1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÂU HỎI , ĐÁP ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

5 8,7K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 66 KB

Nội dung

CÂU HỎI , ĐÁP ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA Câu 1: Đăng ký phương tiện thủy nội địa là gì? a, Là đăng ký hành chính và đăng kiểm phương tiện. b, Là đánh giá trạng thái an toàn kỹ thuật của phương tiện. c, Là đăng ký hành chính về quyền sử dụng hợp pháp phương tiện đối với chủ phương tiện: Trả lời: Đáp án c. (theo khoản 1 Điều 25 Luật GTĐTNĐ) Câu 2: Theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùm tắc giao thông. Kể từ ngày tháng năm nào đình chỉ hoạt động các phương tiện thuỷ nội địa không đăng ký, đăng kiểm an toàn kỹ thuật và đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế của các loại phương tiện thuỷ nội địa trái phép. a, Ngày 31/12/2008. b, Ngày 01/01/2009. c, Ngày 01/09/2009. đ, Ngày 31/12/2009. Trả lời: Đáp án b. Câu 3: Các loại phương tiện thủy nội địa nào dưới đây bắt buộc phải đăng ký? a, Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn trở lên hoặc có sức chở từ 5 người trở lên. b, Tất cả các phương tiện có động cơ (kể cả công suất máy chính lớn hay nhỏ hoặc sức chở người). c, Cả 2 ý trên. Trả lời: Đáp án c.(theo khoản 5 Điều 25 Luật GTĐTNĐ) Câu 4: Các loại phương tiện thủy nội địa nào dưới đây bắt buộc phải đăng kiểm? a, Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn trở lên hoặc có sức chở trên 12 người và tất cả các phương tiện có động cơ. b, Phương tiện có động cơ công suất máy chính từ 5 mã lực trở lên hoặc có sức chở từ 10 người trở lên. c, Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn trở lên hoặc có sức chở trên 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính từ 5 mã lực trở lên hoặc có sức chở từ 5 người chở lên. Trả lời: Đáp án c.(theo khoản 1 Điều 26 Luật GTĐTNĐ) 1 Câu 5: Thế nào là "Vạch dấu mớn nước an toàn" của phương tiện thủy nội địa? a, Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện quy định về sức chở của phương tiện. b, Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động. Trả lời: Đáp án b.(theo khoản 16 Điều 3 Luật GTĐTNĐ) Câu 6: Bảo đảm TTATGT đường thủy là trách nhiệm của ai? a, Trách nhiệm của UBND các cấp. b, Trách nhiệm của lực lượng CSGT đường thủy, Thanh tra giao thông đường thủy. c, Trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông. d, Cả 03 ý trên. Trả lời: Đáp án c. Câu 7: Thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện gì? a, Đủ 20 tuổi trở lên, có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. b, Đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe theo quy định, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn. c, Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam, đủ tiêu chuẩn sức khỏe và được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện. Trả lời: Đáp án c.(theo điểm a khoản 2 Điều 29 Luật GTĐTNĐ) Câu 8: Bằng thuyền trưởng hạng Ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng các loại phương tiện thủy nội địa nào? a, Tàu khách có sức chở từ 40 người trở xuống hoặc tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 100 tấn trở xuống. b, Tàu khách có sức chở từ 50 người trở xuống hoặc tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 150 tấn trở xuống. c, Tàu khách có sức chở từ 60 người trở xuống hoặc tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở xuống. Trả lời: Đáp án b. (theo điểm a, c khoản 3 Điều 33 Luật GTĐTNĐ) Câu 9: Khi hai phương tiện thủy nội địa đi ngược hướng nhau có nguy cơ va chạm, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải giảm tốc độ, tránh và nhường đường theo nguyên tắc nào? a, Phương tiện đi xuôi nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi ngược nước. b, Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. 2 c, Thực hiện quyền bình đẳng, không phải nhường đường cho nhau. Trả lời: Đáp án b. (theođiểm a khoản 1 Điều 39 Luật GTĐTNĐ) Câu 10: Phương tiện thủy nội địa không được neo đậu ở vị trí nào sau đây? a, Ở ven bờ, khu vực giao nhau, hành lang bảo vệ cầu, nơi có báo hiệu cấm neo đậu. b, Ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trìmh khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu. c, Tất cả các trường hợp trên. Trả lời: Đáp án b. (theo khoản 4 Điều 44 Luật GTĐTNĐ) Câu 11: Phương tiện thủy nội địa sắp cập bến, rời bến, chào nhau, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phát âm hiệu như thế nào? a, Hai tiếng dài. b, Ba tiếng dài. c, Bốn tiếng dài. Trả lời: Đáp án b. (theo khoản 5 Điều 47 Luật GTĐTNĐ) Câu 12: Phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực hành trình một mình vào ban đêm phải bố trí đèn hiệu như thế nào? a, Trên cột đèn thắp một đèn nửa xanh nửa đỏ ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. b, Trên cột đèn thắp một đèn nửa xanh nửa trắng ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. c, Trên cột đèn thắp một đèn nửa xanh nửa vàng ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. Trả lời: Đáp án a. (khoản 2 Điều 50 Luật GTĐTNĐ) Câu 13: Phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 mã lực và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn hành trình một mình vào ban đêm phải bố trí đèn hiệu như thế nào? a, Trên cột đèn thắp một đèn xanh đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. b, Trên cột đèn thắp một đèn đỏ đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. c, Trên cột đèn thắp một đèn trắng đặt ở độ cao ít nhất 2 mét so với mặt nước. Trả lời: Đáp án c. (khoản 4 Điều 50 Luật GTĐTNĐ) Câu 14: Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây? a, Qui định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. 3 b, Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyện viên và người lái phương tiện trong cảng, bến thủy nội địa. c, Cấp phép cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng bến thủy nội địa. d, Cả 3 ý trên. Trả lời: Đáp án d. (khoản 1,2 Điều 72 Luật GTĐTNĐ) Câu 15: Người kinh doanh vận tải có quyền nào sau đây? a, Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm. b, Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo. c, Từ chối vận chuyển khi hành khách làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác. d, Ý a và ý c. Trả lời: Đáp án d. (điểm a, b, khoản 1 Điều 82 Luật GTĐTNĐ) Câu 16: hành khách đi trên phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa có quyền nào sau đây? a, Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua. b, Được miễn cước hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật. c, Được từ chối chuyển đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại vé theo quy định. d, Cả 3 ý trên. Trả lời: Đáp án d. (điểm a, b, c khoản 1 Điều 83 Luật GTĐTNĐ) Câu 17: UBND các cấp có trách nhiệm nào sau đây trong công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa? a, Thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng. b, Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa tại địa phương. c, Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền tại địa phương. d, Cả 3 ý trên. Trả lời: Đáp án d. (khoản 1, 3 Điều 100 Luật GTĐTNĐ) Câu 18: Hành vi giả mạo hồ sơ đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực để được đăng ký, đăng kiểm thì bị xử phạt tiền theo mức nào sau đây: 4 a, Từ 300.000 đến 500.000 đồng. b, Từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. c, Từ 700.000 đến 1.000.000 đồng. Trả lời: Đáp án b, (điểm d, khoản 5 Điều 13 NĐ 09/CP) Câu 19: Hành vi mượn, thuê, cho mượn cho thuê trang thiết bị của phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người để đăng kiểm thì bị xử phạt tiền theo mức nào sau đây: a, Từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. b, Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. c, Từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng. Trả lời: Đáp án a, (điểm đ, khoản 6 Điều 13 NĐ 09/CP) Câu 19: Hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 150 mã lực vào khai thác không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động của phương tiện theo quy định thì bị xử phạt tiền theo mức nào sau đây: a, Từ 100.000 đến 300.000 đồng. b, Từ 200.000 đến 400.000 đồng. c, Từ 300.000 đến 500.000 đồng. Trả lời: Đáp án c, (điểm c, khoản 1 Điều 15 NĐ 09/CP) Câu 20: Hành vi giao việc điều khiển phương tiện cho người không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định, ngoài việc xử phạt tiền thì phải xử phạt hình thức bổ sung “Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện” bao nhiêu tháng? a, Từ 1 tháng đến 3 tháng. b, Từ 3 tháng đến 6 tháng. c, Từ 6 tháng đến 9 tháng. Trả lời: Đáp án b, (điểm a, khoản 2 Điều 17 NĐ 09/CP) Câu 21: Hành vi điều khiển phương tiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn thì bị xử phạt tiền theo mức nào sau đây: a, Từ 1.000.000 đến 1.200.000 đồng. b, Từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng. c, Từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Trả lời: Đáp án c, (điểm d, khoản 2 Điều 17 NĐ 09/CP) 5 . CÂU HỎI , ĐÁP ÁN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA Câu 1: Đăng ký phương tiện thủy nội địa là gì? a, Là đăng ký hành chính và đăng kiểm phương tiện. b, Là đánh giá trạng thái. về giao thông đường thủy nội địa? a, Thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng. b, Đảm bảo trật t , an toàn giao thông. thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật t , an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa tại địa

Ngày đăng: 13/07/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w