1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ" pdf

79 631 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 526 KB

Nội dung

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây...17 Chương II: Thực trạng công tác xây dựng hệ thống văn bản trong quá trình áp dụng ISO 9001 tại Công ty chế tạo điện cơ...

Trang 1

Hoàn thiện công tác xây dựng

hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công

ty chế tạo điện cơ

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu chung về Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội 3

I Quá trình hình thành và phát triển 3

II Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật 6

1 Đặc điểm về sản phẩm 6

2 Đặc điểm về thị trường 7

3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 8

4 Đặc điểm về lao động 13

5 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ 13

6 Đặc điểm về nguyên liệu 15

7 Về tổ chức sản xuất 16

8 Đặc điểm về vốn 17

III Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 17

Chương II: Thực trạng công tác xây dựng hệ thống văn bản trong quá trình áp dụng ISO 9001 tại Công ty chế tạo điện cơ 22

I Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 tại Công ty 22

1 Lý do áp dụng 22

2 Tình hình áp dụng 22

3 Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong việc áp dụng hệ thống 24

II, Thực trạng công tác xây dựng hệ thống tài liệu 25

1 Giới thiệu chung về hệ thống tài liệu 25

Trang 3

3 Quá trình xây dựng hệ thống tài liệu tại Công ty 29

4 Kế hoạch xây dựng hệ thống tài liệu tại Công ty 35

5 Công tác xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng 37

6 Công tác xây dựng sổ tay 41

7 Công tác xây dựng quy trình - thủ tục hướng dẫn công trình 46

8 Xây dựng mục tiêu chất lượng 50

9 Xây dựng kế hoạch chất lượng 52

10 Xem xét yêu cầu 53

11 Hoạt động kiểm soát tài liệu 53

12 Hoạt động kiểm soát hồ sơ 55

III Đánh giá thực trạng công tác xây dựng hệ thống tài liệu 56

1 Kết quả công tác đạt được 56

2 Những hạn chế 57

3 Nguyên nhân của hạn chế 58

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9001 60

I Khuyến khích các đơn vị tích cực chủ động tham gia xây dựng các tài liệu 60

1 Lý do áp dụng 60

2 Nội dung giải pháp 61

II Tiến hành đào tạo nâng cao trình độ văn bản hoá theo ISO 9000 cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là những người phụ trách viết tài liệu 62

1 Lý do áp dụng 62

2 Nội dung và giải pháp 62

Trang 4

III Thiết lập cơ chế kiểm soát hoạt động xây dựng tại Công ty 69

1 Lý do áp dụng 69

2 Nội dung giải pháp 69

3 Lợi ích và giải pháp 70

IV Tổ chức thực hiện áp dụng tốt hệ thống văn bản đã ban hành 70

1 Lý do áp dụng 70

2 Nội dung và giải pháp 71

3 Lợi ích của giải pháp 72

Kết luận 73

Tài liệu tham khảo 74

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay có nhiều xu thế xuất hiện trên thế giới trong đó

có xu thế hội nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các doanh nghiệp đặcbiệt trong điều kiện nước ta mới mở cửa Để tồn tại trong điều kiện hiện naycác doanh nghiệp đã tìm nhiều phương thức tồn tại Là một công ty hàng đầutrong ngành chế tạo động cơ điện, Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội đã tìm racho mình một giải pháp để nâng cao chất lượng , giảm chi phí đó là áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 2000 Để ápdụng thành công hệ thống này thì công ty phải xây dựng cho mình một hệthống tài liệu phản ánh được thực tế công việc đang diễn ra tại công ty và phùhợp với tiêu chuẩn

Sau khi kết thúc giai đoạn thực tập đầu với sự giúp đỡ của cô giáohướng dẫn Phạm Thị Hồng Vinh và của cán bộ công nhân viên trong công ty

Tôi đã quyết định chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác

xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ”.

Với mục đích của đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng hệ

thống tài liệu tại công ty từ đó thấy được những mặt được và chưa được vàcuối cùng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Trang 6

Chương 2: Thực trạng xây dựng hệ thống tài liệu tại công ty

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tàiliệu

Trong điều kiện thời gian thực tập có hạn và những hạn chế về mặt kiếnthức nên trong bài viết của em không khỏi có những thiếu sót Em rất mongđược sự đóng góp ý kiến của cô giáo và quý công ty để chuyên đề thực tậpđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Hồng Vinhcùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt phòng Quản lýchất lượng đã giúp đỡ em tận tình để có thể hoàn thành được chuyên đề thựctập này

Trang 7

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI

I Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội là cơ sở chế tạo máy điện đầu tiên củaViệt Nam, được thành lập từ năm 1961 Công ty là thành viên của Tổng công

ty Thiết bị kỹ thuật – Bộ Công nghiệp

Công ty có tên giao dịch quốc tế: Hanoi Electrical Engineering Company.Viết tắt là: CTAMAD

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắclàm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng miềnNam Ngày 15/01/1961, Bộ Công nghiệp đã triệu tập hội nghị hiệp thươnggiữa 3 cơ sở:

