1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Xử lý trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài như thế nào ppt

3 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 343,98 KB

Nội dung

Xử trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài như thế nào? Con gái tôi được 18 tháng. Kể từ mùng 4 Tết đến nay, bé nhà tôi bị đi ngoài xì xoẹt ngày 3-4 lần. Tôi đã cho con đi xét nghiệm phân, uống men tiêu hóa nhưng tình trạng trên vẫn không đỡ. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ? Trong mấy ngày Tết, bé vẫn đảm bảo đủ bữa ăn dù giờ giấc có bị thay đổi. Bé ăn thêm nhiều đồ ngọt (chủ yếu là socola và mứt bí đao) có phải là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa không, thưa bác sĩ? (Hải Vân, Kim Liên, Hà Nội). PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai trả lời: Rối loạn tiêu hóa sau dịp Tết rất phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân bởi nếp sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của trẻ bị thay đổi. Trong ngày Tết, do trẻ không được ăn đúng giờ, đúng bữa như ngày thường (cha mẹ ngủ dậy muộn, chuẩn bị đồ ăn cho trẻ cũng muộn hơn, rồi thì khi thì cái bánh, cái kẹo)… gây thay đổi nhịp làm việc của bộ máy tiêu hóa. Ngày thường, theo chu kỳ sinh học, cứ đến giờ đó, bữa đó là dà dày, đường tiêu hóa làm việc. Còn ngày Tết, ăn lệch giờ, rồi bánh kẹo… khiến bụng dạ bé lúc nào cũng lưng lửng, ngang ngang nên hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thức ăn, rồi bộ máy tiêu hóa quá tải khiến nhiều trẻ sau dịp Tết bị rối loạn tiêu hóa triền miên, đi ngoài phân sống uống đủ loại men không khỏi. Để xử tình trạng này, cha mẹ phải hết sức kiên trì để lặp lại nhịp sinh hoạt thường ngày cho hệ tiêu hóa của bé, cụ thể như sau: - Cho bé trở lại nếp sinh hoạt bình thường, ăn đúng bữa ăn với lượng ít hơn ngày thường. Không nên cho bé ăn vặt giữa các bữa, để bé không bị ngang dạ, có cảm giác thèm ăn sẽ kích thích tiêu hóa thức ăn tốt hơn. - Sử dụng men tiêu hóa, kèm theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Chế độ ăn với bé nhỏ đang ăn cháo nên nấu cháo thịt nạc (thịt thăn lợn, thịt bò, thịt gà bỏ da) với các loại củ như khoa tây, cà rốt, chuối xanh và bí đỏ. Nên nấu luân phiên các loại củ này để đỡ ngán. Như nấu cháo một ngày với 1/3 quả chuối xanh với tầm 1/3 củ khoai tây. Bữa sau nấu với cà rốt, rồi bữa tiếp là bí đỏ. - Nên hạn chế ăn các loại rau nhuận tràng, trái cây nhuận tràng nhưng lại nên cho bé ăn chuối chín và sữa chua mỗi ngày. Nhiều người sợ ăn chuối khiến bé đi ngoài nhiều hơn nhưng thực tế, trong chuối có nhiều kali rất tốt cho tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé. Hãy kiên nhẫn với chế độ ăn này và đúng giờ đúng giấc các bữa ăn, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần trở lại làm việc như nhịp cũ và tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng sẽ hết. Cho trẻ uống oresol nếu trẻ đi ngoài nhiều. . Xử lý trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài như thế nào? Con gái tôi được 18 tháng. Kể từ mùng 4 Tết đến nay, bé nhà tôi bị. cho con đi xét nghiệm phân, uống men tiêu hóa nhưng tình trạng trên vẫn không đỡ. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ? Trong mấy ngày Tết, bé vẫn đảm. đúng giờ đúng giấc các bữa ăn, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần trở lại làm việc như nhịp cũ và tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng sẽ hết. Cho trẻ uống oresol nếu trẻ đi ngoài nhiều.

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w