Tài liệu tham khảo đề thi thử Đại học môn Vật Lý
ĐỀ THI THỬ VẬT LÍ KHỐI A NĂM 2012 (Thời gian làm bài: 90 phút)Cho biết hằng số Plăng h=6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e=1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s.I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40).Câu 1: Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có biên độ bằng biên độ của mỗi dao động thành phần khi hai dao động thành phần lệch pha nhau:A.π/2 B.2π/3 C.Ngược pha D.Cùng phaCâu 2: Một thang máy có thể chuyển động theo phương thẳng đứng với gia tốc có độ lớn luôn nhỏ hơn gia tốc trọng trường g tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy này có treo một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Chu kì dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vectơ gia tốc của thang máy:A.Hướng lên trên và có độ lớn là 0,11gB.Hướng lên trên và có độ lớn là 0,21gC.Hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,11gD.Hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,21gCâu 3: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T=1,2s. Khi tần số góc của con lắc giảm đi 25% thì chu kì của con lắc sẽ là:A.0,3s B.0,9s C.1,6s D.4,8sCâu 4: Con lắc đơn dao động điều hòa (gốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì:A.Động năng của vật cực đại khi lực căng dây nhỏ nhấtB.Vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu khi vật đi từ VTCB ra biênC.Thế năng của vật cực đại khi lực căng dây nhỏ nhấtD.Lực căng dây lớn nhất khi vật ở VTCBCâu 5: Con lắc lo xo nằm ngang có m=200g, K=80N/m. Kéo con lắc ra khỏi VTCB 5cm rồi thả nhẹ cho dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là µ, g=10m/s2. Quãng đường vật đi được sau khi nó thực hiện 7 dao động kể từ lúc thả là 91cm. Hệ số ma sát µ có giá trị:A.0,05 B.0,5 C.0,1 D.0,01Câu 6: Treo một con lắc đơn vào một tấm gỗ thẳng đứng. Dây treo mềm có chiều dài L=1m. Dọc theo đường thẳng đứng cách điểm treo con lắc một đoạn L/2 người ta đóng một chiếc đinh. Khi dao động con lắc sẽ vướng vào đinh. Chu kì con lắc:A.1,695s B.1,384s C.0,707s D.0,5sCâu 7: Một vật dao động điều hòa, khi ở VTCB ta truyền cho vật vận tốc vo theo chiều dương. Chọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc. Pha dao động của vật ở thời điểm gần nhất vật có động năng bằng thế năng là:A.-π/4 B.π/4 C.3π/4 D.-3π/4Câu 8: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=2cos40πt (cm) và uB=2cos(40πt +π) (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:A.36 B.18 C.37 D.16Câu 9: Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước với A, B là hai nguồn kết hợp có phương trình lần lượt là: uA=acosωt; uB=acos(ωt +π) thì quỹ tích những điểm dao động với biên độ cực đại là:A.Họ các đường hipebol nhận A, B làm tiêu điểm và gồm cả đường trung trực của ABB.Họ các đường hipebol có tiêu cự là ABC.