Để trả lời câu hỏi "có cách nào điều trị hết bệnh chàm?” thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh chàm. Bệnh chàm là một bệnh da dị ứng, có nhiều dạng bệnh khác nhau như chàm thể tạng, chàm tiếp xúc, chàm đồng tiền… nhưng theo mô tả của bạn thì bé bị chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng. - Từ hai tháng đến 2 tuổi được gọi là chàm sữa. Tổn thương là các mẩn đỏ có mụn nước và rỉ dịch ở mặt, da đầu, cổ, tay, chân; một số bé có da rất khô. - Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh tiếp tục tiến triển thành chàm thể tạng ở người lớn. Tổn thương ít rỉ dịch hơn; khu trú ở các nếp gấp lớn ở cổ, chân, tay; thường kèm các mẩn đỏ, vết cào gãi, khô da và dầy da rải rác ở các chi. Đây là một bệnh dị ứng do cơ địa. Do đó mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài khoảng thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát chứ không giải quyết triệt để được nguyên nhân gốc. Do đó hi vọng rằng bệnh của bé sẽ tự khỏi sau 4 tuổi. Tuy nhiên bé nên cần được chăm sóc và điều trị như sau: 1. Giữ môi trường xung quanh bé không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; đồng thời cũng giữ cho môi trường không quá khô, chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh thì nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng. 2. Tránh để bé đổ mồ hôi ẩm ướt. 3. Tránh dùng các thuốc bôi hoặc quần áo gây bít tắc hoặc gây kích thích như bôi dầu, thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc mặc quần áo bằng chất liệu len, nỉ, sợi tổng hợp. 4. Không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà bông tắm cho bé có chứa chất tẩy rửa, chỉ nên dùng các loại sữa tắm không chứa xà bông như Cetaphil, Saforell, Physiogel… 5. Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa khi tổn thương da đang tiến triển. 6. Giữ cho da bé luôn được ẩm mịn bằng cách bôi các chất giữ ẩm mỗi ngày hai lần và đặc biệt là sau khi tắm bé. 7. Không cho bé ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển… 8. Khị tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu như Milian, Eosin… 9. Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vảy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroids nhẹ trong thời gian ngắn (khoảng 7-10 ngày) thành từng đợt. 10. Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. 11. Một số thuốc bôi mới có thể dùng trong bệnh chàm cho hiệu quả tốt và tránh được các tác hại tại chỗ cho da do thuốc bôi có chứa corticosteroids gây ra. Tuy nhiên các loại thuốc bôi này chỉ nên dùng khi có kê toa và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu. . "có cách nào điều trị hết bệnh chàm? ” thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh chàm. Bệnh chàm là một bệnh da dị ứng, có nhiều dạng bệnh khác nhau như chàm thể tạng, chàm tiếp. chàm thể tạng, chàm tiếp xúc, chàm đồng tiền… nhưng theo mô tả của bạn thì bé bị chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng. - Từ hai tháng đến 2 tuổi được gọi là chàm sữa. Tổn thương là các. đầu, cổ, tay, chân; một số bé có da rất khô. - Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh tiếp tục tiến triển thành chàm thể tạng ở người lớn. Tổn thương