Phòng ngừarốiloạntiêuhóa cho bétrongdịpTết
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rốiloạntiêu hóa. Vì
vậy, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong những
ngày này để phòngngừa những rốiloạn có thể xảy ra.
Ngày Tết chế độ ăn cho trẻ thường bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cho ăn
đúng bữa, lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ. Ngược lại, trẻ lớn ít bị kiểm
soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt tết và
nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết.
Một số thức ăn khác trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa
nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết
so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rốiloạntiêu hóa. Biểu
hiện của rốiloạntiêuhóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân
gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng
bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón
hay tiêu chảy. Không có một triệu chứng nào là đặc trưng chorốiloạntiêuhóa khi
có sự kết hợp của nhiều triệu chứng.
Duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường.
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rốiloạntiêuhóa
Đau bụng:
Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại
thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ
đến trung bình. Các cơn đau này gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
tổng trạng của bé. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ
chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.
Chán ăn:
Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình
thường.
Đầy bụng:
Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít hơn so với lứa tuổi, làm trẻ không muốn
ăn tiếp tục.
Chướng bụng:
Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng
nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di
chuyển trong ống tiêu hóa.
Đề phòng rốiloạntiêuhóa cho bétrongdịpTết
Ợ:
Thường trẻ ợ do có nhiều hơi trong dạ dày. Nguyên nhân là do trẻ nuốt quá nhiều
hơi khi ăn hoặc khi bú. Trẻ thường bứt rứt, vặn mình, đỏ mặt. Trẻ lớn và người lớn
có cảm giác khó chịu vùng thượng vị. Ở các bệnh nhân này, ợ hơi mang lại cảm
giác dễ chịu.
Buồn nôn và nôn ói:
Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói
thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêuhóa hết. Nếu trẻ ói ra máu,
dịch xanh hay dịch vàng, cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý nặng như xuất
huyết dạ dày, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, tắc ruột.
Tiêu chảy:
Tiêu chảy là khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp
thường hết sau 5 – 7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có
thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y
tế.
Cách chăm sóc và phòng ngừarốiloạntiêuhóa cho trẻ
Để tránh cho trẻ bị rốiloạntiêuhóatrongdịp Tết, các bậc phụ huynh phải chú ý:
Duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường.
Trước Tết, chúng ta nên mua dự trữ rau xanh, các loại củ quả, trái cây.
Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia
vị và phải phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để tránh lạm dụng các thực phẩm ngày
Tết, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường
trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế
biến.
Thời tiết ngày Tết ở Nam bộ thường nắng nóng dễ làm trẻ mất nước. Vì vậy
việc cho trẻ uống nước thường xuyên là hết sức cần thiết.
Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp trẻ có sức
đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé trong dịp Tết
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì
vậy,. thức ăn chậm di
chuyển trong ống tiêu hóa.
Đề phòng rối loạn tiêu hóa cho bé trong dịp Tết
Ợ:
Thường trẻ ợ do có nhiều hơi trong dạ dày. Nguyên nhân