ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI C Câu Ý Nội dung Điểm I Sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh 2. 0 1 Biểu hiện sự đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh 1.0 - Văn chính luận: Ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng chứng thuyết phục; giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp - Truyện và kí: Mang vẻ đẹp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ; nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, sâu cay. - Thơ ca + Thơ tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại +Thơ nghệ thuật: Vẻ đẹp hàm súc, hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất “tình” và chất “thép” 2 Biểu hiện sự thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh 1,0 + Nhất quán về quan điểm sáng tác, cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị + Sử dụng sáng tạo linh hoạt các thủ pháp, bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm + Tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. II Trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay từ ý kiến: “Như một thứ a- xít vô hình, thói vô trách nhiệm của mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội” 3,0 1 Giải thích ý kiến 0,5 - Tinh thần trách nhiệm của con người là sự ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình đối với một người, một việc trong cuộc sống. Còn thói vô trách nhiệm là sự bàng quan, không quan tâm đến trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mình đối với con người và xã hội.Mỗi con người là một tế bào của xã hội, nên “thói vô trách nhiệm của mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. - Ý kiến này trực tiếp phê phán và báo động về hiện tượng vô trách nhiệm của nhiều người trong cuộc sống hiện nay. 2 Bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay 1,5 - Biểu hiện tinh thần trách nhiệm của con người trong cuộc sống: + Có trách nhiệm với bản thân: biết gìn giữ, vun đắp cho nhân phẩm, sức khỏe, sự nghiệp, tương lai của mình + Có trách nhiệm với gia đình: thực hiện tốt nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, con ); biết quan tâm, chia sẻ tinh thần và vật chất với người thân; biết vun vén, lo toan cho sự ổn định và phát triển của các thế hệ trong gia đình + Có trách nhiệm với xã hội: thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với đất nước (chủ động, nhiệt tình với nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước), thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng (gương mẫu thực hiện các quy định xã hội; tình nguyện gánh vác, sẻ chia những công việc 0,75 xã hội; làm từ thiện ), thể hiện tình cảm con người đối với đồng loại (giúp đỡ người khác khi họ khó khăn, cổ vũ cho những điều tốt đẹp và lên tiếng đấu tranh với những biểu hiện của thói xấu, điều ác ) (nêu dẫn chứng cụ thể) - Người có tinh thần trách nhiệm luôn chủ động, tự tin, dũng cảm, góp phần làm nên những thành tích trong xã hội. Tinh thần trách nhiệm, do đó, là một phẩm chất tốt đẹp của con người, cần được ca ngợi và nhân lên. - Thói vô trách nhiệm của con người trong xã hội: + Đó hoặc là thái độ bàng quan, không quan tâm tới người khác, chỉ biết bản thân mình; không nghĩ đến cái chung; không nghĩ đến tương lai + Thói vô trách nhiệm khiến con người sống ích kỉ, lạnh lùng, thậm chí độc ác với người khác; có thể gây ra những hậu quả tai hại cho xã hội (nêu dẫn chứng trong cuộc sống hiện nay) + Thói vô trách nhiệm có thể giết chết dần dần tình yêu thương, lòng nhân ái, sự đùm bọc, sẻ chia - những thứ gắn kết con người với nhau trong xã hội. Do đó, cần phải lên án và loại bỏ thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay 0,75 3 Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Cần nhận thức được: tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất làm nên nhân cách của mình, cần phải rèn luyện và sống sao cho là người có trách nhiệm - Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; lên tiếng và có trách nhiệm loại trừ những biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội IIIa Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ và Tràng giang 5,0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Nhà thơ Hàn Mặc Tử và nhà thơ Huy Cận là hai đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử và bài thơ Tràng giang của Huy Cận cũng là hai trong số những bài thơ mới xuất sắc nhất. - Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ viết về cảnh và người thôn Vĩ Dạ vừa trong sáng, thanh khiết vừa huyền ảo, mộng mơ trong kí ức đẹp mà buồn của Hàn Mặc Tử - Bài thơ Tràng giang được gợi hứng từ cảnh trời chiều sông nước, khắc họa bức tranh thiên nhiên sông dài trời rộng mênh mang lúc chiều hôm và tâm trạng của một nhà thơ luôn mang một nỗi “sầu thiên cổ” 2 Về khổ thơ trích từ Đây thôn Vĩ Dạ 2,0 - Nội dung: vẻ đẹp của dòng sông Hương chảy quanh thôn Vĩ. Ấn tượng chung là sự chia li, buồn bã: gió mây đôi ngả đôi đường, dòng nước buồn, hoa lá lay động hiu hắt. Không gian ngập ánh trăng (sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng) mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Câu hỏi như từ hiện tại với tới quá khứ, đầy sự băn khoăn, trăn trở, da diết. - Nghệ thuật: nhân hóa (dòng nước buồn thiu), ẩn dụ (thuyền đậu bến sông trăng, chở trăng về), câu hỏi tu từ cuối khổ thơ 3 Về khổ thơ trích từ Tràng giang 