1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đôi điều lầm tưởng và phương thức đọc sách pps

7 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách Nói chung, không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật. Đọc quá kĩ thì mất thời gian mà chưa chắc hiệu quả, bởi vì, cái người ta nghĩ ra mình cũng có thể nghĩ ra, chưa chắc cần phải đào bới quá kĩ nhưng cái người khác đã đào bới, thay vì thế mình chỉ cần nắm ý đồ, rồi tự dùng tư duy của mình để bắt theo mạch của tác giả để suy nghĩ phân tích tiếp, có khi lại ra nhiều cái hay hơn. Vì thế, có khi một quyển sách vừa đọc các tên của chương mục đã hiểu viết gì ở trong, hay có khi chỉ cần đọc tên quyển sách là đã có thể nắm được vấn đề. Tôi trước khi đọc một quyển sách, đều cố gắng dự đoán xem mình cần tìm những gì từ nó. Sau đó, khi đọc mỗi một chương mục, tôi đều tự tư duy xem họ viết gì ngay sau khi nhìn thấy tít của chương mục đó, nếu cảm thấy vấn đề đấy đơn giản mình hiểu ngay được, thì tôi chỉ đọc lướt qua hay thậm chí không đọc nội dung của nó nữa để chuyển sang chương khác. Ví dụ quyển "1000 điều tâm đắc của Dale Carnegie" tôi hầu như chỉ lướt qua các cái tít của từng điều, không đọc ví dụ và phân tích. Nếu mà mình cảm thấy chưa hiểu hoặc chưa đủ, tôi sẽ đọc cẩn thận, và đối chiếu với những cái mình đã nghĩ trước với cái mình vừa hiểu được. Nhiều khi chỉ cần nghe ai nói về một quyển sách nào đó, là ta đã nắm được vấn đề, không cần phải tìm đọc. Đơn giản vì không ai có thể đọc hết sách trên đời, nên mới cần thảo luận học hỏi lẫn nhau, và các forum trên mạng phải chăng cũng vì một mục đích đấy mà tụ hội được bao con người uyên bác. Nhưng phải rất coi chừng với chuyện đọc lướt hay chỉ nghe người khác nói. Đó là vấn đề nguyên bản. Ví như người ta vẫn chẳng tranh cãi suốt về chuyện bản gốc của các dị khảo. Giả sử, nghe ai nó về Khổng chẳng hạn từ anh A, thì đó đã là Khổng của A, mà nếu A lại nghe từ B, thì đó là Khổng của B và A, rồi cứ như thế truyền miệng, cuối cùng qua vài đời F lai, Khổng chắc thành cái gì rồi chứ và nếu một sự nhầm lẫn tam sao thất bản tai hại về tên tuổi, có khi nó thành ông Kổng, hay ông Cống nào đó chẳng ai nhận ra nữa. Hôm xem chương trình gì đó của chị Tạ Bích Loan về những người nước ngoài yêu Việt Nam, có một bà Lady Bolton người Mỹ nghiên cứu về Cụ Hồ, nói một vấn đề làm ai đó sẽ giật mình. Đó là, Cụ Hồ trong bản tuyên ngôn 2-9-45 đã thay đổi một chút trong lời mở đầu mà mọi người vẫn cho là Bác lấy nguyên trong Tuyên ngôn của Mỹ. Trong bản tuyên ngôn Mỹ cách đây 400 năm, thì là "mọi đàn ông (all men) sinh ra đều bình đẳng" vì cái hồi đấy phụ nữ đâu có quyền gì, về sau khi có sự bình đẳng cho phụ nữ, nên cái từ men nó mới đại diện cho con người nói mọi người, quả là rấtchung. Bác đã rất tiến bộ khi đã chuyển thành: all men hợp lý vì "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" mà, các bà cũng ghê lắm chứ. Lại một ví dụ nữa về Cụ Hồ. Lời dạy nguyên gốc của Bác cho ngành y: "Lương y PHẢI như từ mẫu" về sau bị mất đi từ "phải". Lương y làm sao mà là từ mẫu được, mà phải như từ mẫu chứ, cái từ PHẢI nghe có vẻ cưỡng ép đầy trách nhiệm ấy xét ra cũng có ý nghĩa và chuẩn xác ghê gớm lắm, nghĩ ra thấy thật đắt. Vì vậy, việc tìm đọc kĩ càng và nguyên gốc cũng rất cần thiết, đặc biệt là các sách được coi là kinh điển cho một lĩnh vực nào đó. Tôi nhận ra, trong một đống sách mình mua về một vấn đề/lĩnh vực nào đó, thì hoá ra, chỉ có độ 1-2 quyển là cơ bản, và các quyển còn lại đều chỉ là ăn theo, dựa vào đó mà viết thêm. Chẳng hạn Đắc Nhân Tâm cũng có thể coi là kinh điển trong cách đối nhân xử thế trong thời hiện đại. Nhờ đã đọc kĩ nó, nên các quyển ăn theo về sau, tôi chỉ đọc lướt qua, ví dụ như "1000 điều tâm đắc của Dale". Thế nhưng, riêng cái chuyện xác định thế nào là kinh điển cũng ối việc ra, vẫn cần cái linh cảm nào đó, một sự linh cảm có thể rèn luyện bằng kinh nghiệm. Riêng cái cảm giác là có nên đọc kĩ, đọc lướt hay bỏ qua một quyển sách hay một chương mục đã đòi hỏi một sự không