Phân xưởng cơ điện I thuộc trường Kỹ thuật I

Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất

Phân xưởng cơ khí công tư hợp doanh Tự Lực

Khi thành lập nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 NgôQuyền, 2F Quang Trung và 44 Lý Thường Kiệt với 571 cán bộ nhân viên Nhàmáy đã mất nhiều công sức để vượt qua nhiều khó khăn bắt tay vào tổ chứcsản xuất Sản phẩm ban đầu là động cơ có công suất từ 0,1KW đến 10KW vàcác thiết bị phụ tùng sản xuất khác

Năm 1968 Công ty tiếp nhận và quản lý cơ sở đúc gang của nhà máycông cụ số 1 (nay là Công ty cơ khí Hà Nội) tại Đông Ngạc, Hà Nội

Trang 8

Đầu thập niên chính phủ Việt Nam tiếp nhận viện trợ của chính phủHungary đề xây dựng một dây truyền sản xuất đồng bộ để sản động cơ điện cócông suất từ 40 KW trở xuống Đến năm 1997 hoàn thành việc xây dựng vàgiao cho nhà máy quản lý.

Ngày 4/12/1977 cơ sở này tách khỏi nhà máy để thành lập nhà máy chếtạo điện Việt Nam – Hungary

Giai đoạn những năm 80 và đầu thập niên 90:

Do nhu cầu về sản phẩm thiết bị điện làm nguồn động lực trong cácngành kinh tế quốc dân và dân dụng ngày càng tăng làm cho nhà máy phải mởrộng mặt bằng nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị chuyên dùng để có thể đápứng được nhu cầu này Trong giai đoạn này, nhà máy đã có thêm một số sảnphẩm mới như quạt trần sải cánh  1400, quạt trần sải cánh  1200, quạt bàn 

400, chấn lưu đèn ống Trong giai đoạn này nhà máy cũng xây dựng thêmxưởng cơ khí 2, xây dựng mới nhà 3 tầng làm văn phòng làm việc cho bộ phậnquản lý nhà máy tại 44B Lý Thường Kiệt Chuyển toàn bộ cơ sở 22 NgôQuyền cho tổng công ty Dầu khí để lấy tiền bổ xung cho nguồn vốn lưu động

và mua sắm trang thiết bị mới tăng cường năng lực sản xuất

Giai đoạn đổi mới để phát triển

Những năm đầu thập niên 90, đứng trước thách thức to lớn đó là:

1) Nhu cầu về sản phẩm điện cơ có đột biến đặc biệt là các động cơ cócông suất lớn, điện áp cao dùng trong ngành sản xuất xi măng, thép, phânbón đòi hỏi nhà máy phải đầu tư về nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng, côngnghệ tiên tiến để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng

Trang 9

2) Yêu cầu về môi trường của thành phố và xã hội ngày càng cao Việc

để một nhà máy cơ khí với rác thải công nghiệp và độ ồn cao ở trung tâmthành phố là không thể chấp nhận được

Từ hai lý do trên đòi hỏi nhà máy phải tìm giải pháp gi chuyển khỏi trungtâm thành phố càng sớm càng tốt trước khi bị chính quyền buộc phải gichuyển

Cuối cùng nhà máy đã chọn giải pháp liên doanh với nước ngoài: đó làcông ty SAS TRADING của Thái Lan xây dựng ở 44 Lý Thường Kiệt thành

tổ hợp khách sạn và văn phòng để có 35% vốn góp, tạo thêm ngành kinh doanh mới

Từ năm 1995 – 1998, nhà máy hoàn thành hai việc:

Hoàn tất việc xây dựng tổ hợp khách sạn và văn phòng tại 44 Lý ThườngKiệt

Hoàn tất việc xây dựng nhà máy mới tại Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội vớitổng diện tích 40900 m2 (gấp 4 lần nhà máy cũ) Việc xây dựng được tiếnhành theo phương thức vừa xây dựng vừa di chuyển vừa duy trì sản xuất Đến ngày 31 tháng 12 năm 1998 được xây dựng xong và đi vào sản xuất

Để phù hợp với ngành kinh doanh vào ngày 15 tháng 01 năm 1996 nhàmáy đổi tên thành công ty chế tạo Điện cơ Hà Nội Năm 2002 cônh ty đã tiếnhành cổ phần hoá thành công phân xưởng đúc gang và tách thành Công ty cổphần Điên cơ Hà Nội (HAMEC) đặt tại Chèm Đông Ngạc Từ Liêm Hà NộiCôgn ty HEMEC chính thức đi vào hoạt động và hoạch toán độc lập vào tháng

5 năm 2002

Hiện nay Công ty có hai cơ sở sản xuất:

Trang 10

Cơ sở II: Nhà máy tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân, TP Hồ Chí Minh.

II Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty

1 Đặc điểm về sản phẩm

Công ty CTAMAD chuyên sản xuất các loại động cơ điện, máy biến ápphân phối, máy phát điện và các thiết bị điện khác bao gồm:

Động cơ điện, máy phát điện một chiều và xoay chiều

Động cơ diện một pha

Động cơ điện ba pha nhiều tốc độ

Máy phát tàu hoả

Động cơ thang áy

Quạt công nghiệp

Bộ ly hợp điện từ, phanh điện từ

Các thiết bị điện

Máy biến áp phân phối

Các loại tụ và bảng điện

Công suất cuả máy có từ loại 0,12 KW – 2500 KW

Sản phảm của công ty đạt chất lượng cao, hiệu quả trong sử dụng, giaohàng đúng hẹn, hình thức đẹp

Các loại sản phẩm của Công ty sản xuất thì có tới 70 % sản phẩm có côngsuất từ 15 KW trở xuốn Riêng các loaị động cơ có công suất 3 KW, 7,5 KW,11KW chiếm tới 60 % tổng sản phẩm

Trang 11

Nội dung cơ bản của quy trình sản xuất trong công ty có thể khía quátnhư sau: Từ nguyên liệu chủ yếu là tôn silic, dây điện từ, nhôm, thép, tôn tấm

và các bán thành phẩm mua ngoài thông qua bước gia công như :

Dập phôi, dập hoa to, stato, dập và épa cánh gió, lắp gió, đúc nhôm tạostato

Gia công cơ khí, tiện, tiện nguội, phay, gò hàn

Sau đó sản phẩm động cơ diện được bảo vệ trang trí bề mặt, lăps giápthành phẩm, KCS sản phẩm xuất xưởng, bao gói và nhập kho

2 Đặc điểm về thị trường

Khách hàng của Công ty STAMAD là các Công ty chế tạo bơm, Tôngcông ty thép, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty phân bón và hoá chất Tổngcông ty mía đường, Tổng công ty điện lực Việt Nam… và người tiêu dùngtrong cả nước

Nhu cầu thị trường trong nước đa dạng và phức tạp với nhiều loại nhu

cầu từ động cơ có công suất 0,12 KW trọng lượng 3 kg/chiếc đến loại động cơ

có công suất 2500 KW trọng lượng 23 tấn/ chiếc

Trong cùng loại động cơ công suất giống nhau có thể có tám loại vớinhiều cấp vòng bi khác nhau, kiểu lắp đặt khác nhau

Nhu cầu từng loại khác nhau không đồng đều có những loại chỉ có mộtchiếc

Thị trường của Công ty gồm:

Trang 12

Thị trường đầu vào, nguyên vật liệu chính của Công ty là các sản phẩmcủa ngành cơ khí, luyện kim như sắt, thép, nhôm, gang…và một số vật tư phụ.Đầu vào của Công ty chủ yếu mua ở trong nước.

Thị trường đầu ra: Hiện nay Công ty có mạng lưới tiêu thụ phân bố ở 61tỉnh, thành phố thông qua các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.Nhìn chunh thị trường của Công ty chủ yếu là nội địa nhưng hiện nay Công tyđangcó xu hướng xuất sang một số thị trường nước ngoài như Lào,Campuchia

Đối thủ cạnh tranh của Công ty: Hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất củaCông ty là Công ty chế tạo máy Việt Nam – Hungary sản xuất và kinh doanhcác loại sản phẩm tương đối giống sản phẩm của Công ty Ở miền Nam làCông ty thiết bị điện 4 sản xuất động cơ trung bình và nhỏ

3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm một Giám đốc và haiphó giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.Dưới Ban giám đốc là các phòng ban, các trung tâm, các xưởng sản xuất

Sơ đồ tổ chức của Công ty ( Sơ đồ 1)

Trang 14

+Phó giám đốc kinh doanh:

-Trách nhiệm chỉ đạo công tác kinh doanh gồm bao gồm tìm các biệnpháp để tăng cường doanh thu, mua vật tư đảm bảo kỹ thuật, tiêu thụ sảnphẩm ,bảo hành sản phẩm, tiếp nhận ý kiến khách hàng, chỉ đạo kế hoạch sảnxuất sản phẩm , phụ trách phòng kinh doanh

-Quyền hạn:Khai thác các hợp đồng dịch vụ cho công ty ,đàm phán vớicác nhà cung ứng, xoát xét các hợp đồng mua vật tư, bán thành phẩm chế tạo

Trang 15

+Kỹ sư trưởng.

-Trách nhiệm chỉ đạo công tác trang thiết bị đổi mới công nghệ , phương

án tổ chức mặt bằng sản xuất, chỉ đạo công tác kỹ thuật của công ty

+Quyền hạn : Đề xuất kế hoạch trang thiết bị, đổi mới công nghệ , tổchức mắt bằng sản xuất , tổ chức các dơn vị liên quan giải quyết các vướngmắc liên quan đế kỹ thuật , lập kế hoạch chất lượng cho các phương án côngnghệ khi được giám đốc phân công

3.3 Trưởng phòng kế hoạch.

+Trách nhiệm : Xây dựng kế hoạch sản xuất cho các đơn vị trong công

ty, điều độ để đảm bảo kế hoạc đồng bộ cho sản xuất và cung cấp đủ sảnphẩm theo yêu cầu kế hoạch của phòng kinh doanh, thống kê bảo quản bánthnhf phẩm

+ Quyền hạn: dựa vào kế hoạch được duyệt xây dựng tác nghiệp cho cácđơn vị trong công ty trình giám đốc , theo dõi tính đồng bộ của các khâu trongquá trình sản xuất , kịp thời điều chỉnh , nhắc nhỏ thủ trưởng của các đơn vịthực hiện sản xuất đồng bộ , tổ chức thống kê và bảo quản bán thành phẩmtrong sản xuất koa học và hợp lý

3.4 Giám đốc cơ sở II.

-Ngoài trách nhiệm và quyền hạn như giám đốc các xưởng giám đốc cơ

sở II có các trách nhiệm và quyèen hạn sau:

Quyết định bổ nhiệm , miễm nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức danhquản lý từ tổ chức trở xuống Dựa theo phương hướng nhiệm vụ , kinh phíđược thông qua tổ chức triển khai thực hiện

Trang 16

+Trách nhiệm là thư ký của công tác ISO, tổ chức cho đơn vị thực hiện

và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000và quản

lý hệ thống tài liệu của hệ thống, đảm bảo các vật tư , các bán thành phẩm ,thành phẩm đảm bảo được các yêu cầu do phòng kỹ thiật đưa ra, đảm bảo tínhhợp lý của sản phẩm đưa ra thị trường

+Quyền hạn: Đề xuất việc tổ chức triến khai xây dựng và thực hiện , duytrì hệ thống chất lượng ,cấp phát thu hồi bảo quản các tài liệu của hệ thống,thay mặt đại diện chất lượng, thay mặt đại diện chất lượng thu thập các báocáo và chuẩn bị cho cuộc họp xem xét của lãnh đạo

3.6 Đại diện lãnh đạo về chất lượng:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của hệ thống đảm bảochất lượng

3.7 Giám đốc các xưởng chụi trách nhiệm với cấp trên về các vấn đề liên quan đến đơn vị mình.

3.8 Các phòng ban.

- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệpvụphát sinh trong công ty, cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc,quản lý nguồn vốn tiền mặt

- Phòng tổ chức phụ trách quản lý cán bộ , tuyển dụng, đoà tạonhân lực , lập kế hoạch tiền lương , phân phối tiền lương ,tiền thưởng, giảiquyết công việc hành chíh văn thư

- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất , kế hoạchcung ứng vật tư, đảm bảo việc mua sắm bảo quản cung cáp vật tư theo yêu

Trang 17

- Phòng quản lý chất lượng : Phụ trách theo dõi , kiểm tra chấtlượng sản phẩm , theo dõi thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO

9001 2000 , chịu trách nhiệm đăng ký chất lượng sản phẩm với nhà nước

- Trung tâm khuôn mẫu và thiết bị quản lý sửa chữa đột xuất trangđại tu máy móc thiết bị, nhà xưởng chế tạo khuôn mẫu

5 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ.

Thiết bị máy móc trong công ty chủ yếu là được đưa vào sử dụng từnhững năm 60- 70 có nguồn gốc từ các nước như : Đức , Trung Quốc, ViệtNam cho đến nay đã tương đối lạc hậu và năng xuất thấp

Tuổi thọ trung bình của máy móc trong công ty là 30 năm

Tình hình máy móc thiết bị trong công ty được thể hiện qua bảng sau:

Trang 18

Bảng số lượng máy móc thiết bị công ty Chế tạo Điện cơ.

Trang 19

Trong những năm gần đây công ty đã có nhiều thay đổi đầu tư nhiều chomáy móc thiết bị vì vậy mà tình hình về máy móc thiết bị trong công ty đã cónhững thay đổi đáng kể :

+Trang bị máy mới thay thế máy cũ làm việc gây ồn

+ Cải tiến làm bảo dưỡng sửa chữa, sơn mới máy móc

+ Tăng cường sử dụng phun nước áp lựccao làm sạch vạt đúc và nơi làmviệc

+Thiết kế kỹ thuật luôn được cải tiến để tiết kiệm nguyên liệu qua đógiảm phế thải

+ Áp dụng công nghệ đúc phay bằng nhôm

6 Đặc điểm về nguyên liệu.

Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành từ 70%- 75% nên chiphí nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành sản phẩm

Năm 2001 chi phí nguyên vật liệu là 32 tỷ

Năm 2002 chi phí nguyên vật liệu là 37 tỷ trong đó :

+Nguyên vật liệu chính 33,3 tỷ

+ Nguyên vật liệu phụ là 3,7 tỷ

Nguyên vật liệu chính gồm có: Thép, gang, đồng, nhôm , vòng bi…

Nguyên vật liệu phụ gồm có : Sơn , dầu cách điện, nhựa thiếc

Mức tiêu hao nguyên vật liệu thông thường cho một động cơ được sảnxuất tại công ty là : Thép 35%, Nhôm 5%, vòng bi (2 vòng bi) 10%, gang 20

%, nguyên vật liệu phụ 10%

Trang 20

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty :

+Thép chủ yếu do công ty thép Thái Nguyên cung cấp

+ Gang cũng cung cấp từ công ty thép Thái Nguên

+ Vòng bi công ty cơ khí

Nguên vật liệu phụ được mua trên thị trường nội địa

Công ty lựa chọn nguồn cung ứng chủ yếu trong nước Đối với nguyênvật liệu chính thường chọn người cung ứng cố định để đạt giá cả hạ và chấtlượng ổn định

Trang 21

8 Đặc điểm về vốn của Công ty.

Có bảng số liệu về tình hình vốn của công ty như sau

Ta có thể thấy được hiện trạng sản xuất kinh doanh của Công ty qua bảng sau:

Trang 22

Còn sản lượng qua các năm của Công ty cũng đều tăng, tăng cao nhất lànăm 2002/2001 là 24.06%, thấp nhất là năm 99/98 là 0.67% Nói chung tốc độtăng sản lượng thấp hơn tăng doanh thu.

Bảng một số chỉ tiêu tài chính của Công ty:

Trang 23

LNST/NVCSH % 3,12 3,84

Bảng 5

Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tương đốicao thể hiện cụ thể như sau

Năm 20001 lợi nhuận trước thuế so với doanh thulà 4,73 %và đến năm

2002 lại tăng đến 4,97% còn các chỉ tiêu khác của công ty tăng ở mức trên3% Năm 2002 đều tăng hơn so với năm 2001chỉ có lợi nhuận trước thuế sovới tổng tài sản là giảmnhưng không đáng kể từ 3,18% xuống còn 3,16%

Về tình hình thực hiện kế hoạch tồn kho của công ty được thể hiện quabảng dưới đây:

Trang 24

Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ta có bảng sau:

(Bảng 7)

Chỉ tiêu

Số còn phải nộp đầu năm

Số còn phải nộp Phải

Phải nộp

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng công ty đã hoàn thành tương đối đầy

đủ nghĩa vuh thuế của mình đối với nhà nướcmặc dù công ty đã gặp phải một

số khó khăn nhất định Trong các loại thuế phải nộp của công ty thì thuế vốn

là lớn nhất 1,43 tỷ đồng còn các khoản thuế khác thì tương đối nhỏ dưới 1tỷ

Trang 25

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001

TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ

I Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001:

2000 tại công ty.

- Do chiến lược của công ty trong một số năm tới đó là việc xuất khẩusản phẩm của mình sang thị trường quốc tế mà ở đó có một số thị trường cóyêu cầu phải chứng nhận đã áp dụng được hệ thống trên đây chính là mộtbước đi trước chuẩn bị cho tương lai phát triển của mình

- Do mong muốn bản thân công ty là luôn luôn học hỏi áp dụng nhữngphương pháp quản lý mới đã được chứng minh là tốt để cải tiến được hiểu quảhoạt động của mình

2 Tình hình áp dụng

Do những lý do trên công ty đã quyết định tiến hành xây dựng và áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001: 2000 vào tháng 1 năm

2000 bắt đầu bằng công bố của giám đốc công ty về việc cam kết xây dựngduy trì cải tiến công việc đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện việc này

Trang 26

Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống này tại công ty có thể tóm tắtqua các giai đoạn sau:

-Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định bao gồm sự camkết của lãnh đạo

Lập kế hoạch thực hiện, thành lập ban chỉ đạo nhóm công tác

Chọn tư vấn: Công ty chọn tư vấn bên ngoài

Xây dựng nhận thức chung về ISO 9000 tại công ty

Đào tạo về xây dựng hệ thống tài liệu

Khảo sát hệ thống hiện có

Lập kế hoạch thực hiện chi tiết

-Giai đoạn 2: Viết hệ thống tài liệu: Đây là giai đoạn quan trọngcủa việc xây dựng hệ thống công ty tiến hành các công việc viết tàiliệu

Trang 27

Giám sát chứng nhận và đánh giá lại

Xây dựng mục tiêu chất lượng của đơn vị và triển khai

3 Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong việc áp dụng hệ thống

a Những kết quả đạt được

Công ty đã nhận được chứng chỉ về việc áp dụng thành công hệ thốngvào tháng 12/2000

Nhận thức về iso 9000, về vai trò ý nghĩa của nó, nhận thức về chất lượng

và tầm quan trọng của việc tạo sản phẩm có chất lượng cao và phù hợp vớinhu cầu khách hàng đã được cải thiện Nhân viên trong công ty cũng đã đượctiếp cận được với nhiều kiến thức mới đó là các công cụ thống kê trong quản

lý chất lượng, có cách tiếp cân theo quá trình, cách quyết định dựa trên thực tếphân tích dữ liệu, về sự cần thiết phải định hướng theo khách hàng, sự thamgia của mọi người…chính những hiểu biết này đã tạo ra cho công ty mộtphong thái làm việc mới đó là làm việc theo khoa học

Công ty đã xây dựng được một hệ thống tài liệu tương đối đầy đủ phảnánh được những gì đã xẩy ra của công ty

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào nề nếp, có kếhoạch, có tính toán và đều được văn bản hóa

Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, chi phísản xuất ngày càng giảm, uy tín của công ty trên thị trường được khẳng định

Trang 28

Một số cán bộ công nhân viên còn có nhận thức sai lầm về iso do vậy họchưa được tích cực tham gia vào việc xây dựng và áp dụng nó Nhiều ngườinôn nóng trong việc xây dựng hệ thống cho nó là một việc hết sức tốn kém.

Có động cơ chưa đúng về ISO, coi đay chỉ là công cụ để quảng cáokhuyếch trương giành thầu

Trong giai đoạn đầu việc thực hiện iso kéo theo nhiều thay đổi cơ cấu tổchức quan trọng, giảm đặc quyền đặc lợi của một số ngưòi Do có sự miễncưỡng thực hiện trong việc từ bỏ các hoạt động, tổ chức mà trong một thờigian dài họ cho là tốt và phục vụ cho mục đích, lợi ích doanh nghiệp trongnhiều năm

Trong giai đoạn thực hiện thiếu cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất, lập kếhoạch chưa tốt, thiếu nhận thức và thiếu hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của

hệ thống quản lý chất lượng, thiếu một đội ngũ thực thi mạnh, đại diện lãnhđạo về chất lượng còn thiếu năng lực

Đây cũng là những khó khăn hạn chế chung của các doanh nghiệp ápdụng hệ thống này

II Thực trạng công tác xây dựng hệ thống tài liệu

1 Giới thiệu chung về hệ thống tài liệu của công ty

Hệ thống tài liệu của công ty được định nghĩa là những tài liệu bằng vănbản được soạn thảo hoặc sử dụng cho việc áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng của công ty Hệ thống tài liệu của công ty bao gồm:

- Chính sách chất lượng: Là ý đồ định hướng chung của công ty cóliên quan đến chất lượng

Trang 29

- Mục tiêu chất lượng: Là điều công ty định tìm kiếm hay hướngtới có liên quan đến chất lượng

- Sổ tay chất lượng: Là tài liệu cung cấp những thông tin nhất quản

cả cho nội bộ và bên ngoài về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức

- Kế hoạch chất lượng: Là tài liệu mô tả cách thức áp dụng hệthống quản lý chất lượng đối với một sản phẩm dự án hợp đồng cụ thể

- Yêu cầu, quy định tiêu chuẩn: Là tài liệu công bố các yêu cầu

- Thủ tục chỉ dẫn các công việc và bản vẻ: Là tài liệu cung cấp cácthông tin và cách thức tiến hành các hoạt động và quá trình một cách nhấtquán

- Hồ sơ chất lượng: Là tài liệu cung cấp bằng chứng khách quan vềcác hoạt động đã được thực hiện hay kết quả thực hiện

Hệ thống tài liệu của công ty được chia làm 4 tầng như hình vẽ sau:

1 2

3

4

Trang 30

- Tầng 1: Bao gồm sổ tây chất lượng, chính sách và mục tiêu chấtlượng

- Tầng 2: Bao gồm thủ tục quy định quy trình

- Tầng 3: Quy trình hướng dẫn công việc, mẫu biểu, quy định kỹthuật tiêu chuẩn quy phạm, điều lệ, kế hoạch chất lượng

- Tầng 4: Hồ sơ chất lượng

Ta thấy rằng mỗi tổ chức phải xác định mức độ, phạm vi của hệ thốngquản lý tài liệu cần thiết và phương tiện thông tin được sử dụng Điều này phụthuộc vào các yếu tố như sau:

- Quy mô của tổ chức, loại hình tổ chức

- Sự phức tạp và tương tác của các quá trình

- Sự phức tạp của sản phẩm, tầm quan trọng của các yêu cầu củakhách hàng

- Các yêu cầu về luật cần áp dụng

- Năng lực của nhân viên

- Mức độ cần thiết để chứng tỏ việc thực hiện yêu cầu của hệ thốngquản lý chất lượng

Khi xây dựng hệ thống tài liệu cần chú ý giữa mức độ văn bản hoá vàtrình độ kỹ năng Thông thường nếu trình độ kỹ năng của người thao tác càngcao thì càng cần ít văn bản và hướng dẫn Nếu không lưu ý tới điểm này tổchức có thể rơi vào một trong hai trạng thái hoặc quá nhiều văn bản dẫn tới

Trang 31

trạng lộn xộn thiếu thống nhất Ngoài ra mức độ văn bản hoá cũng tuỳ thuộcvào quy mô tổ chức và loại hình công nghệ sản phẩm theo nghĩa quy mô càng

to thì càng cần nhiều văn bản

Một điều mấu chốt khi xây dựng hệ thống tài liệu:

- Khách hàng chủ yếu của hệ thống tài liệu là nhân viên của tổchức

- Bản thân của hệ thống tài liệu không phải là mục đích mà cònphải là một hoạt động làm gia tăng giá trị nếu một tài liệu nào không làmgia tăng giá trị thì cần mạnh dạn gạt bỏ

2 Ý nghĩa của hệ thống tài liệu

Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi tổ chức phải xây dựng và áp dụng một hệthống quản lý chất lượng dạng tài liệu Tài liệu là mọi dữ liệu có ý nghĩa vàmôi trường hỗ trợ chúng Tài liệu có thể là quy định kỹ thuật, quy tắc điềuhành bản vẽ, báo cáo tiêu chuẩn Môi trường có thể là giấy, đĩa từ, điện tử hayquang ảnh hay tổ hợp các dạng trên

Một hệ thống tài liệu tạo khả năng thông báo các ý định và sự nhất quáncác hành động Việc sử dụng hệ thống tài liệu sẽ giúp tổ chức:

- Đạt được chất lượng sản phẩm và là căn cứ cải tiến chất lượng vàduy trì các cải tiến đã được, thông qua việc:

+ Giúp người quản lý hiểu được những gì đang xẩy ra và chất lượng thựchiện củ chứng qua đó có thể đo lường theo dõi được hiệu năng của các quátrình hiện tại những gì cần có cải tiến và kết quả của những cải tiến đã đạtđược

Trang 32

+ Duy trì những cải tiến nhận được nhờ những quy tắc điều hành đượctiêu chuẩn hoá dưới dạng tài liệu

- Đào tạo nhân viên

- Lặp lại công việc một cách thống nhất và là cơ sở để truy tìmnguồn gốc khi cần

- Cung cấp bằng chứng khách quan khi đánh giá hệ thống tài liệu

là bằng chứng khách quan rằng các thủ tục quá trình đã được xác định vàkiểm soát

- Đánh giá tính hiệu lực và sự thích hợp của hệ thống quản lý chấtlượng

Ta có thể minh họa vai trò của hệ thống tài liệu qua hình vẽ nó được vínhư hòn chèn để giữ lại các thành quả đã đạt được do quá trình cải tiến đemlại:

3 Quá trình xây dựng hệ thống tài liệu tại công ty

Chất lượng đã cải tiến

Sức cản

Động lực

Hệ thống tài liệu

Trang 33

Sau khi đã chỉ định người điều phối dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệthống tài liệu và nghiên cứu kỹ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 nóichung quá trình xây dựng hệ thống tài liệu hiện tại công ty bao gồm các bướcsau:

a Bước 1: Phân tích khái quát quá trình

Mục đích của bước công việc này là:

+ Xác định quá trình chủ yếu cần có trong hệ thống quản lý chất lượngđặc biệt là trong quá trình kinh doanh để đảm báo công việc được trôi chảy và

có hiệu quả từ lúc đặt quan hệ với khách hàng đến lúc giao sản phẩm

+ Xem xét khái quát từng quá trình dựa trên những yêu cầu của ISO 9001 đểqua đó quuyết định yêu cầu nào có thể áp dụng đồng thời, nhận biết quá trình nàocần phải tiến hành để thỏa mãn mọi yêu cầu cần thiết của tiêu chuẩn, lưu ý rằng mọi

sự ngoại lệ có thể chỉ nằm trong điều 7 với điều kiện sự ngoại lệ này không ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm

 Quá trình chính và quá trình hỗ trợ

Trong bất cứ tổ chức nào cũng tồn tại 2 quá trìng: Các quá trình chínhgắn với quá trình kinh doanh của Công ty và các quá trình hỗ trợ Nhiều tổchức gặp khó khăn ngay từ bước đầu đặc biệt là các tổ chức dịch vụ vì khôngxác định được quá trình kinh doanh, không xác địng được đầu vào, các quátrình trung gian và đầu gia để từ đó gắn với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.Mỗi quá trình chính thường gấn với một bộ phận chức năng, phòng banhay khu vực tổ chức Số lượng các quá trình chính thường phụ thuộc vào loạihình sản phẩm, mức độ phức tạp, qui mô loại hình tổ chức

Trang 34

Từ các đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó là công

ty chế tạo điện cơ chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị điện, công ty đã xácđịnh quá trình chính bao gồm:

- Hoạch định việc tạo sản phẩm;

- Các quá trình liên quan đến khách hàng;

- Thiết kế và phát triển;

- Mua hàng;

- Kiểm soát quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;

- Nhận biết và xác định nguồn gốc;

- Kiểm soát tài sản của khách hàng;

- Kiểm tra thử nghiệm sản phẩm;

- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp;

- Dịch vụ sau khi bán;

- Bảo toàn sản phẩm

Các quá trình hỗ trợ bao gồm cả quá trình quản lý và phục vụ cho quátrình chính Các quá trình hỗ trợ thường vận hành ngang qua nhiều bộ phậnchức năng hay phòng ban trong tổ chức, ví dụ quá trình hỗ trợ của công ty nhưsau:

- Các quá trình quản lý chung: xem xét, đánh giá, theo dõi;

- Quá trình đào tạo;

- Qúa trình cải tiến;

Trang 35

Mỗi quá trình bao gồm nhiều công việc, đối với phần lớn các quá trìnhmột số công việc có trình tự nối tiếp nhau Trong một số quá trình khác cáccông việc không theo một trật tự mà chỉ là một tập hợp các công việc cần phảilàm.

Khi mô tả mạng lưới quá trình tốt nhất là nên dùng lưu đồ vì nó là hìnhthức mô tả quá trình dưới dạng biểu đồ

 Trách nhiệm đối với quá trình

Với mỗi quá trình phải có người chịu trách nhiệm Nừu qúa trình chỉ cóliên quan đến một đơn vị thì người phụ trách đơn vị sẽ là người chịu tráchnhiệm Đối với quá trình có sự liên kết giữa nhiều phòng ban hay bộ phận phảichỉ định người chịu trách nhiệm chung việc thực hiện quá trình

Trách nhiệm đối với hoạt động hàng ngày của quá trình hay còn gọi làtrách nhiệm vận hành phải được quy định cho những người làm việc trong quátrình Các cán bộ quản lý, đốc công hay trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệmgiám sát và có thể uỷ quyền hành động trên từng điểm

 Kết luận khái quát về quá trình

Sau khi đã xác định được các quá trình chính và quá trình hỗ trợ có thểkết luận được các điều sau đây:

- Điều nào của ISO 9001 không áp dụng được với công việc của tổchức

- Tương ứng giữa các điều của ISO 9001 và các quá trình đang tồntại trong tổ chức

- Những quá trình nào phải đưa vào hệ thống quản lý chất lượng

Trang 36

- Những tài liệu nào cần thể hiện dưới tầng 2, tầng 3.

b Phân tích quá trình

Việc phân tích qúa trình nhằm xem xét, đánh giá trình độ hiện tại của quátrình qua đó lập kế hoạch cụ thể về việc xây dựng các thủ tục, hướng dẫn cầnthiết để quá trình được kiểm soát đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn

Khi phân tích các quá trình cần chú ý trả lời 5 câu hỏi:

- Công việc nào cần làm trong quá trình?

- Cách thức để làm công việc này, ai làm?

- Các tiêu chuẩn quy định cần phải tuân thủ, các hướng đẫn haychuẩn mực tay nghề cần thiết?

- Các hoạt động kiểm tra nào cần có?

- Nguồn lực cần thiết?

Việc phân tích một quá trình thường qua các bước sau:

Quá trình hiện có nhằm mục đích, mục tiêu gì áp dụng cho những đơn vịnào, khu vực hoạ động nào trong công ty

Trong bước này phải trả lời những câu hỏi sau:

+ Quá trình bắt đầu như thế nào?

+ Trình tự các công việc trong quá trình?

+ Ai thực hiện từng công việc?

Trang 37

+ Các quy định, chế định có liên quan?

+ Phải sử dụng các hướng đẫn, tài liệu hay biểu mẫu nào?

+ Các kỹ năng yêu cầu là gì?

+ Các công việc nào trong nội bộ doanh nghiệp sẽ có liên quan?

+ Đầu ra của quá trình?

Khi phân tích phải căn cứ vào thực tế hiện thời cho từng quá trìnhchứ không phải là thiết kế lại quá trình Đương nhiên qua phân tích, tổchức sẽ nhận biết được những khu vực yếu kém cần được cải tiến chophù hợp

Theo phương pháp mô tả ta lập một bản liệt kê từng công việc dưới dạngmột tập hợp công việc hay trình tự Cách này phù hợp khi phân tích các quátrình không phức tạp

Các lưu đồ xây dựng khi phân tích quá trình có thể rất chi tiết Tuy nhiêntrong từng lưu đồ cuối cùng trình bày trong các thủ tục không cần thiết phải cócùng mức độ chi tiết về các dạng thông tin mà chỉ yêu cầu có những thông tinphù hợp cho người đọc dễ theo dõi các bước đi của thủ tục

So sánh tài liệu thu được với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 9000 tìm ranhững lỗ hổng cần bổ sung trong giai đoạn này nên có đóng góp của các bộphận có liên quan các chuyên gia có kinh nghiệm Lưu ý rằng rất nhiều tài liệu

Trang 38

thu được trong bước này có thể được sử dụng để đưa vào hệ thống quản lýchất lượng mới.

Khi việc phân tích và bổ sung đã hoàn tất cần kiểm tra lại xem quá trình :+ Có thõa mãn mục đích của nó không

+Không còn những điểm yếu kém

+ Thõa mãn các yêu cầu thích hợp của iso 9000

c Viết tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng.

Đây là giai đoạn cuối cùng, trên cơ sở phân tích trong giai đoạn trên tổchức tiến hành viết các tài liệu trong hệ thống bao gồm cả việc lấy ý kiến đónggóp xem xét phê duyệt ban hành Tổ chức cần lập danh mục các tài liệucầnviết phân công và lập tiến độ cụ thể

Trong quá trình xây dựng hệ thống tài liệu của mình công ty luôn bám sáttheo các nguyên tắc viết tài liệu đó là:

- Nội dung các văn bản đơn giản rõ ràng ngắn gọn

- Phản ánh đúng thực tế hoạt động cần kiểm soát đáp ứng yêu cầucủa tiêu chuẩn

- Không sao chép chứng từ các tổ chức khác

- Khối lượng văn bản phù hợp với trình độ và kinh nghiệm củangười thực hiện

4 Kế hoạch xây dựng hệ thống tài liệu tại công ty.

Bản kế hoạch này được ban chỉ đạo lập ra và được công bố phổ biếntrong toàn công ty:

Trang 39

Bản kế hoạch(bảng 8)

STT Nội dung công việc Cán bộ làm việc

với tổ chức tưvấn

Ngày thựchiện

Ngày hoànthành

1 Đào tạo nhận thức về iso Phòng tổ chức 09/01/2000 19/01/2000

2 Đánh giá hiện trạng quản lý

chất lượng tại công ty

Phòng quản lýchất lượng

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số lượng máy móc thiết bị công ty Chế tạo Điện cơ. - Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ" pdf
Bảng s ố lượng máy móc thiết bị công ty Chế tạo Điện cơ (Trang 18)
Bảng một số chỉ tiêu tài chính của Công ty: - Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ" pdf
Bảng m ột số chỉ tiêu tài chính của Công ty: (Trang 22)
Bảng thời lượng giải quyết yêu cầu của khách hàng - Báo cáo tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tài liệu trong quá trình áp dụng ISO 9000 tại công ty chế tạo điện cơ" pdf
Bảng th ời lượng giải quyết yêu cầu của khách hàng (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w