Đề phòng ung thư vú ( breast cancer ) Bác sĩ Vũ Văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương Đối với nữ giới thì có lẽ không một căn bệnh nào đáng lo sợ bằng chứng ung thư vú (breast cancer) vì nhiều lý do phức tạp vì không những là một chứng ung thư nguy hiểm mà còn đụng chạm tới một bộ phận gắn liền với nữ tính. Trước hết ung thư vú là chứng ung thư rất phổ biến ở Mỹ, trung bình cứ 1 trên 8 người sẽ bị mắc phải chứng bệnh nan y này. Tại Mỹ mỗi năm có thêm 190000 trường hợp mới được tìm ra và 40000 trường hợp tử vong vì ung thư vú. Bệnh ung thư vú không buông tha bất cứ ai, từ những nhân vật nổi tiếng như bà Nancy Reagan, Betty Ford cho tới gần đây và Elizabeth Edwards Hiện nay Y học đang cố gắng đi tìm ra những phương pháp trị liệu mới cũng như tìm nguyên nhân gây bệnh để rồi tìm ra cách phòng ngừa. Đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong việc điều trị cũng như đề phòng nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được câu hỏi là tại sao có người bị và có người không và làm thế nào để tránh khỏi mối đe dọa này ? Một khảo cứu mới nhất của Hội Ung Thư cho biết là 30 % các trường hợp ung thư vú có thể tránh được nếu biết thay đổi nếp sống (life style modifications), dinh dưỡng, giảm cân nặng, tập thể dục, giảm stress. Phương thức hữu hiệu nhất để chống lại căn bệnh nguy hiểm này vẫn là dựa trên việc chụp hình vú mammography và tự khám vú (self examination).Việc chữa trị tuy khá hoàn chỉnh nhưng điều kiện để thành công vẫn tùy thuộc vào việc sớm phát hiện bướu ung thư bằng hai phương pháp kể trên. Chữa trị chủ yếu là bằng giải phẫu (surgery), xạ quang trị liệu (radiotherapy) và hóa học trị liệu kết hợp với nhau và do một nhóm BS chuyên khoa đảm nhiệm (team approach). Việc điều trị, chăm sóc, điều dưỡng, tâm lý cần có sự điều hợp hòa nhịp giữa các bộ môn mới có thể đem lại kết quả tốt cho người bệnh nhân. Nguyên nhân Ung thư vú xảy ra khi một khúc DNA trong một số tế bào trong vú bị sai lệch khiến làm cho những tế bào nổi loạn, sinh sản bừa bãi tạo thành u bướu rồi lan đí nơi khác để dẫn đến tử vong. DNA giống như là một nhu liệu của một máy điện toán có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động bên trong các tế bào vì thế mỗi khi DNA bị sai lệch thì sẽ tạo nên những tế bào hoàn toàn mới rồi xoay ra làm loạn trong cơ thể, đó là bệnh ung thư ! Những nguyên nhân làm cho DNA bị sai lệch có thể là di truyền bởi các genes do cha mẹ truyền lại. Khoảng từ 5 đến 10 % những trường hợp ung thư vú do hai genes BRCA 1 và 2 bị hư hỏng gây ra. Bình thường thì các genes BRCA giúp chống lại những sai lệch trong DNA nhưng tại một số người mà genes BRCA bị hư hỏng vì lý do di truyền hoặc do bên ngoài thì dẫn đến chứng ung thư. Những lý do từ bên ngoài làm hư hỏng các genes BRCA là do môi trường sống đem lai như ăn nhiều thịt mỡ, ăn những thức ăn nhiễm độc hóa chầt toxins, bị ảnh hưởng phóng xạ, chất độc free radicals. Tất cả những yếu tố kể trên có thể làm cho các cơ chế, các genes giúp cơ thể bảo vệ hay chống lại bệnh ung thư bị tê liệt khiến gây ra bệnh. Vai trò của môi sinh và nếp sống rất quan trọng vì những khảo cứu lâu dài trên cộng đồng di dân Nhật tại Mỹ cho thấy là những thế hệ đầu tiên có tỷ lệ ung thư vú rất thấp giống như ở Nhật mà bệnh rất hiếm nhưng sang đến thế hệ di dân thứ hai hoặc thứ 3 thì tỷ lệ ung thư vú gia tăng lên gần bằng người Mỹ, một trong những nơi có bệnh ung thư vú cao nhất thế giới. Vì thế cách phòng chống bệnh ung thư vú hiện nay chủ yếu nhắm vào việc thay đổi nếp sống, dinh dưỡng và dò tìm bằng