Đời Sống và Stress ppsx

12 176 0
Đời Sống và Stress ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đời Sống và Stress - BS Nguyễn Ý Ðức , Kiều bào Mỹ Quê người há chẳng phường xanh mắt Cảnh nghịch ai không chóng bạc đầu ( Trần Danh Án ) Nếu các ông Nghị của Denver đồng ý thì nơi đây sẽ là một thành phố đầu tiên trên thế giới mà dân chúng được bảo vệ khỏi những khổn lực, căng thẳng. Đó là nhờ ở nhà hoạt động Jeff Peckman với đề nghị “Initiative for Safety Through Peace”. Một sáng kiến an toàn trong hòa bình mà anh ta chuyển sang Hội Đồng Thành Phố để yêu cầu thảo luận, biểu quyết. Jeff là thành viên của Đảng Luật Thiên Nhiên (Natural Law Party). Anh ta yêu cầu thành phố phải bảo đảm sự an bình của dân chúng bằng cách chấp nhận và cổ võ cho việc giảm căng thẳng của mọi người. Chẳng hạn đặt âm nhạc thư giãn nơi công cộng, cải biến phần ăn trưa của học sinh, tổ chức nhiều cơ hội để dân chúng cắm trại, vui đùa, sau những ngày làm việc vất vả Theo Jeff, “căng thẳng (stress) là một loại rác rưởi mà thành phố phải hốt bỏ”. Nghe thấy vậy, cụ Ba Phải Giao Chỉ phán rằng: “Anh chàng này trẻ người non dạ vậy mà ‘ nói năng cũng có lý’. Ngoại cảnh rối loạn, tâm thân bất ổn thì đời sống làm sao mà an bình cho được.” Denver là thành phố trên năm trăm ngàn dân cư, với nhiều điều tốt: tội ác rất thấp, không khí trong lành, một năm có 300 ngày nắng ấm, 60% dân chúng ham học, có thẻ mượn sách ở thư viện. Phản ứng của các quan ông quan bà Nghị viên về đề nghị của Jeff đều có vẻ rất “găng”. Một ông Nghị nói, “Dân chúng bầu chúng tôi lên đâu có phải để bàn cãi, giải quyết cái đề nghị kỳ quặc, phù phiếm như vậy”. Một bà Nghị khác than phiền, “Chúng tôi đang rất căng thẳng (stressed out) vì cái đề nghị điên khùng của anh ta”. Vậy thì stress là cái gì mà cần phải một điều luật để giải quyết. Và nguy hại của nó ra sao ? Stress trong đời sống không phải là điều mới lạ. Tổ tiên ta xưa kia cũng có những căng thẳng: sợ thú rừng ăn thịt; sợ nước lũ cuốn trôi; sợ thần linh trừng phạt. Nhất là sợ về nhà bị vợ cằn nhằn vì đi săn không bắt được mồi, lại phải ôm Trăng ngủ ghế đá ngoài trời Và còn nhiều thứ sợ khác nữa. Rồi tới thời đại văn minh tiến bộ thì cũng có cả trăm thứ căng thẳng. Có người đã ví stress là hậu quả của nếp sống tiến bộ. Cuộc sống của ta ngày một như chạy đua với nhiều đòi hỏi. Đa số những căng thẳng có liên hệ tới công việc làm ăn. Theo thống kê, con người hôm nay làm việc cả trăm giờ nhiều hơn vào vài chục năm về trước. Biết bao nhiêu nhu cầu cho gia đình, cho sức khỏe, cho an toàn cá nhân, tài chánh. Chúng ta có nhiều vấn đề cả ngàn lần nhiều hơn tổ tiên ta mà thời gian để giải quyết thì cũng chỉ có vậy. Cô thư ký mới bị sếp lớn khiển trách, dọa cho nghỉ việc. Tim cô đập nhanh, khô cổ. Tối về than phiền với chồng: “Em đang bị stress đây”. Một ông chủ bút bù đầu kiếm bài cho số báo cuối tuần, hít khói thuốc liên hồi, nhức đầu, mặt nhăn như bị rách cũng kêu đang bị stress. Một bà chủ tiệm phở đông khách, đếm tiền không kịp, thở dài, nói: “Chán quá! em muốn sang tiệm vì công việc nhiều stress quá”! Nhưng chẳng bao giờ thấy bà sang tiệm mà chỉ thấy mỗi buổi chiều mang tiền tươi đi gửi ngân hàng đều đều. Thực là trăm khó khăn đổ lên đầu stress. Stress đã là đề tài cho nhiều nghiên cứu khoa học từ cả thế kỷ nay. Năm 1920, nhà sinh học uy tín Hoa Kỳ Walter Cannon đã tả căng thẳng như là một đáp ứng “chống trả hay chạy để bảo toàn sinh mệnh” - tả hay tẩu - (Fight or Flight). Bình thường thì phản ứng này giúp ta vượt qua khó khăn bằng sự gia tăng vài hóa chất trong cơ thể. Nhưng nếu liên tục, hóa chất cao sẽ đưa tới tác dụng không tốt. Nhưng phải đợi tới năm 1956, danh từ Stress mới được Y sĩ Gia Nã Đại gốc Áo Hans H Selye phổ biến trong quần chúng. Theo Selye, “stress là một phản ứng không đặc biệt của cơ thể trước một đòi hỏi nào đó. Nó là một phần của đời sống con người”. Nhà tâm lý học Mc Grath lại coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt”. Một tác giả khác, Richard Lazarus cho “stress là một diễn tả chủ quan từ tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc”. Nói một cách giản dị thì stress là đáp ứng của ta trước một khó khăn xẩy đến với ta. Vì thế, trước cùng một biến cố mà người này cho là căng thẳng thì người khác lại cho là bình thường. Chẳng khác gì miếng “filet mignon” tốt với người thiếu hồng cầu thì lại không tốt với người dị ứng với thịt bò. Hoặc việc tranh luận với bà vợ về bát canh cua quá mặn không có gì là stress. Nhưng sự tức giận, đập bàn đập ghế mới là stress. Vào một thời điểm nào đó, chúng ta ai cũng có stress. Cũng như ai cũng có thể bị cảm lạnh, nhức đầu. Cảm lạnh, nhức đầu không ở lại lâu. Nhưng stress có thể làm phiền ta cả tuần, cả tháng. Có khi lâu hơn và có thể hủy hoại ta. Nhóm nghiên cứu bên Nga đã thử nghiệm khả năng chịu đựng ghen tuông của một chú chuột. Họ chia cách một cặp vợ chồng chuột vào hai cái lồng. Cho một chuột đực lạ vào lồng có chuột cái. Anh chồng tức điên lên mỗi khi thấy vợ mình âu yếm với tình lang mới mà không làm gì được để cứu bồ. Mấy tháng sau chú ta chết vì bệnh tim mạch, mặc dù vẫn được ăn uống đầy đủ. Rõ là: “ Giết nhau chẳng cái dao cầu Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa” - Cung Oán Ngâm Khúc. Nhưng không phải stress bao giờ cũng không tốt. Vừa phải, stress là những khích lệ, thử thách mà khi vượt qua ta thấy phấn khởi. Horace đã từng phát biểu: “Khó khăn làm phát lộ thiên tài; sự thịnh vượng làm chìm đắm nó”. Cho nên ít quá thì buồn chán mà nhiều quá thì khó khăn. Trung dung là tốt. Một nhà tâm lý học đã ví: kiếm cái trung dung trong căng thẳng chẳng khác khi lên dây đàn. Quá chùng không ra tiếng mà quá căng lại đứt dây. Có những dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của stress : - Một cảm giác buồn buồn; - Một bồn chồn, lo âu, bất an; - Trong người thấy như khó chịu, nhậy cảm, dễ gây gổ, tức giận; - Rã rời mệt mỏi, kém tập trung, kém suy nghĩ , không quyết định. Rồi: - Lơ là, trễ nải trong công việc; - Tự cô lập với bạn bè, sinh hoạt xã hội; - Ám ảnh với những ý nghĩ tiêu cực; - Mất ăn mất ngủ; chóng mặt nhức đầu; hay đau vặt; huyết áp lên cao, nhịp tim nhanh chậm bất thường, - Lạm dụng rượu, thuốc để giải tỏa khó khăn, Khi có những dấu hiệu này thì chẳng nên chờ đợi tự chúng tan đi. Mà cần kiếm thầy kiếm thuốc. Cố vấn tâm lý. Cán bộ xã hội. Thầy thuốc tâm thần. Thuốc tây, dược thảo. Lại còn kinh nghiệm cha ông, vợ-chồng đóng cửa chỉ dẫn cho nhau. Thiếu gì cách hiệu nghiệm. Nhưng chớ mượn rượu tiêu sầu, lấy việc chích hồng phiến, bạch phiến làm vui. Ngoài ra, mỗi người có cách riêng để giải quyết stress vì ảnh hưởng của nó tùy theo trường hợp. Đẹp người xấu ta. Vui buồn tùy cảm nhận. Việc nặng nhẹ tùy khả năng chuyên môn. Nhưng stress trở thành có vấn đề khi ta để nó lôi cuốn ta đi. “Lòng người thì có hạn, ước muốn thì vô cùng. Lấy cái có hạn mà theo cái vô cùng: nguy hại thay!” Rồi bất mãn, trầm cảm, buông xuôi. Sao ta không tự lượng sức mình. Chẳng nên cố quá để rồi thành quá cố!!! Stress & Nghề Nghiệp Con người đang sống vào một thời đại với nhiều quay cuồng thay đổi, nên luôn luôn gặp những khổn lực, căng thẳng. Nào là e ngại về suy sụp ki nh tế, đảo lộn đạo đức xã hội, tình hình bất ổn trên thế giới, nạn thất nghiệp cao, cho đến bất hòa tôn giáo, kỳ thị chủng tộc Tất cả đều gây ra căng thẳng Cho nên một cảnh huống nào đó xẩy ra cho đúng người, đúng lúc thì hầu như sự việc nào cũng trở thành căng thẳng. Ngay tổ tiên ăn lông ở lỗ ta xưa kia cũng có nhiều stress: stress vì sợ thú dữ ăn thịt, sợ nước lũ trôi cuốn, sợ thần linh trừng phạt. Ngày nay thì vui cũng stress, mà buồn cũng stress. Cô thư ký mới bị sếp lớn khiển trách, than phiền:” Tôi đang stress đây”. Một ông chủ báo bù đầu kiếm đủ bài cho số báo cuối tuần cũng kêu đang stress. Một bà chủ tiệm phở đông khách, đếm tiền không kịp cũng nói:” chán quá! em muốn sang tiệm vì stress nhiều quá”! Stress trong việc làm là vấn đề mà hầu hết mọi công nhân đều vướng mắc không nhiều thì ít. Thống kê của hãng bảo hiểm Northwestern National Life cho thấy tới 40% công nhân than phiền bị stress trong công việc. Kết quả theo dõi của đại học Yale cho hay 29 % công nhân bị stress khá nặng vì công việc. Mặc dù đã được giới y khoa, luật pháp, bảo hiểm phần nào diễn tả, công nhận, nhưng Stress trong công việc vẫn còn có nhiều khúc mắc cần được tìm hiểu thêm. Định nghĩa Hans Hugo Bruno Selye, một y sĩ người Gia Nã Đại gốc Áo là người đã phổ biến từ stress trong quần chúng khi ông phát hành cuốn “The Stress of Life” vào năm 1956. Selye đã tiếp tục nghiên cứu sự liên hệ giữa những tác nhân kích thích thần kinh ( nervous stimuli, stressors) như nhiệt độ cao, thương tích hóa chất mạnh với thay đổi sinh hóa học ở con người. Theo Selye, stress là một phản ứng không có gì đặc biệt của cơ thể trước một đòi hỏi nào đó và là một phần trong đời sống con người” Ông đề nghị từ Stress Adaptation Syndrome (General Adaptation Syndrome) vào năm 1949. Thực ra, ảnh hưởng sinh học của sự sợ hãi được Luis Juan Vives tả từ nhiều thế kỷ trước và vào năm 1911, Walter Bradford, một sinh học gia Hoa Kỳ đã nhận thấy kích thích tố nang thượng thận gia tăng khi cơ thể bị xúc động mạnh. Còn nhà tâm lý học Mc Grath lại coi stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng, trong những điều kiện mà một sự thất bại đáp ứng sẽ đưa tới hậu quả quan trọng. Richard Lazarus cho stress là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc.Vì thế, cùng một sự việc mà người này cho là căng thẳng, mà người khác cho là bình thường. Chẳng khác gì thịt bò đối với một người là chất bổ thì lại là chất độc đối với người kia. Trong đáp ứng, sự nhận thức nội tâm đôi khi mạnh hơn cả vật kích thích. Có một sự khác biệt giữa stress và thách thức (challenge) trong một công việc gay go, kích thích. Khi gặp một việc khó khăn thì người ta sẽ cố gắng, học hỏi để khắc phục. Khi vượt qua được khó khăn thì họ thấy nhẹ nhõm và thỏa mãn. Những thách thức như vậy tăng thêm sinh động cho cuộc đời. Trong phạm vi lao động, Stress được hiểu như là những phản ứng không thuận lợi về tâm thần hay thể xác của công nhân khi những đòi hỏi trong công việc không tương xứng với khả năng và nhu cầu của người đó. Hậu quả của đáp ứng này là sự rối loạn cấp kỳ trong cách ứng phó của mỗi công nhân với điều kiện của việc làm. Bên Hoa Kỳ, nghiên cứu về khổn lực trong việc làm đã khởi đầu từ khi quốc hội ban hành luật Occupational Safety and Health Act of 1970 (OSHA) và thành lập National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH). Những Nguy cơ gây ra stress: Kết quả một quan sát tại Hoa Kỳ vào năm 1997 cho thấy nhân viên bàn giấy bị stress nhiều hơn dân lao động chân tay. Theo thứ tự nghề nghiệp thì stress cao nhất ở người cung cấp dịch vụ ( chiêu đãi viên nhà hàng, ) rồi đến các ngành sản xuất, bán lẻ, liên quan tới tiền nong, tài chính, vận chuyển, bán buôn. Sau đây là một số nguy cơ đưa tới stress: a- Do bố trí thời biểu của công việc: Làm nhiều giờ hoặc thêm giờ phụ trội. Thời gian làm việc kéo dài, ít nghỉ giải lao. Làm theo ca thay đổi và thời khóa biểu khác nhau. Công việc tái tục nhàm chán năm này qua năm khác ( như lắp ráp điện tử, quấn thuốc lá ) . Làm theo dây truyền với các cử động nhắc đi nhắc lại, cùng tốc độ Làm khoán lãnh lương theo số lượng của sản phẩm chứ không làm theo giờ cho nên có áp lực cố làm cho có nhiều hàng. b-Trong phương diện quản trị: Không có đối thoại giữa công nhân và chủ nhân tại sở làm, Công nhân không được góp ý trong việc xếp đặt công việc. Có mâu thuẫn giữa các công nhân với nhau. Công nhân cảm thấy như không được sự hỗ trợ của chủ, của cấp trên trực tiếp hoặc kém khả năng của cấp trên. Công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc. c-Liên quan tới vị thế công việc: Không an toàn vì thay đổi chính sách, chủ nhân, trụ sở. Không được thăng thưởng, hết cơ hội tiến thân thêm, Thuyên chuyển, giáng cấp hoặc thăng chức. Công việc thay đổi quá nhanh, nhân viên không đáp ứng kịp thời. d- Điều kiện làm việc không thuận lợi: Cơ quan ồn ào, đông người, không khí ô nhiễm, không đủ ánh sáng, chỗ làm chật hẹp, không vệ sinh, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá. Có hóa chất hoặc vật thể rủi ro trong cơ sở. Việc làm có nguy cơ gây rủi ro như máy móc, xe cộ. e-Trong tổ chức cơ sở: Không xác định được trách nhiệm, cấp bậc của mình trong tổ chức cơ sở; Trách nhiệm nhiều, quyền hạn ít, nói chẳng ai nghe; Không có cơ hội nói ra những khó khăn, trở ngại; Kỳ thị tôn giáo, tuổi tác, phái tính, chủng tộc; Cấu trúc của cơ sởkhông rõ ràng; Làm công việc không phải phần vụ, việc không thích hợp; Người khác bắt mình làm việc của họ; Công nhân không kiểm soát được việc làm, không hiểu rõ, thông thạo với việc; Không tận dụng hết tài nghệ của công nhân; f-Stress từ ngoài cơ quan: Phương tiện di chuyển khó khăn, xa xôi, tốn nhiều thời gian; phương diện di chuyển công cộng không có; đi đêm về hôm của công nhân; Căng thẳng gây ra do sự giao tiếp với người ngoài, cơ quan bạn; Các vấn đề khó khăn cá nhân, chuyện gia đình, cộng đồng cũng ảnh hưởng tới khả năng làm việc của công nhân; Cá tính công nhân: người loại hành vi A thì lúc nào cũng muốn hoàn hảo, cạnh tranh, khẩn cấp, dư ý chí lại hay có bệnh tim. Trái lại, người dầy dạn luôn luôn lạc quan, ứng phó tài tình thì ít bệnh hoạn; Khả năng ứng phó của công nhân: có kiến thức và kinh nghiệm với công việc; Tình trạng sức khỏe, thói hư tật xấu như ghiền rượu, thuốc, đam mê bài bạc; g- Kinh tế toàn cầu Kết quả nghiên cứu của cơ quan Lao Động Thế Giới cho thấy các công nhân cũng chịu nhiều căng thẳng do hậu quả sự tiến bộ về sản xuất cũng như giao thương quốc tế. Có một sự cạnh tranh việc làm giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia đang mở mang: công việc dồn về các quốc gia này vì lao động, chi phí quản trị cũng như cơ sở ít tốn tiền Tiến bộ cơ khí cũng giảm lực lượng lao động: một người điều khiển một dàn máy, một hệ thống máy vi tính có thể thay thế cho nhiều công nhân. Do các nguyên nhân trên mà việc làm của công nhân trở nên bấp bênh, không bảo đảm đưa tới căng thẳng. Triệu chứng khi bị stress: Stress tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau về thể xác và tâm thần. Stress có thể tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực nó sẽ khích lệ con người sáng tạo hơn để đối phó. Khi tiêu cực thì nó đưa tới rối loạn, bệnh chứng. Những dấu hiệu báo trước có thể là một sự kém tập trung, dễ quên, kém tiêu hóa, ăn ngủ rối loạn. Nếu căng thẳng kéo dài, thì triệu chứng có thể chung chung mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, tim đập mau, huyết áp lên cao, hay bị đau yếu, cảm thấy buồn rầu, lo âu vẩn vơ, không còn nhiệt tình, dễ giận, cau có với người khác, kém tập trung, không quyết định, thường bị ám ảnh với một ý nghĩ nào đó,, đôi khi rất tiêu cực, để trở nên sợ hãi, đêm ngủ không yên giấc, hay có ác mộng, xa lánh bạn bè, mà khi ở một mình thì bồn chồn trong lòng. Lơ là với công việc, bỏ sở, đi trễ về sớm, hay xin nghỉ nại cớ không khỏe. Rồi đi đến giai đoạn dùng rượu dùng thuốc với hy vọng giảm căng thẳng. a-Rối loạn thể xác: Trước những tình huống hiểm nghèo thì trong cơ thể có một phản ứng sinh hóa học mà Walter Cannon (1929) gọi là “Chống cự hoặc bỏ chạy” ( fight or flight). Phản ứng này được Walter Cannon diễn tả từ thập niên 1920. Trong phản ứng, não bộ sẽ được động viên, tiết ra các kích thích tố epinephrine, cathecholamine, làm tăng nhịp tim đập, tăng huyết áp, hơi thở xâu hơn, máu dồn nhiều lên não, và cơ bắp, trí tuệ sáng suốt để tự bảo vệ. Đây là một phản ứng đã được sắp đặt trước và diễn ra ở mọi người. Nhưng khi có kích thích liên tục, phản ứng kéo dài lâu hơn thì cơ thể sẽ thường trực ở trong tình trạng báo động, trở nên mỏi mệt, bệnh hoạn, thương tích. Nhiều nghiên cứu cho hay, vì áp lực làm nhiều giấy tờ đóng thuế theo đúng hạn kỳ cho thân chủ mà cholesterol trong máu của nhân viên kế toán lên rất cao. Người làm việc theo ca khác nhau nhất là ca đêm đều than phiền bị nhức đầu, viêm bao tử, huyết áp lên cao, bệnh tim, suyễn, đau nhức khớp xương ở lung và thượng chi. Nguyên nhân là có sự xáo trộn về sắp đặt sinh học trong cơ thể gây ra do giờ giấc làm việc bất thường, trái với thiên nhiên. Hậu quả trầm trọng nhất vẫn là về hệ thống tim mạch. Làm việc nhiều giờ, làm trên hai việc một lúc đã được coi như tăng nguy cơ bệnh động mạch tim, các thứ bệnh hoạn khác và tử vong. Đối với bệnh tim mạch, không kiểm soát được việc làm đôi khi có hậu quả xấu hơn là khi làm nhiều việc, nhiều giờ. Tăng nhịp tim và cao huyết áp cũng xẩy ra khi công nhân không nắm vững vai trò của mình cũng như khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng căng thẳng việc làm là nguy cơ đưa tới 30% các trường hợp bệnh tim. b-Rối loạn tâm lý: Lo âu, trầm cảm, bất mãn với công việc là các dấu hiệu của Stress vì công việc. Nạn nhân sẽ có các thay đổi về hành xử như uống rượu, dùng thuốc cấm, hút nhiều thuốc lá, vắng mặt tại sở làm, không thích thú với công việc, có mặc cảm tự ty, không nhiệt thành tham gia đóng góp ý kiến với mọi người. Lâu ngày, hậu quả của stress sẽ là giảm thiểu hoặc chậm trễ sản xuất, phí phạm thì giờ, để máy móc hư hao. Rồi công nhân trở thành thụ động, buông thả ở nhà, bỏ các sinh hoạt trong cộng đồng. c- Kiệt sức Đang hăng say, nhiệt tình, nhân viên đột nhiên giảm khả năng, không thích thú với công việc, kém tập trung. Trong người dễ mệt mỏi, ngủ nghê rối loạn, ăn uống thất thường, tiêu hóa khó khăn, khó thở, mất ngủ, bẳn tính, kém chịu đựng, cảm thấy bất lực., d- Thương tích Những căng thẳng trong công việc cũng đưa tới tai nạn và thương tích cho cơ thể. Điều chỉnh & hóa giải căng thẳng nghề nghiệp Người công nhân chịu một số khổn lực nào đó liên hệ việc làm. Nếu không ứng phó được thì họ bị rối loạn. Sự rối loạn đưa tới thương tích, bệnh hoạn, giảm khả năng lao động, giảm sản xuất, thua lỗ cho công ty. Những hậu quả đó lại làm tăng sức nặng của khổn