Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
176 KB
Nội dung
Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 17 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 33 BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Ôn tập các kiến thức về: - Tháp dinh dưỡng cân đối. - Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Thái độ: - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Chuẩn bò: - HS chuẩn bò các nội dung ôn tập III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1; 2. + Không khí gồm những thành phần nào? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú * Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. * Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất. -GV yêu cầu HS hoàn thành -GV thu bài, chấm 5 đến 7 bài tại lớp. -GV nhận xét bài làm của HS. * Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm. -GV nhận xét chung. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc. -GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi. -GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bò tàn phá. -GV yêu cầu HS nói theo hai đề tài: +Bảo vệ môi trường nước. +Bảo vệ môi trường không khí. -Gọi HS lên thuyết trình -GV nhận xét, khen, chọn ra những ý tưởng hay, đúng chủ đề, sáng tạo. -HS lắng nghe. -HS làm bài. -HS lắng nghe. -HS hoạt động. -HS lắng nghe. -2 HS cùng bàn làm việc. -HS lắng nghe và thi kể. -HS thực hiện. -HS lắng nghe. HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bò tốt cho bài kiểm tra kì 1. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 17 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 34 BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Ôn tập các kiến thức về: - Tháp dinh dưỡng cân đối. - Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Thái độ: - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Đề bài: (Đề bài do Ban chuyên môn trường biên soạn) Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 18 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 35 BÀI: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Làm thí nghiệm để chứng tỏ: + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xy để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, … Thái độ: - Có ý thức sống theo khoa học. II. Chuẩn bò: - Các vật thí nghiệm. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi HS: -Không khí có ở đâu? -Không khí có những tính chất gì? -Không khí có vai trò như thế nào? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Qua các thí nghiệm của bài học hôm nay các em sẽ rõ. Hoạt động 1:Vai trò của ô-xi đối với sự cháy -GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm. Thí nghiệm 1: -Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra. -GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm. -Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh. Hoạt động 2:Cách duy trì sự cháy -Các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp -HS lắng nghe. -Lắng nghe và trả lời: +Cả 2 cây cùng tắt. +Cả 2 nến vẫn cháy bình thường. +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. -HS lên làm thí nghiệm. -HS lắng nghe. -Lắng nghe và quan sát. HS khá giỏi thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú cùng quan sát thí nghiệm. -GV phổ biến thí nghiệm: +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? -GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi : +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường? -Quan sát kó hiện tượng chúng ta thấy: Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. *Hoạt động :Ứng dụng liên quan đến sự cháy -Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi :+Bạn nhỏ đang làm gì? +Bạn làm như vậy để làm gì? -Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bò tắt? -Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn :cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục. +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? -HS quan sát và trả lời. -HS nghe và quan sát. -HS quan sát và đại diện nhóm trả lời. -HS nhóm khác bổ sung. -HS trao đổi và trả lời: +Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bò tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp. -HS nghe. +Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa. +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. -Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bò bài tiết sau. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 18 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 36 BÀI: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Thái độ: GDBVMT (liên hệ): Hiểu được: người, động vật, thực vật đều cần đến không khí sạch để thở. II. Chuẩn bò : -Cây, con vật nuôi, trồng đã chuẩn bò. -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS trả lời câu hỏi : -Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy? -Khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy? -Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí? GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. *Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người. -GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì? +Em cảm thấy thế nào khi bò bòt mũi và ngậm miệng lại? +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người? -GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút. -Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Hoạt động 2: Vai trò của không khí đối với thực vật, động vật. -Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước. -GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà. -Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để -HS nghe. -Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời: +có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. +Cảm thấy tức ngực; bò ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhòn thở lâu hơn nữa. +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. -HS lắng nghe. -4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp. -HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả. -Quan sát và lắng nghe. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô- xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật. *Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống. -Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H. 5, 6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan. -GV nhận xét và kết luận -GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng. -Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và kết luận :Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. -Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn. -HS chỉ vào tranh và nói: +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng. Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước. -HS nhận xét. -HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày. -HS nghe. HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. GDBVMT: Không khí ảnh hưởng cho sự sống của sinh vật như thế nào? Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở? 5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học. -Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bò mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài: “Tại sao có gió”. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 19 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 37 BÀI: TẠI SAO CÓ GIÓ? I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. Kó năng: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. Thái độ: - Có ý thức sống khoa học. II. Chuẩn bò -HS chuẩn bò chong chóng. -Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi HS lần lượt lên trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: +Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên? -Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên, nhưng tại sao có gió? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. *Hoạt động 1: Trò chơi: chơi chong chóng. -Hưóng dẫn HS ra sân chơi chong chóng: Trong quá trình chơi tìm hiểu xem: +Khi nào chong chóng quay? +Khi nào chong chóng không quay? +Làm thế nào để chong chóng quay? +Theo em, tại sao chong chóng quay? +Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn lại quay nhanh? +Nếu trời không có gió, làm thế nào để chóng quay nhanh? +Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? -Kết luận: Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. *Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió -GV yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK. GV đưa bảng phụ có ghi sẵn câu hỏi và cho HS vừa làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: +Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? +Phần nào của hộp không có không khí lạnh? +Lá cây lay động, diều bay lên là nhờ có gió. Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên cao. -HS nghe. -HS làm theo yêu cầu của GV. - Tổ trưởng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghó trả lời. -HS lắng nghe. -HS chuẩn bò dụng cụ làm thí nghiệm. -HS làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra. -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS khá giỏi thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú +Khói bay qua ống nào? -Gọi các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động? -GV nêu: Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống.Khói từ mẩu hương cháy đi ra qua ống A là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. -GV hỏi lại HS : +Vì sao có sự chuyển động của không khí? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? +Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? *Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên -GV treo tranh minh hoạ 6, 7 SGK yêu cầu trả lời các câu hỏi : +Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? +Mô tả hướng gió được minh hoạ trong hình. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: +Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển? -GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. -Gọi nhóm xung phong trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Nhận xét , tuyên dương HS hiểu bài. +Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do 1 ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A. +Phần hộp bên ống B có không khí lạnh. +Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên. +Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A. -HS nghe. -HS lần lượt trả lời: +Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. +Sự chuyển động của không khí tạo ra gió. -Vài HS lên bảng chỉ và trình bày. +H.6 vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền. +H.7 vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển. -HS thảo luận theo nhóm 4 trao đổi và giải thích hiện tượng. +Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền. +ban đêm ngược lại. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. Tại sao có gió? 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học Về nhà học bài và sưu tầm tranh, ảnh về tác hại do bão gây ra. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 19 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 38 BÀI: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH – PHÒNG CHỐNG BÃO I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. Kó năng: - Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bảng tin thời tiết. + Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi. + Đến nơi trú ẩn an toàn. Thái độ: GDBVMT (liên hệ): Hiểu được: bảo vệ môi trường sống quân bình để khắc phục thiên tai. II. Chuẩn bò -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 / 76 SGK phóng to. -Các băng giấy ghi: cấp 2: gió nhẹ, cấp 5: gió khá mạnh, cấp 7: gió to, cấp 9: gió dữ và các băng giấy ghi 4 thông tin về 4 cấp gió trên như SGK. STT Cấp gió Tác động của cấp gió a Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn. b Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, mái nhà có thể bò tốc. c Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im. d Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay. đ Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. e Gió mạnh liên tiếp, kèm theo mưa to có gió xoáy, có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối… III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên KTBC. -HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. -HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: Bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào? Ở cấp độ nào gió sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta phải làm gì để phóng chống khi có gió bão? Bài học hôm nay sẽ giải thích câu hỏi đó. *Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió +Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào? -Yếu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin trong SGK / 76. GV phát PHT cho các nhóm. -HS nghe. +Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ gió trong chương trình dự báo thời tiết. -HS các nhóm quan sát hình vẽ, mỗi HS đọc 1 thông tin, trao đổi và hoàn thành phiếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú -Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. a) Cấp 5: Gió khá mạnh.b) Cấp 9: Gió dữ.c) Cấp 0: Không có gió.d) Cấp 2: Gió nhẹ.đ) Cấp 7: Gió to.e) Cấp 12: Bão lớn. -GV kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người. *Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phóng chống bão +Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông? +Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? -Tổ chức cho HS hoạt đông trong nhóm về: +Tác hại do bão gây ra. +Một số cách phòng chống bão mà em biết. -GV hướng dẫn, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. -Nhận xét sự chuẩn bò của HS, khả năng trình bày. -Kết luận: Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bò hư hại. Bão tó có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền …. Vì vậy, cần tích cực phòng tránh bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. *Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ GV dán 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Gọi HS tham gia thi bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống). -Trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn -HS nghe. +Khi có gió mạnh kèm mưa to là dấu hiệu của trời có dông. +Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. -HS hoạt động nhóm 4. Trao đổi, thảo luận, ghi ý chính ra nháp, trình bày trong nhóm. - HS các nhóm đại diện trình bày (vừa nói vừa chỉ tranh, ảnh) -HS nghe. -HS nghe. -HS nghe GV phổ biến cách chơi. -4 HS tham gia trò chơi. Khi trình bày có thể chỉ vào hình và nói theo sự hiểu biết của mình. HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. Hỏi : +Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của? +Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết (GV lưu ý HS biện pháp trồng cây chắn gió) -GV nhận xét và giáo dục HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ. 5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. -Chuẩn bò bài tiết sau. Điều chỉnh bổ sung: [...]... các loại cây khoa học hoa, quả không lớn được, … 4 Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài +Thế nào là không khí bò ô nhiễm? +Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí? Hãy nêu các biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí tại nơi em đang sống (GV lưu ý không đặt nặng vào sự am hiểu khoa học mà chỉ cần lưu tâm đến thái độ và ý thức bảo vệ tích cực cùa học sinh) - Nhận... khoa học mà chỉ cần lưu tâm đến thái độ và ý thức bảo vệ tích cực cùa học sinh) - Nhận xét câu trả lời của HS 5 Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về học thuộc mục cần biết trang 79 SGK và chuẩn bò bài tiết sau Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 20 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 40 BÀI: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí... than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học *Hoạt động 3:Tác hại của không khí bò ô nhiễm - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: không khí bò ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật, thực vật? - GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không trùng nhau Hoạt động của học sinh Ghi chú - HS nhắc lại - Hoạt động nhóm, các thành viên phát...Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 20 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 39 BÀI: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kó năng: - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, … Thái độ: GDBVMT (bộ phận):... Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài: Không khí có ở mọi nơi trên Trái - HS nghe Đất Không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật Không khí không phải lúc nào cũng trong lành Nguyên nhân nào làm không khí bò ô nhiễm? Không khí bò ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay *Hoạt động 1: Không khí sạch... sống của sinh vật - Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo - Lắng nghe và phát biểu tự do.+Ít vệ môi trường không khí? Chúng ta sẽ biết điều đó sử dụng phương tiện giao thông cá qua bài học hôm nay nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thôâng công cộng * Hoạt động 1: Những biện pháp để... Làm cho nhiều sinh vật bò biến thể hoặc diệt vong, dẫn đến bề mặt Trái Đất trần trụi, gây ra hiện tượng phong hóa, bào mòn, bão tố, động đất, … +Nhận xét câu trả lời của HS 5 Dặn dò: Nhận xét tiết học. - Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện - Chuẩn bò một vật dụng có thể phát ra âm thanh (vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát…) Điều chỉnh bổ sung: ... và xử lí rác, phân hợp lí +Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp +Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các- bô- níc trong quang hợp của cây +Quy hoạch và xây dựng đô thò và khu công nghiệp trên quan điểm . tiết học. -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bò tốt cho bài kiểm tra kì 1. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 17 MÔN: KHOA HỌC TIẾT: 34 BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC. xét tiết học. -Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bò mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài: “Tại sao có gió”. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 19 MÔN: KHOA HỌC TIẾT:. đặt nặng vào sự am hiểu khoa học mà chỉ cần lưu tâm đến thái độ và ý thức bảo vệ tích cực cùa học sinh) - Nhận xét câu trả lời của HS. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học Về học thuộc mục cần biết