đơn giản rồi, cần rèn luyện và kinh nghiệm. Một người thầy của tôi có nói, phải mất nhiều tiền ngu mua sách thì mới biết cách mà chọn sách, mà để biết cách đọc sách còn lâu hơn. Thầy còn thú thật là đọc từ năm còn nhỏ mà đến gần 40 mới gọi là tạm biết cách đọc sách, sau khi đã đọc nhầm rất nhiều sách Trên tôi đã nói về cách tiếp cận với sách, hay là cách mở sách, bây giờ là đến lúc gập sách lại. Một lần đọc trên tạp chí Tia sáng (số ??) có một bài của GS. Hồ Ngọc Đại viết về cách đọc sách. Ông có viết rằng nếu bảo sinh viên tóm tắt một quyển sách trong 1 trang thì ai cũng làm được, nhưng khi bảo tóm tắt trong một vài câu thì đã khó khăn hơn, mà tóm tắt trong 1 câu thì hầu như ít người làm nổi, mà tóm tắt trong một từ ngữ thì đúng là hầu như không ai thực hiện được (trong đám học sinh của ông). Nghĩ quả là có lý trong cái sự đọc sách ấy, khi ta đã hiểu được sách, thì làm sao để ghi nhớ rồi có lúc mang ra vận dụng. Tôi có đọc đâu đó câu nói: “Ngày này, người ta không còn cố gắng để ôm trọn kiến thức, mà chỉ cố gắng chèo chống trong đại dương kiến thức”. Nếu ai đã học Research methods, chắc hẳn biết tree-diagram (tương tự như sơ đồ dàn ý), một cái xương sống cho toàn bộ nghiên cứu. Việc ghi nhớ thông tin cũng thế, ta cần tạo một tree-diagram cho một kiến thức hay sách. Từ việc tóm tắt thành một trang với khá nhiều thông tin nhánh, ta tiếp tục tóm tắt hay tổng quát trong một vài câu, rồi thêm một bước nữa là từ ngữ, ta đã thiết lập được một tree-diagram quản lý thông tin. Quá trình lấy thông tin ra lại sẽ là quá trình ngược lại, từ một từ hay ngữ khoá (key word or phrase) ở cấp 1 của tree-diagram, ta sẽ khai triển được bước cao hơn là các câu khoá, rồi đoạn khoá, từ đó cứ thế phát triển, ta có thể lần ra toàn bộ quyển sách hay kiến thức. Việc tóm lược thông tin thành các từ ngữ khóa theo một hệ thống nhiều cấp, nhiều tầng là rất cần thiết. Việc này có thể được liên tưởng với việc dựng hay vẽ một cái cây, phải bắt đầu từ gốc hay thân, rồi cành rồi mới đến lá. Làm gì cũng phải có hệ thống, đọc sách và nhớ sách càng phải thế. Như vậy việc mở sách ra (phân tích) rồi đóng sách vào (tổng hợp) cũng lắm chuyện lắm, chẳng có một quy tắc nhất định nào cả, hoàn toàn phụ thuộc vào chính khả năng và kinh nghiệm của người đọc, túm lại là phải "nghệ thuật", không bàn hết nổi. 9 sai lầm của văn hóa đọc Thiên Minh Tạp chí Sành điệu 1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc độc báo thay vì đọc sách Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí (Showgame và phim dã sử truyền hình cũng là một kênh, nhưng có lẽ xin bản ở bài khác). Với một số người hiện đại hơn, tri thức nằm trong những trang báo điện tử và các diễn đàn. Thông thái hơn nữa thì Wikipedia và goodle hay yahoo là những ông thánh sống. 2) Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu "Tồn tại hay không tồn tại”, trong trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn. 3) Chúng ta rất lười ghi chép Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó. 4) Chúng ta đọc theo phong trào Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối". Đơn giản boiử rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc, cho mình. 5) Chúng ta giả vờ đọc Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để5 bày cho sang phòng chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân trong đó. Ngày xưa Nguyễn Tuân từng sốt sắng tả cái cảm giác mua sách về rồi nắn nót cầu kỳ đọc từng trang, sờ cái lề giấy… Bây giờ, điều đó là xa xỉ khi vô số cuốn sách xén lỗi chẳng bao giờ bị lo phát hiện vì nhieùe người đâu có giở chúng ra lần nào. 6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó. 7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách. 8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước. 9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn. S¸ch hay Toµn cÇu hãa: ThÕ giíi ph¼ng (Friedman), Making globalization work (Joseph E. Stiglitz) Một số địa chỉ website đọc sách online: http://www.nxbtre.com.vn/; http://www.fahasasg.com.vn/; www.chungta.com; http://www.vnthuquan.net/; http://www.docsach.net/; www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/:; www.nhanvan.com/docsach.htm; www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/f-34.htm (đây là câu lạc bộ đọc sách của cựu học sinh Trường chuyên Thăng Long) quản lý kinh tế, kinh doanh thì có thể kể ra các tên tuổi như Lester Thurow, Lee Iacoca, Bill Gates (Mỹ), Janos Kornai (Hungary), Ngô Quý Tùng (Trung Quốc), Nguyên Hiến Lê (Việt Nam). Tài đọc nhanh cá biệt là thuộc tính của bộ óc có tổ chức cao và tập trung cao độ. Các thiên tài thế giới như Cácmác, V.I.Lênin, Balzắc, Napôlêon đã nổi tiếng là những người đọc nhanh. Ví dụ: Napôlêon đọc được 2000 từ trong vòng một phút, văn hào Balzắc đọc một cuốn tiểu thuyết vào trăm trang chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, còn V.I. Lênin thì người đã đọc nhiều và đọc nhanh tới mức “khủng khiếp”. Cách đọc của Người không đọc từ dòng này qua dòng khác mà là lướt từ trang này qua trang khác, nhanh chóng nắm nội dung một cách chính xác, thế mà khi cần vẫn thuộc từng câu, từng chữ của những vấn đề quan trọng trong cuốn sách. Rõ ràng là đọc và đọc sách báo tài liệu trong mọi thời đại, ở mọi lúc, mọi nơi không chỉ là khả năng thể lực, là thói quen lao động trí óc đơn thuần mà phải được xem như một khả năng dẫn tới hoạt động sáng tạo của trí óc gắn liền với việc xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết. Nó đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình gián tiếp hay trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Sau đây là mười “quy tắc vàng” để giúp bạn đọc nhanh hơn”: - Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết. - Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán. - Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh. Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần phải luyện lại. - Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây. - Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và nắm bắt vấn đề nhanh hơn. - Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá, các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa. - Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ. Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách. - Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ. - Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc. - Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách. Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người. Theo T¹p chÝ S¸ch Cách đọc sách hiệu quả Tuổi Trẻ Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả 1. Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ: Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm. Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ. Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài (trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng). Gấp sách lại và tự hỏi: ý chính của bài là gì, văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì? Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn. 2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm. Cố gắng xem việc đọc sách như thể đang ngắm một cảnh đẹp, hình dung một ý tưởng bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân. 3. Đọc theo ý. Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa. 4. Không nên đọc một câu nhiều lần. Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất. 5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh. Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách. . Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách Nói chung, không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều. độ khó và cách viết trong bài đọc. Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn. thống, đọc sách và nhớ sách càng phải thế. Như vậy việc mở sách ra (phân tích) rồi đóng sách vào (tổng hợp) cũng lắm chuyện lắm, chẳng có một quy tắc nhất định nào cả, hoàn toàn phụ thuộc vào chính

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w