ĐÁPÁN TÓM TẮT ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHÓA NGÀY : 10/7/2010 Câu Ý Nội dung 1 A Biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học + Suy giảm tính đa dạng sinh học: - Giới SV tự nhiên ở Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. - Sinh học Việt Nam có sự suy giảm mạnh Tiểu mục Thực vật Động vật Thú Chim Bò sát + lưỡng cư Số lượng loài đã biết 14.500 300 830 400 Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 62 Số loài quý hiến có nguy cơ tuyệt chủng 100 62 29 SV biển: 2000 loài cá, 70 loài tôm, 650 loài rong biển. Cá nước ngọt 550 loài + Cá trích, nục, lầm => giảm số lượng + Cá chim, gúng, hồng => giảm mức độ tập trung + Cá mòi, cháy => nguy cơ tuyệt chủng+ Số lượng cá mất dần 90 Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học * Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; 2007: : - 30 vườn quốc gia - 65 khu bảo tồn thiên nhiên,dự trữ( trong đó có 6 khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cát Bà, Cát Tiên, Cần Giờ) - 18 khu môi trường - VH - LS* Đưa vào sách đỏ (- "Sách đỏ Việt Nam": 360 loài TV, 350 loài ĐV quý hiếm; 38 loài cá nước ngọt, 37 loài cá biển và 59 loài động vật không xương sống) cần được bảo vệ. - Quy định khai thác: cấm khai thác gỗ quý, cấm KT trong rừng B. cấm, rừng non, gây cháy rừng, săn bắn động vật trỏi phép - không dùng chất nổ đánh bắt cá, không gây ô nhiễm nguồn nước. - Mọi người dân, các tổ chức xã hội cần thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhà nước quản lý chặt chẽ và sử lý nghiêm những sai phạm của các tổ chức và cả nhân. Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh Tỉ lệ gia tăng dân số qua một số giai đoạn( ĐV %) Giai đoạn 1954-1960 1976-1979 1989-1999 2002-2005 Tg 3,93 2,16 1,7 1,32 Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng hơn 1 triệu người Khó khăn của dân số đến phát triển KTXH - Sức ép dân số làm suy giảm, ô nhiễm, cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường . - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Diện tích đất nông nghiệp trên một lao động giảm, công nghiệp thiếu vốn,samnr xuuats không đáp ứng đủ nhu câu dân cư. - Ảnh hưởng tới tổ chức đời sống xã hội: Nhà ở , thu nhập bình quaantreen người, chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, nhất là vấn đề việc làm 2 a. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp * Khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp:thể hiện ở tỉ trọng của mỗi ngành hoặc nhóm ngành trong tổng giá trị toàn ngành CN . Nó được hình thành phù hợp với điều kiện trong và ngoài nước tại mỗi giai đoạn nhất định. * Đặc điểm cơ cấu CN : + Cơ cấu công nghiệp đa dạng: nhóm ngành CN chế biến, nhóm ngành công nghiệp khai thác, nhóm ngành CN SX và phân phối điện , nước, khí đốt. + Cơ cấu ngành CN có sự chuyển dịch: - Tỉ trọng nhóm công nghiệp khai thác giảm, nhóm công nghiệp chế biến tăng:D/c - Trong cơ cấu nối nên các ngành trọng điểm: Khái niệm ngành CN trọng điểm: Là ngành có thế mạnh phát triển lâu dài, đem lại hiệu quả lkinh tế cao, có tác động đến sự phát triển của các ngành khác Tên các ngành CN trọng điểm: SX hàng tiêu dùng, Chế biến nông-Lâm- thủy sản, năng lượng( khai thác dầu, sản xuất điện), CN hóa chất, CNSXvật liệu xây dựng, cơ khí điện tử tin học. - Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành CN: + Xây dựng cơ cấu CN linh hoạt phù hợp điều kiện phát triển trong b và ngoài nước tại mỗi thời điểm nhất định + Tập trung sức cho ngành CN khai thác dầu và sản xuất điện cần phát triển đi trước một bước. + Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông phẩm. Các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường +Đầu tư đổi mới công nghệ của các ngành để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nhiều hàng xuất khẩu. * Cần phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm : vì các ngành này nước ta có nhiều tiềm năng , thế mạnh để phát triển lâu dài( sẵn nguyên nhiên liệu, lao động). Ngành có đóng góp cao trong GDP ngành CN, vốn đầu tư ít, quay vobgf vốn nhanh) tạo nhiều việc làm cho người lao động, thỏa mẵn nhu cầu của thị trường( CN SX hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến N-L-T.Riêng CN năng lượng đóng vai trò hoàn thiện cơ sở hạ tầng . Các ngành đều tác động đến sự phát triển của các ngành khác ( SXN-L-N, các ngành CN- XD, DV…. ) Phân tích thế mạnh điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL * Vị trí địa lí: - Mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ lẫn đường biển. - Khai thác thế mạnh tổng hợp đất liền, biển, đảo. - Gần thị trường lớn: ĐNB, ĐNÁ * Tài nguyên thiên nhiên. ĐH là đồng bằng châu thổ rộng lớn gần 4 triệu ha , tương đối bằng phẳng với đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho hình thành vùng chuyên canh lương thực thực phẩm qui mô lớn Đất phù sa được bồi thường xuyên khá màu mỡ nhất là dải phù sa ven sông tiền và sông Hậu. + Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm với 2 mùa mưa và khô tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phong phú( 3 vụ), khả năng thâm canh, xen canh gối vụ, khả năng sinh khối lớn. + Sông ngòi mạng lưới dày đặc có giá trị nhiều mặt: thủy lợi, giao thông, thủy sản . + Sinh vật: vùng có diện tích rừng ngập mặn rất lớn: 350 nghìn ha. + Tài nguyên biển: vùng biển rộng, bờ biển dài với nhiều bãi tôm cá nhất là ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. + Khoáng sản: vùng có than bùn trữ lượng lớn, vật liệu xây dựng, và các bể dầu khí ở thềm lục địa.Một số mỏ khoáng sản trên đảo Phú quốc Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL vấn đề quan trọng hàng đầu là thủy lợi: làm các kênh dẫn nước Nhằm: Tiêu nước cho mùa lũ, tưới cho mùa khô, cải tạo đất phèn, mặn từ đó tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tich gieo trồng.Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và sản lượng. Ngoài ra còn tận dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản. Hạn chế thiên tai ngập lụt, hạn… 3 Biểu đồ: Thay đổi cơ cấu hàng khối lượng hàng vận tải thông qua các cảng biển Sử lý số liệu: cơ cấu hàng hóa vận tải qua các cảng biển (%) Cơ cấu hàng(%) 2000 2003 2005 2007 Hàng XK 24.9 20.9 25.9 25.2 Hàng NK 42.4 39.9 51.8 38.6 Hàng nội địa 32.7 39.2 35.3 36.2 Biểu đồ miền tương đối : Yêu cầu học sinh vẽ chính xác, có chú giải đầy đủ cho các loại hàng vận tải, chú giải trên các trục vẽ, cần chia khoảng cách giữa các năm chính xác. Nhận xét :Tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu chiếm tỉ trọng nhỏ trong khối lượng hàng hóa vận tải qua các cảng biến động từ 2000-2003 giảm 4% và 2003- 2007 tăng 4,3% Tỉ lệ hàng hóa nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong khối lượng hàng hóa vận tải qua các cảng biển biến động từ 2000-2005 tăng 9.4% và 2005- 2007 giảm 13,2% Tỉ lệ hàng hóa nội địa vận tải qua các cảng biển biến động từ 2000- 2003 tăng 6,5 % và 2003- 2007 giảm 3 % giải thích: Do mỗi giai đoạn nước ta có nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lượng hàng hóa khác nhau. Hàng hóa nhập về nhiều thường là vật tư máy móc, trang thiết bị các phương tiện giao thông đòi hỏi vận tải lớn. Hàng nội địa thay đổi do nhu cầu vận tải hàng hóa đòi hỏi cước phí rẻ hơn so với các loại hành vận tải khác và khác nhau qua mỗi giai đoạn. 4 a. Theo chương trình chuẩn Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: * Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tạo hàng hóa xuất khẩu và đa dạng hóa các lao các sản phẩm -Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có điều kiện thuận lợi: đất nước, khí hậu, đồng cỏ, tài nguyên sinh vật biển để hình thành các vùng chuyên canh lương thực thực phẩm ( ĐBSCL, ĐBSH), chuyên canh cây CN( ĐNB, Tây Nguyên), TD&MNBB. - Việc phát triển chuyên canh nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sản xuất.tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo hàng xuất khẩu.Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa về các vùng nông thôn - Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng( Đất, khí hậu đa dạng ở các vùng miền) thích hợp cho sự phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp.Khai thác hiệu quả tự nhiên ở các vùng. -Đa dạng hóa sản phẩm còn để đáp ứng nhu cầu của dân cư B trong nước và thị trường thế giới. - Đa dạng hóa sản phẩm còn mục đích giúp các nhà sản xuất tránh rủi ro. * Trong mỗi vùng cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi theo nhu cầu thị trường. * Sự phát triển mạnh kinh tế trang trại ở các vùng : ĐBSH, DHNTB, ĐNB, ĐBSCL .Đưa lên nông nghiệp tự cung tự cấp tiến nên sản xuất hàng hóa xuất khẩu Vì sao Đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước + Địa hình bán bình nguyên cổ, bề mặt lượn sóng và trải trên diện rộng, độ cao trung bình từ 200- 300 m, đất ba gian, đất xám. + Khí hậu cận xích đạo : nhiệt ẩm phong phú thuận lợi cho sự sinh trưởng ,phát triển nhiều loại cây, nhất là cây nhiệt đới. Có thể phát triển nhiều vụ đối với cây hàng năm, có khả năng thâm canh. + Nguồn nước phong phú: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé, Sài Gòn, nhất là công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng, phước hòa có giá trị tưới tiêu + Lực lượng lao động đông, giàu kinh nghiệm sản xuất hàng hóa. + Sự phát triển mạnh của các ngành CN chế biến và dịch vụ hỗ trợ đắc lực cho phát triển cây CN +Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên,phát triển : Khoán đất, cho vay vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thay đổi giống cây trồng . Vì vậy cơ cấu cây CN đa dạng( Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, mía, đỗ tương, thuốc lá…) Giá trị sản lượng nhiều cây đứng đầu cả nước(cao su, điều, đỗ tương, cà phê, hồ tiêu, mía …, nhiều cây có giá trị xuất khẩu cao. Theo chương trình nâng cao So sánh hướng chuyên môn hóa SX ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL Giống nhau: Cả 2 đồng bằng đều: - SX lúa cao sản và lúa chất lượng cao, cây CN hàng năm: cói, đay, mía và các cây rau đậu , cây ăn quả . Chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản. Do đều là đồng bằng châu thổ lớn, các điều kiện tự nhiên( ĐH, đất dai, khí hậu, nguồn nước), điều kiện kinh tế ( dân cư đông, lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, trình độ thâm canh cao, thị trường rộng) thuận lợi cho phát triển. Khác nhau: đồng bằng sông hồng còn phát triển đàn bò sữa do có đồng cỏ , đàn gia cầm chủ yếu là gà, chim cút do tận dụng lương thực màu và công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi, nhu cầu, chính sách Trồng rau thực phẩm ôn đới ( Bắp cải, su hào, khoai tây, cà chua…) và hoa quả do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ĐBSCL lúa ba vụ sản lượng lớn, trồng nhiều mía, cây ăn quả nhiệt đới (xoài, nhãn, bưởi cam…) Do có diện tích rộng Tôm cá, gia cầm( vịt) do diện tích mặt nước, vùng biển rộng có ngư trường lớn và có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm với 2 mùa mưa khô. ……………………………Hết…………………………… . ĐÁPÁN TÓM TẮT ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHÓA NGÀY : 10/7 /2010 Câu Ý Nội dung 1 A Biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học +. Khoáng sản: vùng có than bùn trữ lượng lớn, vật liệu xây dựng, và các bể dầu khí ở thềm lục địa. Một số mỏ khoáng sản trên đảo Phú quốc Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL vấn đề quan. loại tài nguyên thi n nhiên và môi trường . - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Diện tích đất nông nghiệp trên một lao động giảm, công nghiệp thi u vốn,samnr xuuats không đáp ứng đủ nhu câu