Đường trung trực của ABD.Họ các đường hipebol nhận A, B làm tiêu điểmCâu 10: Trên sợi dây OA, đầu A cố định, đầu O dao động điều hòa với tần số 20Hz thì trên dây có 5 nút. Muốn trên dây rung thành 2 bụng sóng thì đầu O phải dao động với tần số: A.40 B.12 C.50 D.10Câu 11: Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước nằm ngang với hai nguồn kết hợp S1, S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, lệch pha nhau 60o. Xem biên độ sóng không đổi và bằng a trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của S1 S2 dao động với biên độ:A.a B.1,732a C.1,414a D.0Câu 12: Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đáng kể. Nối hai cực máy phát với một cuộn dây thuần cảm. Khi roto của máy quay với tốc độ n vòng/s thì dòng điện đi qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng I. Nếu roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là:A.I B.2I C.3I D.0,5ICâu 13: Một đường tải điện ba pha có 4 dây a, b, c, d. Một bóng đèn khi mắc vào giữa hai dây a và b hoặc giữa hai dây b và c hoặc giữa hai dây b và d thì sáng bình thường. Nếu dùng bóng đèn đó mắc vào giữa hai dây a và c thì:A.Đèn sáng bình thường B.Đèn sáng yếu hơn bình thườngC.Bóng đèn bị cháy D.Đèn sáng lên từ từCâu 14: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là U=120V. Biết hệ số công suất của đoạn mạch là 0,8 và hệ số công suất của cuộn dây là 0,6. Biết dòng điện trong mạch trễ pha đối với điện áp hai đầu mạch. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây và điện áp giữa hai đầu tụ điện:A.80V, 60V B.90V, 30V C.128V, 72V D.160V, 56VCâu 15: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số 50Hz vào hai đầu mạch nối tiếp gồm: điện trở thuần R=30Ω, cuộn thuần cảm có L=0,4/π (H) và tụ điện có điện dung C thay đổi. Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại. Khi đó, ở hai đầu R có điện áp hiệu dụng là:A.150V B.160V C.100V D.120VCâu 16: Mạch điện xoay chiều gồm hai đoạn AM và MB nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R1 nối tiếp với tụ điện có điện dung C1. Đoạn MB gồm điện trở thuần R2 nối tiếp tụ điện có điện dung C2. Tổng trở của mạch AB là ZAB=ZAM+ZMB. Mối liên hệ giữa R1, R2, C1, C2 là:A.R1.C2=R2.C1 B.R1.R2=C1.C2C.R1.C1=R2.C2 D.R1+R2=C1+C2Câu 17: Dòng điện xoay chiều có biểu thức i=2sin(100πt) (A) chạy qua một dây dẫn. Điện lượng chạy qua tiết diện của dây trong khoảng từ 0 đến 0,15s là:A.0 B.4/100π C.3/100π D.6/100πCâu 18: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Biết mối liên hệ giữa điện trở thuần R với cảm kháng ZL của cuộn dây và dung kháng ZC của tụ điện là R2=ZL(ZC-ZL). Điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch:A.π/4 B.π/2 C.π/3 D.π/6Câu 19: Một khung dây dẫn phẳng hình chữ nhật, kích thước 40cm×60cm, gồm 200 vòng dây. Khung dây được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B=0,625/π (T) và vuông góc với trục quay là trục đối xứng của khung. Ban đầu vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Khung dây quay với vận tốc 120vòng/phút. Suất điện động tại t=5s kể từ thời điểm ban đầu có thể nhận giá trị nào:A.e=0 B.e=120V C.e=60V D.e=80VCâu 20: Điện áp được đưa vào cuộn sơ cấp của một máy biến áp có giá trị hiệu dụng là 220V. Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp tương ứng là 1100 vòng và 50 vòng. Mạch thứ cấp gồm một điện trở thuần R=8Ω, một cuộn cảm có điện trở thuần 2Ω và một tụ điện. Biết dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp bằng 0,032A, bỏ qua hao phí của máy biến áp, độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch thứ cấp là:A.π/2 B.π/3 C.π/4 hoặc –π/4 D.π/6 hoặc –π/6 Câu 21: Mạch dao động gồm cuộn dây có L=50mH; r = 0,1Ω và tụ C=5µF. Điện áp cực đại trên tụ là Uo=12V. Giá trị điện áp cực đại của tụ sau t=T/2 đầu tiên là:A.10V B.10,5V C.11,98V D.9,58VCâu 22: Sóng điện từ có biên độ của từ trường là Bo, của điện trường là Eo. Giả sử biên độ không đổi khi sóng lan truyền . Tại một điểm trên phương truyền, cường độ điện trường bằng Eo/2 thì cảm ứng từ bằng: A.0 B.Bo/2 C.0,866Bo D.-0,866BoCâu 23: Mạch dao động chọn sóng của một máy thu gồm cuộn cảm L=0,94µH và bộ tụ điện gồm tụ cố định Co mắc song song với tụ xoay. Biết Co=20pF, tụ xoay có điện dung biến thiên từ 10pF-250pF khi góc xoay biến thiên từ 0 đến 120o. Cho rằng điện dung của tụ điện là hàm bậc nhất của góc xoay. Để mạch thu được sóng có bước sóng 30m thì góc xoay của bản tụ phải bằng:A.30o B.45o C.60o D.75oCâu 24: Mạch dao động của một máy phát vô tuyến điện có cuộn dây với độ tụ cảm không đổi và tụ điện có điện dung C1. Máy phát ra sóng điện từ có bước sóng 50m. Để máy này có thể phát ra sóng với bước sóng 200m người ta phải mắc thêm một tụ điện C2 có điện dung:A.C2=3C1, nối tiếp với C1 B.C2=15C1, nối tiếp với C1 C.C2=3C1, song song với C1 D.C2=15C1, song song với C1Câu 25: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng. Nguồn sáng gồm ba bức xạ có bước sóng λ1=0,4µm; λ2=0,54µm; λ3=0,6µm. Tại chính giữa màn ba vân sáng trung tâm của ba bức xạ này trùng nhau. Vị trí đầu tiên kể từ vị trí chính giữa này để ba vân sáng của ba bức xạ này trùng nhau ứng với vân sáng của bức xạ λ2 có bậc:A.10 B.20 C.27 D.9Câu 26: Một chùm ánh sáng có bước sóng bằng 0,6µm; có màu vàng khi truyền trong chân không. Khi truyền trong thủy tinh có chiếc suất 1,5 chùm sáng này có bước sóng:A.0,4µm, màu tím B.0,9µm, màu vàngC.0,4µm, màu vàng D.0,9µm, không màuCâu 27: Một thấu kính hội tụ mỏng có hai mặt cầu cùng bán kính 10cm. Chiết suất của thấu kính đối với tia tím bằng 1,69 và đối với tia đỏ là 1,6. Khoảng cách giữa tiêu điểm của tia tím và tia đỏ bằng:A.1,184cm B.1,801cm C.1,087cm D.1,815cmCâu 28: Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp (coi như một tia sáng) từ không khí vào một bể nước với góc tới bằng 45o. Dưới đáy bể có một gương phẳng đặt song song với mặt nước và mặt phản xạ hướng lên. Chùm tia ló ra khỏi mặt nước sau khi phản xạ tại gương là:A.Chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương vuông góc với tia tớiB.Chùm sáng song song có màu cầu vồng, phương trùng với tia tớiC.Chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhấtD.Chùm sáng phân kì có màu cầu vồng, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhấtCâu 29: Tia hồng ngoại không:A.Gây ra phản ứng hóa học B.Gây ra hiện tượng quang điện ngoàiC.Có tác dụng nhiệt D.Dùng trong y họcCâu 30: Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm:A.Mất dần điện tích dương B.Mất dần điện tích âmC.Trở nên trung hòa điện D.Có điện tích âm không đổiCâu 31: Ống Rơnghen có UAK=10kV, dòng điện 0,001A và cho rằng chỉ có 1% số electron đập vào catôt phát ra tia X. Khối lượng đối catôt là 100g; nhiệt dung riêng của đối catôt c=120J/kg.K. Trong một phút hoạt động của ống