1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hinh6_18-20

7 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Tiết 18 - KHI NÀO THÌ ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được khi nào thì ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz. - Học sinh nắm vững và biết các khái niệm: 2 góc kề nhau, 2 góc bù nhau, 2 góc phụ nhau và 2 góc kề bù. - Củng cố, rèn luyện kĩ năng sử dụng thước đo góc, kĩ năng tính góc, mối quan hệ giữa 2 góc. II. CHUẨN BỊ: - Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. - Đèn chiếu hình vẽ 17. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: Điền vào ô trống hình vẽ 17. - Học sinh 2: Học sinh làm bài tập sau (ở dưới làm vào giấy nháp (giấy trong)): + Vẽ ∠xOz. + Vẽ tia Oy nằm giữa 2 cạnh ∠xOz. + Dùng thước đo góc ∠xOy; ∠xOz; ∠yOz. + So sánh: ∠xOy + ∠yOz với ∠xOz. Hãy nhận xét. 2. Bài mới: Vậy khi nào thì tổng số đo 2 góc ∠xOy và ∠yOz bằng số đo ∠xOz? ⇒ khi tia Oy nằm giữa 2 tia Ox, Oz. GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG - Giáo viên vẽ hình 23. - Làm bài tập 18 (trang 82 - SGK) + Nếu cho 3 tia chung gốc, trong đó có 1 tia nằm giữa 2 tia còn lại ta có mấy góc trong hinh? Chỉ cần đo mấy góc thì ta biết được số đo của 3 góc? - Giáo viên chiếu bài màn hình (bảng phụ): + Tại sao biết Oy không nằm giữa Ox, Oz? Lấy M ∈ Ox; N ∈ Oz. Nối MN, MN không cắt Oy. 1. Khi nào thì tổng số đo 2 góc ∠xOy và ∠yOz bằng số đo ∠xOz? a. Nhận xét: - Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox, Oz ⇔ ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz. b. Áp dụng bài 18 (trang 82 - SGK): - Vì tia OA nằm giữa 2 tia OC, OB nên: ∠BOC = ∠BOA + ∠AOC (nhận xét) = 45° + 32° = 77° Cho hình vẽ sau: Đẳng thức ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz đúng hay sai? Vì sao? Giải: Đẳng thức viết sai vì Oy không nằm giữa Ox, Oz. Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 - Giáo viên chỉ vào hình 23 nói ∠xOy và ∠yOz là 2 góc kề nhau. Vậy như thế nào là 2 góc kề nhau? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc các khái niệm ở phần 2 - SGK. Sau đó cho hoạt động nhóm. Gọi 1 học sinh của từng nhóm lên trình bày. + Tổ 1: Thế nào là hai góc kề nhau? Vẽ hình minh họa ghi rõ hai góc kề nhau trên hình vẽ. + Tổ 2: Thế nào là hai góc phụ nhau? Tìm số đo của góc phụ với góc 30°; 45°. + Tổ 3: Thế nào là hai góc bù nhau? Thế nào là hai góc kề bù? Vẽ hình minh họa. Cho ∠A = 105°; ∠B = 75°. Hai góc này có bù nhau không? Vì sao? - Bài tập 19 (trang 82 - SGK): ∠xOy kề bù ∠yOy’ nên: ∠xOy + ∠yOy’ = 180° ⇒ ∠yOy’ = 180° − 120° ⇒ ∠yOy’ = 60° 2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù: a. Hai góc kề nhau: ∠xOy và ∠yOz kề nhau. b. Hai góc phụ nhau: ∠xOy và ∠yOz phụ nhau ⇔ ∠xOy + ∠yOz = 90° c. Hai góc bù nhau: ∠xOy và ∠yOz bù nhau ⇔ ∠xOy + ∠yOz = 180° d. Hai góc kề bù: - Áp dụng bài tập 19 (trang 82 - SGK). 3. Luyện tập: - Chỉ ra mối quan hệ giữa các góc: 40°; 80°; 100°; 50°. • CỦNG CỐ: - Một bạn viết như sau: “Hai góc có tổng số đo bằng 180° là hai góc kề bù”. Đúng hay sai? • DẶN DÒ: - Thuộc khái niệm. - Làm bài tập 20 đến 23 (trang 4 - SGK); bài tập 16, 17 (SBT). Tiết 19 - VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = m° (0° < m° < 180°). - Học sinh biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc. - Học sinh có kỹ năng vẽ cẩn thận chính xác. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ bài tập luyện. - Đèn chiếu. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: + Khi nào ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz? + Chữa bài tập 20 (trang 82 - SGK). Giáo viên vẽ hình. - Học sinh 2: + Thế nào là hai góc kề nhau? Phụ nhau? Bù nhau? Kề bù? + Chữa bài tập 23 (trang 83 - SGK). Giáo viên vẽ hình. 2. Bài mới: Khi có 1 góc, ta có thể xác định được số đo của nó bằng thước đo góc. Ngược lại nếu biết số đo của một góc làm như thế nào để vẽ được góc đó? GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG - Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc ví dụ 1 ở SGK rồi vẽ vào vở và gọi một học sinh lên bảng trình bày cách vẽ. - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày ví dụ 2 (cả lớp làm vào vở). - Qua 2 ví dụ trên nửa mặt phẳng bờ Ox 1. Vẽ góc trên nửa mặt phẳng: a. Ví dụ 1: Cho Cho Ox; ∠xOy = 40°. Hỏi Vẽ ∠xOy. Giải: - Vẽ tia Ox. - Vẽ tia Oy. - Tạo với tia Ox góc 40°. b. Ví dụ 2: Cho ∠ABC = 30°. Hỏi Vẽ ∠ABC. Giải: - Vẽ tia BC. - Vẽ tia BA tạo với tia BC góc 30° - Góc ∠ABC là góc có số đo 30°. 2. Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng: a. Ví dụ 3: Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 (hoặc bờ BC), ta vẽ được mấy tia Oy (hay OA) để ∠xOy = 40° (∠ABC = 30°)? - Giáo viên cho học sinh đọc nhận xét. - Vẽ ∠xOy = 30°. - Trên nửa mặt phẳng bờ Ox cùng phía với ∠xOy, vẽ ∠xOz = 45°. - Trên cùng nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, ∠xOy = m°; ∠xOz = n°. m < n. Tia nào nằm giữa 2 tia còn lại? - Giáo viên đưa đầu bài lên màn hình (hoặc bảng phụ). + Một học sinh lên bảng vẽ. + Nhận xét. + Hãy nhắc lại nhận xét trang 84 - SGK. - Hoạt động nhóm. Cho Tia Ox; ∠xOy = 30°; ∠xOz = 45° Hỏi Vẽ ∠xOy; ∠yOz trên cùng nửa mặt phẳng bờ Ox. Tia nào nằm giữa 2 tia còn lại? Giải: - Vẽ ∠xOy = 30°. - Trên nửa mặt phẳng bờ Ox có chứa tia Oy vẽ tia Oz tạo với tia Ox góc 45°. - Vì ∠xOy < ∠xOz (30° < 45°) nên tia Oy nằm giữa 2 tia Ox, Oz. b. Nhận xét: - Trang 84 - SGK. 3. Luyện tập: - Bài 1: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa, vẽ ∠aOb = 120°; ∠aOc = 145°. Cho nhận xét về vị trí của tia Oa, Ob, Oc. Giải: Trên cùng nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa, ∠aOb < ∠aOc (120° < 145°) ⇒ tia Ob nằm giữa tia Oa và Oc. - Bài 2: Cho tia Ax. Vẽ tia Ay sao cho ∠xAy = 58°. Vẽ được mấy tia? - Bài 3: Vẽ trên cùng nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia OA 2 góc: ∠AOB = 50°; ∠AOC = 130°. Nhận xét. Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 + Giáo viên chiếu bài 3. • DẶN DÒ: - Vẽ thành thạo. - Học 2 nhận xét. - Làm bài tập 25 đến 29 (SGK). Tiết 20 - TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu thế nào là tia phân giác của góc. Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 - Học sinh biết về tia phân giác của góc. - Hiểu đường phân giác của góc là gì? II. CHUẨN BỊ: - Đèn chiếu, bảng phụ. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho tia Ox. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho ∠xOy = 100°; ∠xOz = 50°. + Vị trí tia Oz như thế nào đối với tia Ox và Oy? + Tính ∠yOz? So sánh ∠yOz với ∠xOz. 2. Bài mới: Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy và tia Oz tạo với tia Ox, Oy 2 góc bằng nhau. Ta nói Oz là tia phân giác của ∠xOy. Vậy tia phân giác của 1 góc là gì? GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG - Qua bài tập trên, em hãy cho biết tia phân giác của 1 góc là 1 tia như thế nào? - Khi nào tia Oz là tia phân giác ∠xOy? Tia Oz phải thỏa mãn điều kiện gì? - Quan sát hình vẽ, cho biết tia nào là tia phân giác của góc trên hình? Giải thích? 1. Tia phân giác của một góc là gì (trang 35 - SGK): - Tổng quát: + Oz là phân giác của ∠xOy ⇔ tia Oz nằm giữa Ox, Oy và ∠xOz = ∠zOy. 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc: a. Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của ∠xOy có số đo 64°. Giải: - Oz phải nằm giữa 2 tia Ox và Oy. - ∠xOz = ∠zOy = ∠xOy : 2 Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005 - Qua 3 cách trên, em thấy ∠xOy có mấy tia phân giác? - Hãy vẽ tia phân giác của góc bẹt (hình 39b - SGK). - Góc bẹt có mấy tia phân giác? = 64° : 2 = 32° - Cách 1: Dùng thước đo góc. + Vẽ góc ∠xOy = 64°. + Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy sao cho ∠yOz = 32°. - Cách 2: Gấp giấy (trang 86 - SGK). - Cách 3: Dùng compa. + Vẽ ∠xOy = 64°. + Lấy O làm tâm, vẽ 1 cung bất kì cắt Ox, Oy lần lượt tại M, N. Lấy M, N làm tâm vẽ 2 cung có bán kính bằng nhau. Chúng giao nhau tại điểm Z. + Nối Oz. b. Nhận xét: Mỗi góc (khác góc bẹt) chỉ có một tia phân giác. 3. Chú ý: SGK. 4. Luyện tập: - Bài 32 - SGK. - Bài 33 - SGK. Cho ∠xOy kề bù ∠yOx’ ∠xOy = 130° Ot là phân giác ∠xOy Hỏi ∠x’Ot = ? Giải: - Vì ∠xOy kề bù ∠yOx' nên: ∠xOy + ∠yOx’ = 180° ∠yOx’ = 180° - ∠xOy ∠yOx’ = 180° - 130° = 50° - Ot là phân giác ∠xOy nên: ∠xOt = ∠tOy = ∠xOy : 2 = 130° : 2 = 65° - Oy nằm giữa Ox’ và Ot nên: ∠x’Ot = ∠x’Oy + ∠yOt = 50° + 65° = 115° • DẶN DÒ: - Thuộc định nghĩa, kĩ năng vẽ tia phân giác. - Làm bài tập 30, 31, 34, 35, 36 (trang 87 - SGK). Vũ Thị Thanh Mai - Trường THCS Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Năm học: 2004 - 2005

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w