xây dựng lộ trình để áp dụng". Tuy nhiên, đóng góp về phương pháp đánh giá mức độ rủi ro là 60% định lượng và 40% định tính, đại diện Quỹ Tín dụng Trung ương cho rằng, cách này chưa đảm bảo tính khách quan. "Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định lựa chọn phương pháp kết hợp cả định lượng và định tính, vì định lượng sẽ phản ánh các yếu tố hiện tại, còn định tính phản ánh các yếu tố tương lai. Thực tế, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi và những tổ chức xếp hạng trên thế giới đều sử dụng 1 phần định tính". Lần đầu tiên, Việt Nam đang xây dựng một cơ chế xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm gặp sự cố về tín dụng trong Đề án tiếp nhận và xử lý rủi ro của DIV, theo đó dựa trên nguyên tắc thị trường, hạn chế dùng ngân sách Nhà nước, DIV xây dựng 7 trường hợp tiếp nhận xử lý. Các công cụ xử lý là ngân hàng bắc cầu, Công ty quản lý tài sản để tiếp nhận và bán lại các nghĩa vụ nợ và tài sản của ngân hàng gặp sự cố. Nhiều đại biểu tham gia Hội thảo cho rằng, mô hình công ty quản lý nợ (AMC) cũng giống như công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tài chính. "Về mặt chủ quản thì DATC thuộc cơ quan chủ quản Nhà nước, thứ 2 là tiền đó sử dụng ngân sách, còn chúng tôi không thuộc cơ quan Nhà nước và tiền chúng tôi hạn chế không sử dụng ngân sách. DATC mua bán theo chỉ định của chính phủ, chúng tôi mua bán theo quy trình của thị trường". Một chuyên gia trong ngành nhận định về nền tài chính ở Việt Nam: "Cái gì cũng dưới chuẩn mực quốc tế, chỉ có rủi ro là cao hơn chuẩn mực quốc tế". Hai đề án "Phí trên cơ sở rủi ro" và "Tiếp nhận và xử lý" sau khi được hoàn thiện, sẽ giúp bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đảm bảo tốt hơn nữa sự ổn định của nền tài chính Việt Nam theo hướng hội nhập thế giới Minh Hường . Quản lý rủi ro thế nào? Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro là điều khó tránh khỏi, vì vậy quản lý rủi ro như thế nào và xử lý ra sao khi sự cố xảy ra là vấn. cho các tổ chức tham gia bảo hiểm, thì trong Đề án "Phí trên cơ sở rủi ro& quot; này, mức phí được phân biệt trên cơ sở rủi ro theo nguyên tắc rủi ro cao, thì tỷ lệ phí cao và ngược. trên thế giới đều sử dụng 1 phần định tính". Lần đầu tiên, Việt Nam đang xây dựng một cơ chế xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm gặp sự cố về tín dụng trong Đề án tiếp nhận và xử lý rủi ro