2,0 - Nội dung: Cảnh trời chiều sông nước được tạo hình rất ấn tượng và đặc biệt: lớp lớp mây chồng chất tạo thành hình như núi, cánh chim nhỏ không chịu nổi sức nặng của bóng chiều, khẽ nghiêng cánh làm bóng chiều sa xuống thể hiện sự tinh tế trong quan sát và tưởng tượng của nhà thơ. Hai câu thơ cuối khổ và cũng là cuối bài thơ mang nặng một nỗi buồn: nỗi buồn nhớ quê. So với nỗi buồn của cổ nhân, nỗi buồn của chủ thể trữ tình còn da diết hơn, sâu sắc hơn - Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu hình ảnh, dùng từ láy “dợn dợn”, sử dụng thi liệu cổ điển mà câu thơ vẫn mang vẻ đẹp hiện đại 4 Đánh giá chung 0,5 - Điểm tương đồng: hai khổ thơ đều tái hiện cảnh sông nước, đều thể hiện nỗi buồn da diết, khó bày tỏ thành lời, đều được thể hiện dưới hình thức câu thơ bảy chữ có sự cách tân rõ rệt về ngôn từ, câu cú. - Điểm khác biệt: + Khổ thơ của Hàn Mặc Tử là cảnh sông Hương huyền ảo, buồn da diết trong đêm trăng, thể hiện nỗi niềm riêng của một nhà thơ đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt: bệnh tật, xa cách với mọi người + Khổ thơ của Huy Cận là cảnh dòng sông Hồng mênh mang, cảnh trí hùng vĩ trong ráng chiều. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là nỗi niềm của cả một thế hệ, thế hệ thanh niên của một dân tộc mất nước. IIIb Cảm nhận về hai đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường 5,0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Nguyễn Tuân là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là cây tùy bút số một của văn học Việt Nam. Sông Đà là tập tùy bút nổi tiếng của Nguyễn Tuân, trong đó, tùy bút Người lái đò Sông Đà đã khắc họa vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của Sông Đà. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn gắn bó sâu sắc với mảnh đất Huế. Ông cũng là cây bút viết kí xuất sắc. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của ông viết về dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình của xứ Huế. 2 Cảm nhận về đoạn văn của Nguyễn Tuân 4,0 - Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua cái nhìn từ trên cao xuống: + Trước hết bao quát được hình dáng của Sông Đà, thấy Sông Đà như mái tóc của người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm và man sơ. + Phát hiện một cách tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa: một màu xanh, màu đỏ rất riêng, một cách nói tạo hình, tạo ấn tượng - Đọc câu văn thứ nhất theo định hướng ngắt hơi, nghỉ giọng của tác giả, ta sẽ có cảm giác đây là một đoạn nhạc, phần đầu cao và hơi nhanh, càng về cuối càng xuống thấp, kéo dài như bất tận, gợi hình ảnh tổng thể về sông Đà, lúc đầu chảy ngoằn ngoèo, dích dắc giữa điệp trùng núi đá và đại ngàn Tây Bắc, nhưng khi về gần đến miền trung du thì chảy êm ả, thẳng dòng. Những câu văn sau cho thấy thêm: trong văn Nguyễn Tuân có cả thơ, cả nhạc và họa. Đoạn văn thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, vốn từ vựng giàu có của tác giả 2,0 3 Cảm nhận về đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường 2,0 - Đoạn văn miêu tả dòng sông Hương ở cái ngưỡng ngập ngừng ngoại vi thành phố Huế. Hành trình sông Hương về với thành phố Huế là hành trình đến với ‘người tình mong đợi” của “người gái đẹp”: khá gian truân và nhiều thử thách. Nhưng chính trong quá trình ấy, sông Hương lại như có dịp thể hiện bao vẻ gợi cảm nhất của mình. Điều đó khiến cho người đọc đi từ ngạc nhiên, thú vị này đến bất ngờ khác, đặc biệt là biến ảo vô cùng về màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sắc trời, sắc nước được làm nên từ phản quang đồi núi đã tạo nên màu nền đa dạng cho xứ Huế. - Bằng một lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả sinh động và hấp dẫn vẻ đẹp của sông Hương. Những câu văn gợi một nét mơ hồ với nhiều so sánh, liên tưởng và cảm xúc thi vị. Điều đó cho thấy chất tài hoa, mê đắm của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về sông Hương, về xứ Huế. 4 Đánh giá chung 0,5 - Điểm tương đồng: hai đoạn văn đều miêu tả vẻ đẹp trữ tình của hai dòng sông, đều được thể hiện bởi hai cây bút tài hoa, có sở trường về thể kí. Cả hai đoạn văn cho thấy tình yêu thiết tha của các tác giả đối với những dòng sông trên quê hương đất nước mình. - Điểm khác biệt: Mỗi dòng sông đẹp một vẻ, cùng mang vẻ đẹp trữ tình mà không thể lẫn với nhau. + Đoạn văn của Nguyễn Tuân dù viết về sự trữ tình của dòng sông vẫn thấy được sự dữ dội, mạnh mẽ trong cách thể hiện câu chữ, bởi đây vẫn là những câu văn viết về ấn tượng chung của tác giả đối với Sông Đà. + Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Đó là lời của một người Huế, một trí thức Huế giàu suy tưởng khi đứng trước dòng sông của quê hương mình. . ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI C Câu Ý Nội dung Điểm I Sự đa dạng mà thống nhất c a phong c ch nghệ thuật Hồ Chí Minh 2. 0 1 Biểu hiện sự đa dạng c a phong c ch nghệ thuật Hồ Chí Minh 1.0 - Văn chính. c nh chim nhỏ không chịu nổi s c nặng c a bóng chiều, khẽ nghiêng c nh làm bóng chiều sa xuống thể hiện sự tinh tế trong quan sát và tưởng tượng c a nhà thơ. Hai c u thơ cuối khổ và c ng là cuối. hoạt c c thủ pháp, bút pháp nghệ thuật kh c nhau nhằm m c đích thi t th c của mỗi t c phẩm + Tư tưởng, tình c m, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một c ch tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng