Chuyên đề 1. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ - Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành. A + B → C + D thì : m A + m B = m C + m D - Gọi m T : tổng khối lượng các chất trước phản ứng m S : tổng khối lượng các chất sau phản ứng Dù phản ứng vừa đủ hay còn chất dư ta vẫn có : m T = m S - Sử dụng bảo toàn nguyên tố trong phản ứng cháy : Khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ (C, H) thì : n O(CO2) + n O(H2O) = n O(O2 pứ) → m O(CO2) + m O(H2O) = m O(O2 pứ) Giả sử khi đốt cháy hợp chất hữu cơ A (C, H, O) : A + O 2 → CO 2 + H 2 O Ta có : m A + m O2 = m CO2 + m H2O và m A = m C + m H + m O Bài tập minh họa: 1) Trung hòa 5,48g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600ml dd NaOH 0,1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là: A. 8,64 gam B. 6,84 gam C. 4,90 gam D. 6,80 gam (Trích đề thi tuyển sinh ĐH khối A – năm 2008) 2) Cho 3,6g axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dd gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dd thu được 8,28g hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là: A. C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOH C. HCOOH D. C 3 H 7 COOH (Trích đề thi tuyển sinh ĐH khối B – năm 2008) 3) Cho 15,6g hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2g Na thu được 24,5g chất rắn. Hai ancol đó là: A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH C. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH D. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH (Trích đề thi tuyển sinh ĐH khối A – năm 2007) 4) Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư) đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối hơi đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là: A. 0,92 B. 0,32 C. 0,64 D. 0,46 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH khối B – năm 2007) 5) Hỗn hợp A gồm 0,1mol etilen glycol và 0,2 mol chất X. Đốt cháy hỗn hợp A cần 21,28 lít O 2 (đkc) và thu được 35,2g CO 2 và 19,8g H 2 O. Khối lượng phân tử của X là: A. 184 B. 92 C. 123 D. 246 6) Đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 thu được 4,4g CO 2 và 2,52g H 2 O. Giá trị của m là: A. 1,48 gam B. 2,48 gam C. 14,8 gam D. 24,7 gam 7) Cho 1,24g hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336ml khí H 2 (đkc) và m(g) muối natri. Giá trị của m là: A. 1,93 gam B. 2,93 gam C. 1,9 gam D. 1,47 gam 8) Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH 3 OH, CH 3 COOH và C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672ml khí (đkc) và dd. Cô cạn dd thu được hỗn hợp rắn X. Khối lượng của X là: A. 3,61 gam B. 4,7 gam C. 4,76 gam D. 4,04 gam 9) Chia hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau : - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54g H 2 O. - Phần 2 cộng hiđro (Ni, t o ) thu được hh A. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thể tích khí CO 2 thu được ở (đkc) là: A. 0,112 lít B. 0,672 lít C. 1,68 lít D. 2,24 lít 10) Cho 15,4g hỗn hợp gồm ancol etylic và etylen glycol tác dụng vừa đủ với Na thì thu được 4,48 lít H 2 (đkc) và dd muối. Cô cạn dd muối thì thu được chất rắn có khối lượng là: A. 22,2 gam B. 15,2 gam C. 24,2 gam D. 24,4 gam 11) Cho 2,84g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với Na (dư) tạo ra 4,6g muối ancolat và V lít khí H 2 (đkc). CTPT của 2 ancol và giá trị của V là: A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH và 0,896 lít B. C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH và 1,12 lít C. C 3 H 5 OH, C 4 H 7 OH và 0,672 lít D. CH 3 OH, C 2 H 5 OH và 0,448 lít 12) Đun 132,8g hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức với H 2 SO 4 đặc, 140 o C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2g. Số mol mỗi ete là: A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol