Rome và hành trình xuyên La Mã Spanish Steps đập vào mắt tôi là cái biển quảng cáo kính Versace rất to, hình cô gái đeo kính như một cái gai làm phá hỏng vẻ đẹp của khu quảng trường này. Bước ra khỏi sân bay chúng tôi đi tàu về ga trung tâm thành phố, sự háo hức được ngắm nhìn Rome làm tôi phấn chí vô cùng. Vừa khệ nệ kéo cái vali to hơn người bước ra khỏi nhà ga, chúng tôi bị bao vây bởi các lái xe taxi. Quẳng đại vali lên một chiếc, chúng tôi đưa địa chỉ khách sạn cho lái xe. Nghĩ rằng khách sạn không xa ga là mấy vì khi đặt chúng tôi đã chọn lựa rất kỹ lưỡng, nhưng thấy xe đi mãi, đi mãi không tới nơi, ông lái xe mồm lúc nào cũng thao thao bất tuyệt với một giọng tiếng Anh pha Ý, tôi chẳng hiểu mô tê gì hết. Cuối cùng rồi cũng đến nơi, bước ra khỏi xe chúng tôi xót xa đưa ra 30 € (tương đương 47 USD) trả tiền, và lẩm bẩm thế mà bảo khách sạn gần ga. Buổi chiều hôm ấy chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình. Theo bản đồ, chúng tôi đi ngược lại theo chiều khách sạn được khoảng 10 phút thì thấy nhà ga nằm chình ình ngay bên phải, biết vớ phải thằng lái xe bịp bợm, hắn đã đưa chúng tôi đi một vòng "city tour" để câu giờ. Đó là bài học đầu tiên ở Rome. Cảm nhận đầu tiên của tôi ở Rome là ồn ào, thậm chí ồn ào không kém gì ở Việt Nam, đâu đâu cũng thấy tiếng còi xe inh tai, đặc biệt nhiều xe máy tay ga kinh khủng, to thì dòng Dylan, @, Maximo nhỏ thì dòng Piagio. Cảnh tượng này làm tôi nghĩ đến giao thông trên đường phố Việt Nam. Buổi tối chúng tôi đi bộ ra Spanish Steps (khu di tích nổi tiếng ở Rome, gồm 137 bậc thang, là nơi khách du lịch thường ghé thăm khi đến Rome), trời trở lạnh kinh khủng. Nhiệt độ hạ thấp xuống chỉ còn 7 độ, tôi quấn tạm vào người cái áo khoác duy nhất mang theo còn ông xã chỉ có mỗi cái áo khoác mỏng manh. Đúng vào tối thứ bảy cả thành phố đông đúc toàn khác du lịch, đặc biệt rất nhiều khách Trung Quốc và Nhật, bạn có thể thấy người châu Á ở từng nẻo đường, từng góc phố của Rome. Spanish Steps đập vào mắt tôi là cái biển quảng cáo kính Versace rất to, hình cô gái đeo kính như một cái gai làm phá hỏng vẻ đẹp của khu quảng trường này. Có thể vào mùa đông không nhiều khách như mùa hè nhưng Spanish Steps đối với tôi, không gây ấn tượng nhiều như trong sách đã đọc, hoang vắng và lạnh lẽo, leo lên vài bậc thềm, ngồi nghỉ một lúc chúng tôi ngắm nhìn Rome. Từ trên cao nhìn xuống Rome buổi tối như một làn sóng biển nhấp nhô với ánh đèn và dòng người đang chen nhau tấp nập. Sau đó chúng tôi đi ăn pizza, lại thêm một lần nữa thất vọng. Rome là thành phố nhiều khách du lịch nên cái gì cũng mang tính nhanh chóng và thương mại hoá, điều này đã làm hỏng một số giá trị truyền thống ở đây. Hãy quên ý định đến Rome ăn pizza đi bạn nhé. Đồ ăn ở Rome đắt đỏ và nhạt nhẽo, cái bàn ăn bé xíu chỉ đủ để vừa cái đĩa, khi ăn khuỷu tay người này đụng khuỷu tay người kia là chuyện bình thường. Không khăn trải bàn, không giấy lau miệng, muốn có thì phải trả thêm tiền. Biết rằng ở các thành phố du lịch như Rome chuyện đó là bình thường nhưng vẫn hơi bất ngờ với kiểu tất cả "quy ra thóc" như ở đây. Hôm sau bắt đầu cuộc hành trình khám phá Rome, chúng tôi đi bộ về phía khu đền thờ của Cearsar và Octavianus. Phải nói rằng Rome rất đẹp, rất cổ kính với những hình tượng tinh xảo, những ngôi nhà, rạp hát Cả thành phố như một viện bảo tàng cổ khổng lồ, đâu đâu bạn cũng có thể chiêm ngưỡng trầm trồ và xuýt xoa. Cái tài của người nặn tượng đó là thổi hồn vào tác phẩm của họ, thời gian làm đá mòn nhưng thời gian không thể làm mòn sự phiêu diêu linh hồn trong từng ánh mắt nụ cười của mỗi bức tượng. Bạn có thể đứng ngắm một thiếu nữ bằng đá cả ngày không chán bởi bạn cảm giác nàng như mỉm cười với mình. Gaius Julius Cearsar (100- 44 BC) một vị hoàng đế, anh hùng thành Rome trong lòng người dân, một nhà chính trị tài ba và lỗi lạc trong các cuộc triến tranh, một người tình lãng mạn, đặc biệt cuộc tình với nữ hoàng Cleopatra đã khiến các nhà thơ, nhà văn tốn biết bao nhiêu là giấy mực. Bên cạnh là khu đền thờ dành cho Augustus Gaius Octavianus đang được bảo vệ để nghiên cứu thêm. Augustus Gaius Octavianus (63 BC - 14 AC) là một trong những hoàng đế La Mã, cùng với Marcus Atonius và Lepidus tham gia vào vụ ám sát Cearsar, sau đó chiếm ngôi cai trị phần phía Tây La Mã. Chúng tôi vừa ngắm cảnh, vừa đi bộ dần ra phía đấu trường Colosseum nằm cách đấy không xa, nhưng chúng tôi cũng mất khoảng gần 45 phút. Không hổ danh là một trong 7 kỳ quan thế giới, Colosseum đứng sừng sững vượt thời gian và không gian chứng tỏ sức mạnh hùng tráng của mình. Chúng tôi đứng bên ngoài ngước nhìn lên trên, chỉ biết trầm trồ thán phục vẻ đẹp cổ đại và hùng vỹ. Tự dưng tim tôi đập rộn ràng, cảm giác thật khác lạ khi đứng trước một kỳ quan giá trị như thế. Đây là nơi các gladiator (đấu sĩ) đã chiến đấu không chỉ vì sự sống còn của họ mà còn vì danh dự và lòng can đảm. Có một vài người đàn ông mặc đồ lính đứng trước cổng thành, bạn có thể cầm gươm kề vào cổ một tráng sĩ La Mã để chụp ảnh chỉ với vài euro. Không biết cụ Cearsar nghĩ thế nào về chuyện này nhỉ? Bước vào trong cảm giác mát lạnh, chúng tôi chui qua một đường hầm nhỏ, nơi các võ sĩ ra võ đài, leo lên trên nhìn xuống. Cứ tưởng tượng mình đang tham dự một trận chiến giữa các gladiator, đứng giữa muôn vàn khán giả, họ vừa reo hò gào thét, vừa quẳng những ổ bánh mì xuống sàn đấu, tiếng ngựa người xen lẫn tiếng kêu xé ruột của các con thú bị thương làm trận đấu thêm phần sôi sục. Tất cả những thứ đó chỉ để mua vui cho một vị hoàng đế. Một cuộc sống khắc nghiệt nhất trong mọi thời đại. Chúng tôi phải đi đi lại lại nghiêng ngó ngắm nghía bên trong tới hai tiếng đồng hồ mà chưa thoả mãn nhưng vẫn phải bước ra bởi vì còn rất nhiều địa điểm khác đang chờ chúng tôi. Chúng tôi đi tiếp về phía Platin và Circus Maximus, đây là nơi ăn chơi giải trí của các hoàng đế và tướng tá ngoài Colosseum. Khu này được xây dựng với cấu trúc hình bầu dục chứ không tròn như Colosseum, dài 600 m, rộng 150 với 375 nghìn chỗ ngồi. Sơ đồ lấy từ Wikipedia. Khu này rất rộng rãi, yên tĩnh tha hồ nhảy nhót làm dáng chụp ảnh, thế mới biết làm vua sướng thật. Mình thử làm vua một lần nhé. Phía dưới đồi là thành La Mã cổ đại, ngày xưa chắc huy hoàng lắm nhưng bây giờ chỉ còn lại một đống đổ nát như thế này đây, thời gian quả là khắc nghiệt. Nhưng xem trong sách vở rồi tưởng tượng ra thì cảm giác khác hẳn, như mình đang sống ở thời đại trước công nguyên, biết đâu kiếp ấy mình là Cleopatra còn ông mũi lõ nhà mình là Cearsar. Cho nên ai muốn đi Rome thì nhớ đi với người yêu nhé. Hà Anh Blog's . Rome và hành trình xuyên La Mã Spanish Steps đập vào mắt tôi là cái biển quảng cáo kính Versace rất to, hình cô gái đeo. - 14 AC) là một trong những hoàng đế La Mã, cùng với Marcus Atonius và Lepidus tham gia vào vụ ám sát Cearsar, sau đó chiếm ngôi cai trị phần phía Tây La Mã. Chúng tôi vừa ngắm cảnh, vừa. rằng ở các thành phố du lịch như Rome chuyện đó là bình thường nhưng vẫn hơi bất ngờ với kiểu tất cả "quy ra thóc" như ở đây. Hôm sau bắt đầu cuộc hành trình khám phá Rome, chúng