lực. Và chu kỳ kín tiếp diễn, ngày một trầm trọng hơn, nếu không được hóa giải, điều chỉnh. Một hóa giải toàn thể cần bao gồm sự phát giác và ước lượng các căng thẳng; hóa giải căng thẳng và phòng ngừa sự tái diễn căng thẳng. Công việc này cần sự hợp tác của chủ nhân và nhiều nhà chuyên môn trong các lãnh vực khác nhau. Hiện nay, hầu hết các cơ sở lớn ở Mỹ đã có các lớp chỉ dẫn và hỗ trợ nhân viên cách thức thích nghi và hóa giải căng thẳng. 1- Công việc đầu tiên là tìm ra, phát giác nguy cơ lớn nhỏ đã gây ra căng thẳng: vật liệu, hóa chất, tác nhân tâm lý xã hội đưa đến stress. 2- Săn sóc cá nhân người bị căng thẳng: bác sĩ để chữa các bệnh thể xác, tâm thần do stress gây ra như cao huyết áp, đau nhức xương khớp, trầm cảm. Có các cố vấn tâm lý để hóa giải cảm xúc khó khăn. Đây là công việc của chủ nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế. 3- Hướng dẫn nhân viên cách kiểm soát căng thẳng: Ý thức được các nguy cơ nào đưa tới stress; học cách tránh các stress không đáng kể; tập đáp ứng một cách tích cực với căng thẳng; 4- Dung hòa/ thay đổi việc làm có căng thẳng: [...]... có thoải mái làm việc, công việc có được giải thích rỏ ràng, không còn rủi ro trong công việc Kết luận Stress trong công việc là những vấn đề mà người lao động phải đối phó Tự bản thân, stress không phải là điều xấu Nhưng nếu xẩy ra quá thường thì stress cũng làm tổn thọ Bí quyết để đối phó với stress không phải là tránh chúng mà khắc phục chúng, làm chúng bớt gay go Mà khi đã khắc phục được chúng... trách nhiệm ở gia đình, cộng đồng Nếu làm theo ca thì nên ít thay đổi bất thường để nhân viên biết trước mà sắp xếp việc riêng tư - Để công nhân góp ý vào các quyết định về công việc mà họ chịu trách nhiệm, do đó nâng cao hiệu năng và sản xuất - Vai trò và trách nhiệm của nhân viên phải được xác định rõ ràng, tránh hiểu nhầm giữa nhân viên với nhau - Công việc cần có ý nghĩa, gây nhiệt tình thích thú... huấn luyện để nhân viên am tường công việc, biết sử dụng máy móc, dụng cụ thường dùng, trang bị bảo vệ cá nhân Phòng ngừa căng thẳng Việc phòng ngừa gồm phát hiện ra căng thẳng, lập kế hoạch giải trừ và lượng định kết quả của giải trừ - Phát hiện căng thẳng bằng các cuộc gặp gỡ với nhân viên để tìm hiểu nhận thức của họ về công việc: coi xem có bất trắc, khó khăn, có hậu quả không tốt cho sức khỏe, . rất căng thẳng (stressed out) vì cái đề nghị điên khùng của anh ta”. Vậy thì stress là cái gì mà cần phải một điều luật để giải quyết. Và nguy hại của nó ra sao ? Stress trong đời sống không phải. học ở con người. Theo Selye, stress là một phản ứng không có gì đặc biệt của cơ thể trước một đòi hỏi nào đó và là một phần trong đời sống con người” Ông đề nghị từ Stress Adaptation Syndrome. đá ngoài trời Và còn nhiều thứ sợ khác nữa. Rồi tới thời đại văn minh tiến bộ thì cũng có cả trăm thứ căng thẳng. Có người đã ví stress là hậu quả của nếp sống tiến bộ. Cuộc sống của ta ngày

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan