1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐÁP ÁN CHẤM THI ĐH MÔN VĂN KHỐI D -2010

3 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D Câu Ý Nội dung Điểm I Việc nhân vật Tràng nhặt được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật? 2. 0 1. Người dân trong xóm ngụ cư, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và ngay cả chính Tràng cũng ngạc nhiên 1.0 - Mọi người trong xóm ngụ cư ngạc nhiên: đổ xô ra cửa, nhìn theo đôi vợ chồng đi qua xóm chiều, “những khuôn mặc u tối hàng ngày bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, “cười lên rung rúc”, - Bà cụ Tứ ngạc nhiên: Sao lại có người đàn bà ngồi trên giường thằng con trai mình? Sao chị ta lại gọi bà là mẹ? Lấy vợ về, không biết có qua nổi cái tao đoạn này không? - Ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên: ngay đến lúc người đàn bà đã ngồi ở đấy mà Tràng “vẫn không tin nổi mình đã có vợ”. Đâu như chỉ với mấy câu tầm phơ tầm phào, mấy bát bánh đúc, Tràng đã có vợ 2. Sự ngạc nhiên của các nhân vật đem lại giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm 1,0 - Nghệ thuật: Ghi nhận một tình huống truyện độc đáo (lạ và éo le) 0,5 - Nội dung: Bộc lộ sâu sắc cả giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: thân phận bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói 1945, niềm khao khát hướng về cái sống ngay bên bờ vực thẳm của “cái chết” 0,5 II Trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối con người và cuộc sống từ ý kiến “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” 3,0 1. Giải thích ý kiến 0,5 Đạo đức giả là tỏ ra có đạo đức, tử tế nhưng thực chất là giả dối, không ra gì. Kẻ đạo đức giả là kẻ bề ngoài có vẻ tử tế nhưng bên trong thì tồi tệ, khốn nạn. 0,25 Câu nói báo động về sự nguy hại của đạo đức giả: khó nhận biết (vì nó nấp sau bộ mặt hào nhoáng), nhưng vô cùng nguy hiểm đối với con người và cuộc sống 0,25 2. Bàn về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống 1,5 Đạo đức giả khiến con người sống không thật với chính mình; vẻ bên ngoài một đằng, suy nghĩ bên trong một nẻo Đạo đức giả khiến con người sống giả dối với nhau, lừa mị nhau; từ đó dẫn đến mất lòng tin vào nhau, khiến con người trong cuộc sống luôn phải đối phó, nghi ngờ Đạo đức giả còn khiến con người trở nên độc ác khi lời nói và việc làm không đi đôi với nhau, không thực lòng giúp nhau khi người khác gặp khó khăn thực sự; làm mất đi tính nhân văn của cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Trong cuộc sống, cần tỉnh táo để nhận diện được thói đạo đức giả, tránh để bị lừa mị bởi thói xấu này. - Cởi mở, trách nhiệm với mọi người, biết làm đẹp lòng mọi người nhưng không được sống giả dối. Tránh xa những biểu hiện của thói đạo đức giả. Biết đấu tranh để loại trừ “căn bệnh chết người” này trong cuộc sống. III a. Cảm nhận về đoạn thơ đầu của Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) 5,0 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 Nhà thơ Thanh Thảo thuộc thế hệ những nhà thơ hiện đại trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ Thanh Thảo đậm chất triết luận, giàu suy tư với những cách tân nghệ thuật táo bạo, mới mẻ Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, rút từ tập Khối vuông ru-bich (1985), là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật mới mẻ của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện sự cách tân trong việc phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cảm xúc và tưởng tượng 2. Cảm nhận cụ thể 4,0 6 dòng thơ đầu: + Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha + Được giới thiệu bằng những nét chấm phá, mang âm hưởng của trường phái ấn tượng 2,0 12 dòng thơ tiếp theo: Lorca bị hạ sát và nỗi xót xa + Đó là hình ảnh thực về việc Lorca bị hạ sát một cách bất ngờ + Tiếng ghi-ta là hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời của người nghệ sĩ Lor-ca + Tiếng ghi ta thể hiện nỗi xót xa về sự dang dở của một tài năng, của khát vọng cách tân + Bằng những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, Thanh Thảo đã phục sinh giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca, thể hiện niềm xót thương của mình một cách ấn tượng và đầy ám ảnh 2,0 3. Đánh giá chung 0,5 - Bài thơ thể hiện sự trân trọng, tôn vinh tâm hồn, tài năng và nhân cách Lorca, thể hiện sự “liên tài” của Thanh Thảo - Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố thơ và nhạc, cấu tứ tự sự và trữ tình, toát lên vẻ đẹp thơ Thanh Thảo - hiện đại theo phong cách tượng trưng, siêu thực. III b. Cảm nhận về chi tiết chi tiết “bát cháo hành” mà Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao) và chi tiết “ấm nước còn đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa - Nam Cao) 5,0 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ và sâu sắc - Truyện ngắn Chí Phèo và Đời thừa là những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Mỗi tác phẩm thể hiện một cách nhìn nhận tinh tế và thấu suốt của Nam Cao về hai mảng đề tài: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ. Chỉ với hai chi tiết: “bát cháo hành” Thị Nở mang cho Chí Phèo, “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” Từ dành cho Hộ, Nam Cao đã thể hiện được tình người nồng ấm trong mỗi tác phẩm văn học và qua đó mà thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. 2. Cảm nhận cụ thể 4,0 Chi tiết “bát cháo hành”: + Thị Nở đem đến cho Chí Phèo khi anh ta vừa bị cảm sau một cơn say rượu, cũng là khi Chí Phèo tỉnh dậy sau một cơn say dài triền miên và kí ức đang sống lại. Bát cháo hành là yếu tố quan trọng và quyết định hồi sinh con người lương thiện và khao khát hạnh phúc trong Chí Phèo + Chi tiết cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc và tinh tế của Nam Cao 2,0 Chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” + Hộ đi nhận nhuận bút, gặp bạn bè, lại say khi trở về nhà. Hộ đã nói những lời nói tàn nhẫn với Từ, làm Từ đau khổ. Khi tỉnh dậy, Hộ đi tìm nước uống và nhận được sự chu đáo đó của Từ. Điều này càng khiến Hộ ân hận, áy náy nhiều hơn. Với một người trí thức như Hộ, tôn trọng nguyên tắc tình thương và tự mình vi phạm nó, lương tâm anh sẽ cắn rứt nhiều hơn khi anh nhận ra: Từ vẫn đem tình thương (tình người) để đáp lại sự tàn nhẫn của anh. + Chi tiết này cho thấy: Nam Cao vô cùng am tường tâm lí người tri thức tiểu tư sản. Ông trân trọng vô cùng những biểu hiện của tình người, dù cho những biểu hiện đó thật nhỏ bé, giản dị. Qua đó, thể hiện được ý nghĩa cảm hóa của tình người trong cuộc sống 2,0 3. Đánh giá chung 0,5 - Hai chi tiết trong hai tác phẩm về hai đề tài khác nhau thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao - Qua hai chi tiết trên, Nam Cao đã thể hiện sự am tường và khả năng miêu tả một cách tinh tế tâm lí con người của Nam Cao . ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI D Câu Ý Nội dung Điểm I Việc nhân vật Tràng nhặt được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật? 2. 0 1. Người d n trong xóm. Cảm nhận cụ thể 4,0 6 d ng thơ đầu: + Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha + Được giới thi u bằng những nét chấm phá, mang âm hưởng. ấm” mà nhân vật Từ d nh sẵn cho Hộ (Đời thừa - Nam Cao) 5,0 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là nhà văn của chủ nghĩa

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w