Rơnghen nhiệt độ đối catôt tăng thêm là:A.49,5oC B.40,5oC C.55oC D.47oCCâu 32: Chiếu ba bức xạ λ1: λ2: λ3=1: 1/2: 2/3 vào kim loại. Vận tốc cực đại của electron là v1: v2: v3=1: 3: K. Giá trị K:A.3 B.2,236 C.1,732 D.5Câu 33: Tách ra một electron quang điện có vận tốc 3,28.105m/s rồi đưa nó vào một từ trường đều có cảm ứng từ B=6,1.10-5T phương vuông góc với vận tốc của electron. Biết me=9,1.10-31kg; qe=1,6.10-19C. Bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường là:A.5cm B.3,06cm C.2,5cm D.6,3cmCâu 34: Electron của một nguyên tử hiđro có mức năng lượng cơ bản bằng -13,6eV. Mức năng lượng cao hơn và gần nhất bằng -3,4eV. Biết năng lượng của nguyên tử hiđro ở mức thứ n là En=-13,6eV/n2 (với n=1, 2, 3…). Điều gì sẽ xảy ra khi chiếu tới nguyên tử chùm photon có năng lượng 5,1eV: A.Electron hấp thụ một photon, chuyển lên mức năng lượng -8,5eV rồi nhanh chóng trở về mức cơ bản và bức xạ photon có năng lượng 5,1eVB.Electron hấp thụ một photon, chuyển lên mức năng lượng -8,5eV rồi nhanh chóng hấp thụ thêm một photon nữa để chuyển lên mức -3,4eVC.Electron hấp thụ một lúc hai photon để chuyển lên mức năng lượng -3,4eVD.Electron không hấp thụ photonCâu 35: Phát biểu nào sai? Photon không có:A.Năng lượng B.Trạng thái nghỉC.Khối lượng tĩnh D.Điện tíchCâu 36: Urani 238U sau nhiều lần phóng xạ α và β- biến đổi thành chì 206Pb. Biết chu kì của sự biến đổi tổng hợp này là 4,6.109 năm. Giả sử ban đầu một loại đá chỉ chứa Urani, không chứa chì. Nếu hiện nay tỉ lệ các khối lượng của Urani và chì là 37 thì tuổi của đá ấy là bao nhiêu:A.2.108 năm B.2.109 năm C.2.1010 năm D.2.107 nămCâu 37: Người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa chất phóng xạ 24Na có độ phóng xạ Ho=4.103Bq. Sau 5 giờ người ta lấy ra 1 cm3 máu người đó thì thấy độ phóng xạ của lượng máu này là 0,53Bq. Biết chu kì bán rã của 24Na là 15 giờ. Thể tích máu của người được tiêm là:A.6000cm3 B.4000cm3 C.5000cm3 D.8000cm3Câu 38: Một hạt nhân có số khối là A. Ban đầu hạt nhân này đứng yên phóng xạ phát ra hạt α có vận tốc v. Độ lớn của vận tốc hạt nhân con được tạo ra trong phóng xạ này là:A.4v/(A-4) B.4v/(A+4) C.2v/(A-4) D.2v/(A+4)Câu 39: Có ba hạt mang động năng bằng nhau: hạt prôtôn, hạt đơteri, hạt α cùng đi vào một từ trường đều và đều chuyển động tròn trong từ trường. Gọi bán kính quỹ đạo của chúng lần lượt là RH, RD, Rα. Ta có:A.RH<RD<Rα B.RH=RD=Rα C.RH<RD=Rα D.RH=Rα<RDCâu 40: Hạt cơ bản µ có thời gian sống trung bình (thời gian riêng) cỡ vài µs, được sinh ra trong thượng tần khí quyển có thể bay đến mặt đất trước khi nó bị phân rã vì:A.Đối với người quan sát trên mặt đất, đồng hồ gắn với hạt µ chuyển động chạy nhanh hơn đồng hồ gắn với hạt µ đứng yênB.Đối với người quan sát trên mặt đất, hạt µ chuyển động với vận tốc lơn hơn vận tốc ánh sángC.Thời gian sống của hạt µ trong không khí dài hơn so với trong chân khôngD.Đối với người quan sát trên mặt đất, thời gian sống của nó dài hơn nhiều so với thời gian riêngII. PHẦN RIÊNG (10 câu): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần a hoặc b)A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)Câu 41: Con lắc lo xo nằm ngang, lực đàn hồi tác dụng lên vật và li độ của vật luôn dao động:A.Vuông pha B.Ngược pha C.Cùng pha D. Lệch pha 3π/2Câu 42: Người ta kéo quả cầu con lắc đơn để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30o rồi thả không vận tốc đầu. Bỏ qua mọi lực cản . Chọn phát biểu đúng:A.Con lắc dao động không điều hòa, năng lượng không bảo toànB.Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng không bảo toànC.Con lắc dao động điều hòa, năng lượng bảo toànD.Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng bảo toànCâu 43: Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại M là L. Cho S tiến lại gần M một đoạn 62m thì mức cường độ âm tăng thêm 7dB. Khoảng cách SM khi S chưa dịch chuyển là:A.101m B.110m C.112m D.113mCâu 44: Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Giả sử điện trở thuần R của cuộn dây có thể thay đổi được, còn độ tự cảm L không đổi. Đặt ωo2=1/LC. Cần phải đặt vào mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, có tần số ω bằng bao nhiêu để điện áp hiệu dụng trên cuộn dây không phụ thuộc vào R:A.ω=ωo B.ω=1,414ωo C.ω=2ωo D.ω=0,707ωo Câu 45: Một máy phát điện ba pha mắc hình sao có điện áp pha 127V và tần số 50Hz. Người ta đưa dòng ba pha vào ba tải như nhau mắc tam giác, mỗi tải có điện trở thuần 24Ω và cảm kháng 32Ω. Công suất tiêu thụ trên các tải là:A.726W B.2178W C.1089W D.3267WCâu 46: Mạch dao động chọn sóng của một máy thu có bộ tụ điện gồm tụ cố định Co mắc song song với tụ xoay CX. Tụ xoay có điện dung biến thiên từ 10pF đến 250pF và thu được sóng điện từ có bước sóng từ 15 đến 45m. Giá trị của Co và L trong mạch là:A.20pF và 9,4H B.20pF và 0,94.10-6HC.2pF và 4,4.10-7H D.2pF và 4,4HCâu 47: Một lăng kính BAC có chiết suất thay đổi theo màu sắc ánh sáng, đặt trong không khí. Một chùm tia sáng trắng hẹp truyền qua mặt bên BA của lăng kính thì các tia đỏ bị phản xạ toàn phần ở mặt bên CA. Như thế:A.Chùm tia ló ở mặt bên CA chỉ có màu lụcB.Mọi tia đơn sắc đều bị phản xạ toàn phần ở mặt CA của lăng kínhC.Chùm tia ló ở mặt bên CA chỉ có chứa màu tímD.Chùm tia ló ở mặt bên CA chứa đủ các màu trừ màu đỏCâu 48: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Y-âng và đồng thời phát ra hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1=0,6µm và bước sóng λ2 chưa biết. Khoảng vân của bức xạ λ1 là i1=3mm. Trong một khoảng rộng L=24mm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Bước sóng λ2 bằng:A.0,49µm B.0,54µm C.0,52µm D.0,48µmCâu 49: Phản ứng nhiệt hạch là:A.Nguồn gốc năng lượng của mặt trời B.Sự tách hạt nhân nặng thành hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ caoC.Phản ứng hạt nhân thu năng lượngD.Phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặngCâu 50: Trong hệ mặt trời thì hành tinh nào có số vệ tinh quay quanh nhiều nhất:A.Thổ tinh B.Hải vương tinh C.Mộc tinh D.Thiên vương tinhB. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)Câu 51: Phát biểu nào sai khi nói về mômen lực đối với một trục quay cố định:A.Mômen lực đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực xung quanh trục quayB.Khi cánh tay đòn có giá trị không đổi khác không, lực tác dụng vào vật càng lớn thì mômen lực càng lớnC.Mômen lực luôn có dấu dươngD.Mômen lực bằng không nếu giá của lực đi qua trục quayCâu 52: Một bánh xe có trục quay thẳng đứng cố định, có mômen quán tính 6kgm2 đang đứng yên thì bị mômen lực không đổi 30N.m tác dụng vào. Bỏ qua các lực cản. Để bánh xe đạt tới tốc độ góc 20rad/s tính từ trạng thái nghỉ thì cần thời gian là:A.4s B.2s C.3s D.5sCâu 53: Tỉ số tốc độ góc của kim giờ và kim phút là:A.1/16 B.1/9 C.3/12 D.1/12Câu 54: Chọn câu sai. Mômen quán tính của một vật đối với trục quay:A.Phụ thuộc kích thước của vậtB.Đặc trưng cho mức quán tính của vật trong chuyển động quayC.Có thể có giá trị dương hoặc âmD.Phụ thuộc vào vị trí trục quayCâu 55: Con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ, không dãn, một đầu cố định, một đầu gắn với hòn bi khối lượng m. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 0,1rad rồi thả nhẹ. Trong quá trình dao động nó luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/500 trọng lực tác dụng lên vật. Coi chu kì dao động là không đổi trong quá trình dao động và biên độ dao động giảm đều trong từng nửa chu kì. Số lần vật qua vị trí cân bằng kể từ lúc thả vật cho đến khi vật dừng hẳn:A.25 B.50 C.75 D.100 Câu 56: Một âm thoa có tần số 440Hz (phát âm la), đặt sát miệng một bình trụ đựng nước có mức nước cách miệng bình sao cho âm thanh phát ra từ miệng bình là to nhất. Hỏi cần rót thêm vào bình một cột nước có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu thì âm thanh trở nên nhỏ nhất. Vận tốc truyền âm trong không khí bằng 330m/sA.18,75cm B.17,85cm C.37,5cm D.27,5cmCâu 57: Một vật cứng hình thoi có diện tích S. Theo thuyết tương đối hẹp thì khi vật chuyển động dọc theo phương của một đường chéo hình thoi với tốc độ 0,6c thì đo được diện tích hình thoi là:A.0,8S B.0,6S C.0,36S D.0,64SCâu 58: Mạch điện gồm một tụ điện và một cuộn dây mắc nối tiếp được mắc vào một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 150V. Đo các phân đoạn bằng một vôn kế nhiệt lí tưởng và cường độ dòng điện bằng một ampe kế nhiệt lí tưởng, ta thấy UC=70V, Ud=200V và I=2A. Điện trở thuần của cuộn dây bằng:A.10Ω B.20Ω C.40Ω D.60ΩCâu 59: Chiếu tia tử ngoại có bước sóng λ=0,25µm vào tế bào quang điện có catôt phủ natri. Biết giới hạn quang điện của natri bằng 0,5µm. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện bằng:A.8,38.106m/s B.9,35.105m/sC.1,31.106m/s D.1,7.106m/sCâu 60: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về hệ mặt trời:A.Trái Đất ở xa Mặt Trời hơn Hỏa tinhB.Hằng số Mặt Trời không đổi theo thời gianC.Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo gần như nằm trong cùng một mặt phẳngD.Khối lượng của hệ Mặt Trời hầu như tập trung ở Mặt TrờiNCTĐÁP ÁN1 B 21 C 41 B2 B 22 B 42 D3 C 23 B 43 C4 C 24 D 44 D5 A 25 B 45 B6 A 26 C 46 B7 A 27 C 47 B8 D 28 A 48 D9 D 29 B 49 A10 D 30 D 50 C11 B 31 A 51 C12 A 32 B 52 A13 C 33 B 53 D14 D 34 D 54 C15 D 35 D 55 A16 C 36 B 56 A17 B 37 A 57 A18 B 38 A 58 B19 B 39 D 59 B20 C 40 D 60 A . loại đá chỉ ch a Urani, không ch a chì. Nếu hiện nay tỉ lệ các khối lượng c a Urani và chì là 37 thì tuổi c a đá ấy là bao nhiêu :A. 2.108 năm . 45: Một máy phát điện ba pha mắc hình sao có điện áp pha 127V và tần số 50Hz. Người ta đ a dòng ba pha vào ba tải như nhau mắc tam giác, mỗi tải có điện