Kỹ Năng Chuẩn Bị Cho Bài Thuyết Trình Chuẩn bị cho bài thuyết trình Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng 1 phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗ
Trang 1Kỹ Năng Chuẩn Bị Cho Bài Thuyết Trình
Chuẩn bị cho bài thuyết trình
Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình
đóng 1 phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng
như tập thể Có đực kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải
được tưởng và mong muốn của mình đến người nghe Với kĩ năng
thuyết trình chuyên nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi
đối tác, ban giám khảo dù là khó tính nhất
Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ,
chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là cả
hình thức Do đó phần chuẩn bị , phần "bếp núc" cho 1 bài thuyết trình
là vô cùng quan trọng Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể
Trang 2xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công Dưới đây chúng tôi xin đưa ra
1 số điều quan trọng trong công việc chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình:
1 Xác định đối tượng
Trả lời các câu hỏi:
- Ai sẽ đến dự?
- Bao nhiêu người sẽ đến dự?
Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù
hợp nhất để thu hut người nghe Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện với
sinh viên Bách Khoa Việt Nam Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên
túi quần, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không
khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ
2 Nội dung
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về
sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh
những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)
Trang 3- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần :
giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý chọn ý
-> sắp xếp ý)
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất
quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn
quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời
gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào
phần quan trọng nhất
3 Hình thức
a Địa điểm:
- Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn
địa điểm phù hợp với lượng người đó Bên cạnh đó cần chọn địa điểm
phù hợp với nội dung thuyết trình Chương trình “ Hành trình du học lấy
địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức Đó là địa điểm
phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất
khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu
tiên của Việt Nam
Trang 4- Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm
Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm
ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng,,,,Nhưng
với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn
phòng quá cầu kì với các đồ trang trí.rườm rà
- Tập nói trước ở địa điểm đã chọn Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm
thanh Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn
ngoan Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những
ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư
liệu bạn cung cấp
b Thiết bị hỗ trợ
- Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước ,
kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí
- Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau
- Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi
Trang 5thuyết trình Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200
người tham gia
4 Tập luyện
Rèn luyện lâu dài :
- Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng
bụng để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời
nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau Không
phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện,
giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả
- Ứng khẩu : viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ
luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh Đồng thời, thường xuyên thu
thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói
chuyện
Trang 6- Cử chỉ : tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm
trong khi thuyết trình
Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo
nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực
hành nói trước mọi người
Luyện tập ngay trước khi thuyết trình :
- Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho
khán giả và giúp bạn tự tin hơn
Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình
Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các
thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình