DA Sư PBC 2010

3 159 0
DA Sư PBC 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang) Môn: LỊCH SỬ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I LỊCH SỬ THẾ GIỚI 6,0 a Cu Ba là hòn đảo anh hùng: * Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Batixta ( 1953 – 1959) 2,0 Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ giúp Tướng Batixta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Chúng đã thi hành nhiều chính sách phản động… → Nhân dân bền bỉ đấu tranh 0,5 Ngày 26/7/1953, Phiđen Ca - xtơ – rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Môncađa → mở đầu cho thời kỳ đấu tranh vũ trang. 0,5 Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm (bị bắt, bị tù đày, bị bao vây tiêu diệt) nhưng từ 1956 đến 1958, phong trào cách mạng phát triển rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công…01/01/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. 0,5 Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân tay sai. Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh. 0,5 * Trong xây dựng và bảo vệ đất nước ( 1959 – nay): 2,0 1959 – 1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ, quốc hữu hóa xí nghiệp, thực hiện quyền tự do dân chủ, và đập tan âm mưu phá hoại của Đế quốc Mỹ. 0,5 Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố đi lên Chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mỹ 0,5 Từ 1961 đến nay: xây dựng CNXH đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… 0,5 Hiện nay, mặc dù bị Mỹ tìm mọi cách bao vây, cấm vận và những khó khăn về tinh thần và vật chất do sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô nhưng Cu Ba vẫn kiên trì con đường CNXH. 0,5 b Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba: 2,0 Dựa trên cơ sở: - Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc: có cùng chung kẻ thù. - Sau khi giành độc lập: cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng chế độ CNXH. - Cả hai nước đều do Đảng cộng sản lãnh đạo. 1,5 Mối quan hệ Việt Nam – Cu Ba được thiết lập từ năm 1960. Cả hai dân tộc đã có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung. Phiđen đã từng nói : “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu” Ngày nay, quan hệ 2 nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em… 0,5 II LỊCH SỬ VIỆT NAM: 14,0 1 a. Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản 4,0 Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, cần phải thành lập một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Đế quốc và tay sai giành độc lập và tự do. 0,5 1 Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc kỳ đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của VNCMTN tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận nên đoàn đã bỏ Đại hội về nước. 0,5 17/06/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Bắc kỳ, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. 1,0 08/1929, một số cán bộ lãnh đạo tiến tiến trong Tổng bộ và Kỳ bộ VNCMTN ở Nam kỳ lập An Nam Cộng sản Đảng, ra báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận. 1,0 09/1929, những người giác ngộ trong Đảng Tân Việt đã tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Như vậy, đến cuối năm 1929 ở Việt Nam đã có 3 tổ chức Cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập. 1,0 b. Tác động: 2,0 * Tích cực: - Là một xu thế tất yếu của Cách mạng Việt Nam, chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. - Ba tổ chức Cộng sản đã xây dựng cở sở ở nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh dấy lên làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ phát triển mạnh khắp cả nước. 0,5 0,5 * Hạn chế: - Hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau giữa các tổ chức có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. 0,5 Yêu cầu cấp bách: thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. 0,5 2 Hoàn cảnh khách quan đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945: 4,0 Chiến tranh thế giới thứ 2 đang tới những ngày cuối cùng. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại (5/1945). Ở châu Á, quân phiệt Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/08/1945) 1,0 Tại Đông Dương, quân Nhật rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang 1,0 Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi có vai trò quan trọng, nó thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi, đó là thời cơ “ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành chính quyền. Là một trong những nhân tố làm cho cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Nhưng không phải là điều kiện quyết định nhất 2,0 3 a. Hoàn cảnh, nội dung của Hội nghị TW lần thứ 15 của Đảng: 6,0 * Hoàn cảnh: - Trong những năm 1957 – 1959, Mỹ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường đàn áp khủng bố, ra sắc lệnh “đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10 – 59” (tháng 5/1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội - Cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn tổn thất. 1,0 * Nội dung: Tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 của Đảng đã họp và quyết định: Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang nhân dân. 1,5 2 b. Nghị quyết 15 của TW Đảng đã soi sáng cách mạng Miền Nam trong phong trào “Đồng khởi” Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959) đã lan khắp miền Nam, tiêu biểu là ở Bến Tre 0,5 17/01/1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với các loại vũ khí có trong tay, đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. UBND tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang ra đời và phát triển, chia ruộng đất cho dân cày nghèo 1,0 Phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam bộ, Tây Nguyên và Trung Trung bộ, hàng ngàn xã, thôn, ấp được giải phóng 0,5 Phong trào “Đồng khởi” đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ the giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 1,0 Phong trào “Đồng khởi” đã chứng tỏ Nghị quyết TW 15 ra đời đã đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của cách mạng miền Nam. 0,5 3 . SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang) Môn:

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:00

Mục lục

    SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

    TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

    (Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan