1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giúp trẻ giảm stress ppsx

6 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 204,48 KB

Nội dung

Giúp trẻ giảm stress Cha mẹ thường xuyên cãi nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây stress ở trẻ. Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp những vấn đề căng thẳng về tâm lý. Phản ứng của trẻ với vấn đề này tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách và môi trường sống của gia đình. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời hỗ trợ trẻ giải tỏa căng thẳng. Nguyên nhân gây stress ở trẻ Theo tiến sĩ Bettie B.Young, tác giả công trình nghiên cứu Giúp trẻ đối mặt với stress trong cuộc sống, stress ở trẻ em có hai dạng: Dạng phổ biến xuất hiện ở những giai đoạn phát triển của trẻ như: học đi, học nói, kết bạn Những mối căng thẳng này giúp trẻ lớn lên và độc lập hơn. Dạng thứ hai là sự căng thẳng khi có những thay đổi trong cuộc sống khiến trẻ đau buồn, bao gồm: - Cha mẹ ly hôn, cha mẹ bất hòa khiến trẻ có cảm giác cô đơn và sợ hãi. - Khi phải chuyển nhà, chuyển nơi ở, chuyển trường hay thay đổi một nhóm bạn dễ khiến trẻ bị căng thẳng. - Trẻ đặc biệt bị xáo trộn tinh thần bởi cái chết của người thân, bạn bè. - Sự quá tải trong học tập, chơi thể thao hay những hoạt động ngoại khóa khiến trẻ không còn thời gian nghỉ ngơi. Ở tuổi đi học, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ hay hành động của những đứa trẻ khác. Việc phải tuân theo những chuẩn mực như những đứa trẻ khác có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng. Giúp con đối phó với stress Những ảnh hưởng của stress ở trẻ không dễ nhận thấy vì không rõ nét. Tuy nhiên, stress kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Bạn cần chắc chắn con mình được ngủ đủ và ngon giấc, ăn uống hợp lý và chơi thể thao vừa với sức lực, độ tuổi, thể trạng. Những điều này đảm bảo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh đủ để làm chủ cảm xúc và vượt qua những căng thẳng. Trẻ có cá tính mạnh sẽ đối mặt với những thay đổi hoặc những căng thẳng trong cuộc sống dễ dàng hơn. Stress kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Trẻ là tấm gương phản ánh thái độ, hành vi và cách đối mặt với các tình huống căng thẳng của cha mẹ. Trẻ sẽ thể hiện lại một cách chính xác những phản ứng của cha mẹ trong tình huống tương tự. Vì vậy, khả năng làm chủ cảm xúc của trẻ còn tùy thuộc vào cách kiềm chế cảm xúc của cha mẹ, người thân trong gia đình. Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu là cha mẹ sẽ luôn bên cạnh và sẵn sàng chia sẻ, giúp chúng mọi điều. Chuẩn bị tinh thần cho trẻ, cho trẻ biết trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc sống. Càng được biết trước nhiều, trẻ càng ít căng thẳng, lo lắng. Thiết lập và đề nghị trẻ tuân thủ một số quy định hằng ngày. Chẳng hạn giờ đi ngủ, giờ làm bài tập, thời gian dành cho gia đình Cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt, bởi những trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cơ bản dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng hơn những trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hãy chắc chắn rằng con của bạn được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, các nhóm thực phẩm và hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng quá nhiều thịt chế biến sẵn, chất caféin và đường. Hãy giảm stress cho chính bạn. Cha mẹ chỉ có thể thực hiện tốt vai trò làm cha mẹ của mình khi họ không bị chi phối bởi stress. Hãy gạt bỏ mọi mối lo, căng thẳng của cha mẹ, đó cũng là cách giúp con giải tỏa stress hiệu quả nhất. . Giúp trẻ giảm stress Cha mẹ thường xuyên cãi nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây stress ở trẻ. Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể. giả công trình nghiên cứu Giúp trẻ đối mặt với stress trong cuộc sống, stress ở trẻ em có hai dạng: Dạng phổ biến xuất hiện ở những giai đoạn phát triển của trẻ như: học đi, học nói, kết. học, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ hay hành động của những đứa trẻ khác. Việc phải tuân theo những chuẩn mực như những đứa trẻ khác có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng. Giúp

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w