1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Câu hỏi pháp luật docx

44 304 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC – THÁNG 6 TT ID Lĩnh vực Tiêu đề câu hỏi Câu hỏi Câu trả lời VB căn cứ 1 6280 Công chứng chứng thực Bản dịch đã được chứng thực có giá trị pháp lý không Chúng tôi đại diện chủ đầu tư của một dự án ODA vay ưu đãi của Chính Phủ Hàn Quốc thông qua Ngân Hàng xuất nhập khẩu Eximbank, UBND tỉnh là cơ quan Chủ quản đầu tư. Trong quá trình trao đổi qua lại giữa bên vay (UBND tỉnh) và phía Hàn Quốc có một số văn bản (vd: Quyết định, công văn ) bên cho vay yêu cầu phải là văn bản bằng tiếng Anh có Chữ ký và đóng dấu của UBND tỉnh, văn bản bằng tiếng việt dịch sang tiếng Anh có chứng thực của Sở Tư pháp địa phương không có hiệu lực. Xin hỏi vấn đề này bên cho vay yêu cầu có đúng không? Văn bản nào quy định việc này. Câu hỏi của bạn có liên quan đến hoạt động chứng thực chữ ký của người dịch. Theo quy định của nghị định 79/2007/NĐ-CP về chứng thực bản sao từ sổ gốc, bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký, cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài là Phòng Tư pháp chứ không phải sở Tư pháp (Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP). Bên cạnh đó người dịch chỉ cần là người người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch, cam đoan về tính chính xác của bản dịch và ký trước người chứng thực chỉ có trách nhiệm (Điều 18, Điều 17 nghị định 79/2007/NĐ-CP). Người chứng thực chứng thực sẽ chứng thực chữ ký của người trong văn bản đúng là chữ ký của người dịch. Vậy việc chứng thực bản dịch không có tính chất xác định một văn bản là hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký. Đó chỉ là căn cứ để phía Hàn Quốc xem xét nội dung của một văn bản. Mặt khác theo quy định tại thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 03/06/1999, giấy tờ của Việt Nam muốn sử dụng tại Nước ngoài phải làm thủ tục chứng nhận lãnh sự. Vì vậy để phía Hàn Quốc tin tưởng vào những văn bản bằng tiếng Việt đã được dịch, Quý Cơ quan có thể làm thủ tục chứng nhận lãnh sự cả bản gốc và bản dịch. Nghị định 79/2007/NĐ-CP; Thông tư số 01/1999/TT-NG; Nghị định 110/2004/NĐ-CP; Nghị định 09/2010/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV- VPCP. Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Nghị định 09/2010/NĐ-CP, thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, khi cần thiết cơ quan nhà nước vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Vì vậy khi cần thiết, UBND tỉnh có thể sử dụng tiếng Anh. 2 6277 Lĩnh vực khác Trường hợp bắt buộc đấu giá và mức phí bán đấu giá? Tài sản thuộc diện thanh lý, theo quy định thì giá trị còn lại tối thiểu là bao nhiêu phải đấu giá tài sản. Mức phí bán đấu giá tài sản phải nộp? Bạn không nói rõ tài sản thuộc diện thanh lý thuộc sở hữu của cơ quan tổ chức nào nên chúng tôi trả lời như sau: 1. Nếu tài sản thuộc sở hữu của những tổ chức không sử dụng vốn của nhà nước thì việc thanh lý tài sản tuân thủ Điều lệ, nội quy, quy chế của tổ chức đó. 2. Nếu tài sản thanh lý thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước thì theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, những trường hợp được thanh lý, bán tài sản bao gồm: a) Tài sản hết hạn sử dụng; b) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; c) Không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng không có hiệu quả, trừ trường hợp tài sản không được bán theo quy định của pháp luật; d) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Việc bán tài sản nhà nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản; Quyết định 115/2008/QĐ-TTg. Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản cũng không quy định cụ thể là tài sản còn giá tri bao nhiêu % thì buộc phải đấu giá. Chính vì vậy việc xem xét tài sản thuộc diện thanh lý có phải bán đấu giá hay không thuộc quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, thanh lý tài sản. Tuy vậy dù thanh lý, bán tài sản bằng cách này thì Quyết định thanh lý, bán tài sản nhà nước cũng phải công khai theo quy định pháp luật (Quyết định 115/2008/QĐ-TTg). 3 6268 Doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty thương mại có vốn nước ngoài, phải làm như thế nào? Ngoài ra, vì tôi dự định thành lập công ty thương mại có liên quan đến thực phẩm chức năng, nên có người nói với tôi là khi nhập thực phẩm chức năng về Việt Nam thì phải bảo quản ở 3 địa điểm: Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức. Không được để ở trụ sở công ty. Vậy thông tin này có chính xác không? Rất mong sự giải đáp của Bộ. Cảm ơn nhiều. Căn cứ Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, nghị định 23/2007/NĐ-CP, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty thương mại tại Việt Nam thì họ sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo trình tự Thẩm tra đâu tư. Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư cần phải xin được sự chấp thuận của Bộ Công thương về việc mở công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi không tìm thấy văn bản pháp luật nào quy định về việc chỉ được lưu giữ thực phẩm chức năng tại 3 địa điểm: Hócmôn, Bình Điền, Thủ Đức. Tuy nhiên vì kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu nên Quý Công ty chú ý thực hiện đúng các quy định được nêu trong Luật An toàn thực phẩm và trước khi nhập khẩu về để kinh doanh, Quý Công ty cần phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) theo quy định tại quyết định số 10/2010/QĐ-TTg. Luật Đầu tư; Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Nghị định 23/2007/NĐ-CP; Luật An toàn thực phẩm; Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg. 4 6257 Hành chính Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hành vi hành chính Hộ gia đình ở đô thị xây dựng nhà không phép từ năm 2008 đến nay đã quá 02 năm, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính không còn, vì vậy phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Xin hỏi việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo văn bản nào? Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh số 44/2002/PL- UBTVQH10 được sửa đổi bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 và Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 về việc xử lý vi phạm hành chính quy định: “1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này”. Pháp lệnh số 44/2002/PL- UBTVQH10; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12; Pháp lệnh số 31/2007/PL- UBTVQH11. 5 6242 Đất đai – Nhà ở Quyền sử dụng đất chia thừa kế Năm 1976, ông tôi ở quê có mua lô đất ở Đà Nẵng bằng giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Do ông có nhà đất ở quê nên khi giải phóng ông về quê ở và lô đất ông mua thì em ông ở nhưng không có ràng buộc giấy tờ ủy quyền Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm năm 1976, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đất của ông bạn được xác lập năm 1976, đến nay vẫn chưa có văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, và ông bạn vẫn giữ hợp đồng mua lô đất nên mãnh đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của ông bạn. Trường hợp của ông bạn và người em của ông Bộ luật dân sự 2005, Luật đất đai, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. hay nhờ trông hộ. Từ 1976 đến nay người em của ông sống trên mảnh đất, kê khai đất đai đứng tên mình theo đúng hộ khẩu, nộp thuế đầy đủ và lô đất đó người em của ông đứng tên trên sổ mục kê địa chính và bản đồ địa chính. Bây giờ Ông tôi đòi lấy đất để chia thừa kế cho con cháu. Xin hỏi: 1- Từ 1976 đến nay (sau gần 35 năm) Ông tôi không ở trên lô đất, không có hộ khẩu tại địa phương nơi có lô đất, ông không hề thực hiện nghĩa vụ thuế đối với lô đất, không có tên trên sổ mục kê địa chính lô đất thì lô đất đó là tài sản của ông để chia thừa kế hay là tài sản của người trực tiếp quản lý, sử dụng lô đất và nộp thuế đất. 2 - Nếu Ông tôi lấy được lô đất đó thì ông tôi hoặc các thừa kế có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có phải nộp tiền sử dụng đất không? Kính xin được quý cấp giải đáp. Chân thành cám ơn. không có tranh chấp thì ông bạn có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3, Điều 49, điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai, nếu có “Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”. Do đó, ông bạn có thể dùng giấy tờ mua bán đất cũ, xin xác nhận của UBND xã, phường nơi quản lý lô đất đó xác nhận đất không có tranh chấp và đã được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Khi có xác nhận của UBND xã, phường xác nhận, ông bạn có thể thực hiện việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trình tự thủ tục được quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Trường hợp này ông bạn không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, điều 50 Luật đất đai. Trường hợp người em của ông bạn không đồng ý, xảy ra tranh chấp ông bạn có thể khởi kiện đòi lại đất của mình. Theo quy định tại Điều 261, Bộ luật dân sự 2005, “Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luật dân sự (quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ tài sản, quyền đòi lại tài sản, ) cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận. » Nếu tòa án có bản án quyết định quyền sử dụng đất thuộc về ông bạn thì theo khoản 5, Điều 49, khoản5, Điều 50 Luật đất đai ông bạn thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất « theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.” 6 6236 Giao dịch bảo đảm Công chứng viên từ chối công chứng đúng hay sai? Hợp đồng thế chấp đảm bảo cho hợp đồng tín dụng nay đã hết hạn (hợp đồng tín dụng). Khách hàng hoàn thành việc trả nợ. Nay khách hàng muốn vay khoản vay mới, Ngân hàng lập Hợp đồng tín dụng mới và yêu cầu công chứng Phụ lục hợp đồng thế chấp trước đây với nội dung thay đổi nghĩa vụ bảo đảm là hợp đồng tín dụng mới được ký. Khi yêu cầu công chứng Phụ lục hợp đông thì Công chứng viên từ chối việc công chứng xin hỏi đúng hay sai? Khi hợp đồng tín dụng cũ đã hết hạn, khách hàng hoàn thành việc trả nợ tức là các bên đã thanh lý hợp đồng và không có ràng buộc về nghĩa vụ với nhau trong hợp đồng này nữa. Hợp đồng tín dụng đã hết hiệu lực. Do đó, hợp đồng thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng tín dụng cũng hết hiệu lực. Khi hai bên ký hợp đồng tín dụng mới thì phải có hợp đồng thế chấp mới (phụ lục hợp đồng thế chấp mới) để bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với các điều khoản vay mới được ký kết trong hợp đồng. Không thể dùng hợp đồng (phụ lục hợp đồng) thế chấp cũ để bảo đảm cho các điều khoản ký kết trong hợp đồng mới được. Theo quy định tại Điều 357, Bộ luật dân sự năm 2005, việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: “1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; 2. Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; 3. Tài sản thế chấp đã được xử lý; 4. Theo thoả thuận của các bên.” Do đó, các công chứng viên từ chối việc công chứng phụ lục hợp đồng thế chấp trong trường hợp này là đúng. 7 6237 Lao động – Tiền lương Không đóng BHXH thì có được tính vào thời gian đóng liên tục không? Ông A làm việc tại Công ty Điện lực Khánh Hòa được 4 năm (12/1976 - 11/1980). - Tháng 12/1980 - 03/1983: Ông A nhập ngũ; - Tháng 04/1983-11/1993, ông A làm việc tại HTX Dệt Nha Trang (Không tham gia BHXH); - Tháng 12/1990-01/1993, làm việc tại một doanh nghiệp Điện tư nhân (không tham gia BHXH); - Tháng 02/1993- 03/1993: Thử việc tại Công ty Đường KH (không tham gia BHXH). Hỏi: Ông A có được tính BHXH liên tục với trường hợp trên không? Rất mong quý cơ quan tư vấn giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn. Theo quy định tại khoản 5, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, thì “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.” Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm của ông A trong trường hợp này được tính là: thời gian từ tháng 12/1976 đến tháng 11 năm 1980 cộng với khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1980 đến tháng 3 năm 1983. Nếu sau thời gian thử việc từ 02/1993 đến tháng 03/1993, ông A làm việc và đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH được tính tiếp cho ông A là khoảng thời gian ông A đóng bảo hiểm cho đến khi ông A ngừng đóng. Những khoảng thời gian khác, do ông A không tham gia đóng BHXH nên không được tính vào thời gian đóng BHXH. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 8 6223 Doanh nghiệp Một người có thể làm Giám đốc hai công ty TNHH? Một người có thể đồng thời làm giám đốc và đứng tên chủ tài khoản của 2 công ty TNHH được không? Xin giải đáp dùm em. Theo quy định tại khoản 1, Điều 13, Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13, Luật Luật Doanh nghiệp năm 2005 Doanh nghiệp, bao gồm: “a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.” Theo quy định nêu trên, một người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp có thể làm Giám đốc và có thể đứng tên chủ tài khoản của hai Công ty TNHH. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành Giám đốc của Công ty TNHH (một hoặc hai thành viên trở lên) người đó phải tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định tại Điều 55, 56, 57, Luật Doanh nghiệp đối với Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên và quy định tại Điều 70, 72, Luật Doanh nghiệp đối với Giám đốc Công ty TNHH một thành viên. Trong thực tế, ở trường hợp bạn hởi tuy pháp luật không cấm, nhưng tùy từng điều kiện hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, Điều lệ công ty có thể quy định Giám đốc Công ty có được phép làm Giám đốc, chủ tài khoản của công ty khác hay không. Do đó, Giám đốc, chủ tài khoản của công ty buộc phải tuân thủ Điều lệ công ty. 9 6225 Lao động – Tiền lương Công ty có quyền bồi thường cho nhân viên bị tai nạn lao động không? Trường hợp ông A được xác định là bị tai nạn lao động có biên bản giám định thương tật tỷ lệ mất sức 36% và hiện nay ông A đã đi làm bình thường trở lại. Nhưng sau 1 năm cơ Theo quy định tại khoản 3, Điều 107, Bộ Luật Lao động, điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ Bộ luật lao động; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995; quan ông A mới tiến hành bồi thường cho ông. Vậy cơ quan của ông A có được đưa ra quyết định bồi thường không và nếu được bồi thường thì sẽ hạch toán vào đâu? sinh lao động (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 110/2002/N Đ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002), thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: “Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên.” Như vậy, Công ty có quyền quyết định việc bồi thường cho nhân viên của mình do tai nạn lao động. Tiền bồi thường sẽ được hạch toán như là chi phí cho hoạt động của công ty. Nghị định 110/2002/N Đ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002. 10 6271 Hôn nhân gia đình Thủ tục ly hôn của người Việt Nam ở nước ngoài Tôi và chồng tôi đang sống ở nước ngoài, tôi sống ở Slovakia cùng con trai, chồng tôi sống ở Cộng hòa Séc. Chúng tôi muốn làm thủ tục ly hôn. Xin hỏi cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, hiện giờ chúng tôi vẫn là công dân Việt Nam. Xin cảm ơn. Theo Điều 85, Luật số 22/2000/QH10, bạn hoặc chồng bạn hoặc cả hai người có quyền yêu cầu toà án giải quyết vụ việc ly hôn. Nếu bạn có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng bạn không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Như bạn trình bày, hiện nay bạn và chồng vẫn là công dân Việt Nam, thuận tình ly hôn và hai người không có nơi thường trú chung vợ chồng ở nước ngoài. Do đó, theo khoản 2, Điều 104, Luật Hôn nhân và gia đình, bạn và chồng bạn sẽ ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự của Việt Nam thì vụ việc ly hôn của bạn sẽ do - Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 9/6/2000; - Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004 [...]... quy phạm pháp luật không? Chúng tôi xin đưa ra ý kiến như sau để bạn tham khảo: - Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; - Luật Ban hành các - Theo khoản 1, điều 1, Khoản 12, Điều 2, Luật văn bản quy phạm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số pháp luật của 17/2008/QH ngày 03/06/2008 của quốc hội khoá HĐND và UBND VII, kỳ họp thứ 3 quy định: “ Văn bản quy phạm năm 2004 pháp luật là... có thể bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường theo quy định của pháp luật 26 6,258.00 Hành chính Quyết định thu và chi ngân sách phường có phải là văn bản pháp luật? Ủy ban nhân dân phường ban hành quyết định thu và chi ngân sách phường Xin hỏi văn bản này là văn bản thông thường hay văn bản quy phạm pháp luật? Theo câu hỏi bạn đưa ra, Quyết định thu chi ngân... trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội” Và đối tượng được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân” - Theo Điều 1 về văn bản quy phạm pháp luật. .. văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân - Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 31/2004/QH ngày ngày 03/12/2004 Như vậy, Một văn bản được coi là quy phạm pháp luật của UBND phải có quy tắc xử sự chung, hiệu lực bắt buộc chung, được UBND ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội tại địa phương Căn cứ theo các quy định của pháp luật nêu trên thì... không đảm bảo thời gian báo trước thì thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật chứ không phải trường hợp vi phạm kỷ luật lao động nên bị sa thải Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp pháp luật tại khoản 2, 3, 4 điều 41 quy định: 2- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp số luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng... của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì “Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình” Căn cứ khoản 1 điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật. .. cho ai sử dụng) theo quy - Bộ luật dân sự số 44L/CTN ngày 28/10/1995; - Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005; - Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004; - Quyết định số 201CP ngày 01/07/1980; - Luật đất đai của Quốc hội số 3LCT/HĐNN8 ngày 29/12/1987; - Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn Luật đất đai số 13/2003/QH11;... đó Như vậy nếu toà án nhận thụ lý giải quyết vụ việc theo đơn khởi kiện của ông N với những nội dung theo ông trình bày là không trái với quy định của pháp luật Hiện nay, quy định liên quan đến vấn đề bạn hỏi chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật Tuy nhiên, chúng tôi đã tham khảo hướng giải quyết của Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như một số sở lao động thương binh và xã hội thì được... phải bồi thường theo quy định của pháp luật Căn cứ các quy định nêu trên chị có thể được tư vấn để bảo vệ sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình Nếu tình trạng bạo lực ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của chị thì chị có thể yêu cầu Uỷ ban Nhân dân hoặc Toà án nơi chị cư trú áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với chồng của... Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định về các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ như sau: ”Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm: a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp . TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỌC – THÁNG 6 TT ID Lĩnh vực Tiêu đề câu hỏi Câu hỏi Câu trả lời VB căn cứ 1 6280 Công chứng chứng thực Bản dịch đã được chứng thực có giá trị pháp lý không Chúng. dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Xin hỏi việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng theo văn bản nào? Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh số 44/2002/PL- UBTVQH10 được sửa đổi bổ sung bởi Pháp lệnh. định của pháp luật; d) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. d)

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w