mammography và tự khám vú (self examination) trong khi chờ đợi Y học tìm ra được những phương pháp mới hơn. Cuộc chạy đua với tử thần còn khá lâu nhưng tốt nhất là tất cả chúng ta hãy tận dụng những khả năng hiện có của Y học để đề phòng căn bệnh hiểm nghèo này. Hàng năm tại nhiều nơi có những chương trình, những phong trào hướng dẫn và trợ giúp phòng chống lại ung thư vú như tại Oklahoma City có chương trình Susan Komen giúp gây quỹ cho việc khảo cứu chữa trị và phòng chống bệnh. Những yếu tố gây bệnh (risk factors) Tuy chứng ung thư vú có thể xảy ra ở nam giới nhưng nữ giới bị nhiều hơn, gấp 100 lần. Những vị trên 50 tuổi cũng dễ bị hơn những người dưới 20 tuổi. Những người có thân nhân đã từng bị bệnh cũng dễ bị hơn bình thường. Nếu trong một gia đình mà có nhiều người bị thì rất có thể có genes nguy hiểm và cần được chăm sóc và theo rõi kỹ lưỡng hơn. Một vài chứng bệnh không phải ung thư ở vú như hyperplasia, fibroadenoma cũng có thể dẫn đến ung thư. Những phụ nữ có đường kinh sớm trước 12 tuổi hoặc tắt kinh trễ (late menopause), sanh ít con hoặc sinh con trễ cũng dễ bị hơn. Nói chung là chất hormone estrogen là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh dễ xảy ra hơn vì kích thích các tế bào trong vú biến thành ung thư. Hiện nay Y học xác nhận là những yếu tố gây bệnh do môi sinh và nếp sống quan trọng hơn các yếu tố khác như di truyền, hormones Ăn nhiều thịt bò, thịt mỡ, mập phì, hút thuốc lá, uống rượu, stress. Nhưng một số phụ nữ tuy không có một yếu tố gây bệnh nào kể trên ví dụ như một số người ăn chay trường, một số vị nữ tu với nếp sống thanh bạch, không có gia đình, chồng con mà vẫn cũng bị như thường khiến việc phòng bệnh hiện nay chủ yếu nhắm vào việc dò tìm bệnh thật sớm bằng mammography và tự khám vú mà thôi. Dò tìm bệnh. Trước hết có nhiều loại ung thư vú khác nhau, có loại tăng trưởng mau lẹ làm chết người trong vài tháng, có loại tăng trưởng chậm, có loại có nhiều ác tính khó chữa và cũng có những loại dễ chữa và khỏi hẳn. So với những chứng ung thư khác như ung thư phổi, ung thư tụy tạng thì ung thư vú tương đối dễ dò tìm và dễ chữa trị và tỷ lệ sống xót cũng khá cao nếu được tìm ra thật sớm, nhất là nếu bướu ung thư chưa lan ra bên ngoài sang các hạch ở nách hay xương cốt, não bộ, gan Mammography là khí giới hữu hiệu nhất trong việc dò tìm ung thư vú vì có thể tìm ra được bướu ung thư trước khi có thể khám bằng tay. Khoảng từ 85 đến 90 % bưóu ung thư có thể tìm ra bằng mammography khiến đã giúp cho tỷ lệ tử vong giảm được 30 % trong mấy năm qua. Tuy vậy cũng có khoảng từ 10 đến 15 % bướu ung thư có thể được tìm ra bằng tay khám mà mammography không thấy. Vì thế phải kết hợp cả mammography với khám tay thì sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Hiện nay hội Ung Thư, American Cancer Association khuyến cáo tất cả phụ nữ trên 40 tuổi làm một mammography đầu tiên gọi là baseline và sau đó mỗi năm một lần. Những người có bệnh hoặc có thân nhân bị ung thư thì có thể làm sớm hơn là 35 năm. Tại một vài trường hợp mà kết quả mammography không rõ thì có thể phải làm thêm một số phương pháp khác như ultrasound, MRI Một số bướu ung thư không thấy được bằng mammography nhưng lại được tìm ra nhơ MRI hoặc đôi khi ngược lại. MRI cũng tốn kém hơn nên hiện nay hội ACS chỉ khuyến cáo làm MRI trong một vài trường hợp đặc biệt mà thôi còn thì mammography vẫn là khuôn vàng thước ngọc trong việc dò tìm bệnh ung thư vú nhưng rất tiếc nhiều người đã không chịu áp dụng phương pháp này vì một vài lý do không có cơ sở như sợ tia phóng xạ, sợ bị biến chứng hoặc đôi khi sợ “ bị Bác sĩ tìm ra bệnh “ rồi phải đi mổ ! Tự khám vú (breast self examination) Đây là một việc làm rất dễ dàng hàng ngày sau khi tắm hoặc có thể nhờ Bác sĩ hay nhân viên điều dưỡng chỉ dẫn cách tự khám. Dùng bàn tay xoa lên vú nhất là vùng góc phía trên bên ngoài (outer upper quadrant) là nơi thường hay có bệnh và khám nách tìm xem có nổi hạch hay không. Cần quan sát màu da trên vú có thể bị thay đổi, nổi cứng , sần như da cam hay không vì đây là một dấu hiệu bất thường. Tất cả những người trên 20 tuổi cần phải biết làm việc này. Tại một số những người có yếu tố gây bệnh (high risk) thì có thể nhờ nhân viên chuyên môn khám dùm. Nếu tìm thấy bất cứ một điều gì bất thường thì cần phải tham khảo Bác sĩ gia đình thật sớm. Phòng ngừa Hiện nay có nhiều phương pháp phòng ngừa mới cho một vài trường hợp đặc biệt nên chúng tôi chỉ trình bày ở đây những phương pháp thông thường cho đa số những người chưa có bệnh. Vì những độc chất gọi là free radicals là nguyên nhân làm cho DNA bị nhiễm độc rồi sai lệch gây ra ung thư nên việc chồng lại các free radicals là chính. Bình thường cơ thể có khả năng tiêu diệt các free radicals từ bên ngoài nhờ hệ thống miễn dịch (immune system). Một số tế bào miễn dịch gọi là killer cells có khả năng tìm ra diệt những tế bào mà DNA đã bị hư hỏng khiến không thể trở thành ung thư được. Mỗi khi hệ thống miển dịch bị suy yếu thì cơ thể có thể bị tấn công bởi các free radicals khiến dễ bị ung thư. Những chất antioxidants có khả năng tiêu diệt các free radicals nến nếu chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm có nhiều antioxidants như rau xanh, các loại rau cải, trái cây tươi, trà xanh Đang có những nghiên cứu về cà phê có khả năng chống lại ung thư nhưng chưa được xác nhận. Đã có nhiều thống kê cho biết là việc tiêu thụ nhiều thịt bò, mỡ bò, mỡ heo dẫn đến ung thư vú qua trung gian chất NAT 2, lipoxygenase làm hư hại DNA trong các tế bào dẫn đến ung thư vú. Ngược lại một số chất mỡ như Omega 3 trong cá biển có khả năng bảo vệ chống lại ung thư. Nói chung các chuyên viên dinh dưỡng khuyến cáo ngoài việc chống lại các free radicals thì ngoài việc giảm tối đa ăn thịt bò, thịt mỡ thì nên ăn nhiếu rau cải, rau xanh, trà xanh và trái cây và một vài loại vitamins như A, E và C Tập thể dục đã được nghiên cứu nhiều vì giúp làm giảm số lượng mỡ trong cơ thể. Trong những lớp mỡ có nhiều hóa chất gây ung thư và estrogens nên đã có nhiều thống kê cho thấy là những phụ nữ tập thể dục thường xuyên ít bị ung thư vú hơn là những người không hề bao giờ chịu tập cả. Việc đi tìm những phương pháp phòng chống chứng ung thư nguy hiểm này vẫn còn đang tiếp diễn trong khi chờ đợi thì tốt nhất là hãy tận dụng những gì có trong tầm tay là thượng sách hơn cả vì một khi bệnh đã xảy ra thì quá trễ và nhất là rất khó khăn và tốn kém chưa kể những thương tổn do giải phẫu gây ra cho một trong những bộ phận quý giá nhất của người phụ nữ ! . Đề phòng ung thư vú ( breast cancer ) Bác sĩ Vũ Văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thư ng Đối với nữ giới thì có lẽ không một căn bệnh nào đáng lo sợ bằng chứng ung thư vú (breast cancer) vì nhiều. chứng ung thư khác như ung thư phổi, ung thư tụy tạng thì ung thư vú tương đối dễ dò tìm và dễ chữa trị và tỷ lệ sống xót cũng khá cao nếu được tìm ra thật sớm, nhất là nếu bướu ung thư chưa. lệ ung thư vú rất thấp giống như ở Nhật mà bệnh rất hiếm nhưng sang đến thế hệ di dân thứ hai hoặc thứ 3 thì tỷ lệ ung thư vú gia tăng lên gần bằng người Mỹ, một trong những nơi có bệnh ung thư