Điều kiện địa lý Vương quốc Chămpa xưa là một quốc gia cổ thuộc khu vực Đông Nam Á.Khu vực Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương được xem như vùng “đệm”trung gian giữa 2 nền văn minh lớ
Trang 1MỤC LỤC
A Điều kiện địa lý – dân cư của Chămpa 2
I Điều kiện địa lý 2
II Điều kiện dân cư 3
B Các luồng giao lưu văn hóa của Chămpa 5
I Giao lưu với Ấn Độ 5
II Giao lưu với Trung Quốc 12
III Giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á 15
IV Giao lưu với Đại Việt 18
C Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 26
Trang 2A ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – DÂN CƯ CỦA CHĂMPA
I Điều kiện địa lý
Vương quốc Chămpa xưa là một quốc gia cổ thuộc khu vực Đông Nam Á.Khu vực Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương được xem như vùng “đệm”(trung gian) giữa 2 nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫnđến ảnh hưởng xen kẽ lẫn nhau của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực này
Bên cạnh đó, Chămpa có đường biên giới tiếp giáp với một số quốc gia nhưPhù Nam (sau này là Khmer), Đại Việt,… Vì thế sự tiếp xúc với các quốc gia này
là một điều tất yếu
Chămpa còn có lợi thế về vị trí địa lý và biển Nằm trên con đường giaothương biển quan trọng của Châu Á, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương,nên Chămpa là điểm dừng chân của rất nhiều thuyền buôn cũng như các đoànthám hiểm Trong lịch sử của mình, Chămpa đã có một số cảng biển khá phát triểnnhư Vijaya hay Panduranga
Chính vì những lẽ trên, Chămpa đã có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều nềnvăn hóa trên thế giới Sự tiếp xúc đó hình thành nên những luồng giao lưu văn hóa
và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Chămpa
Trang 3II Điều kiện dân cư
Những cư dân mà người ta xác định là chủ nhân của vương quốc Chămpasau này, thuộc nhóm tộc Mã Lai – Đa Đảo (Malayo – Polynesian) cư trú rải ráctrên một địa bàn khá rộng ở các vùng đảo ven biển Nam và Đông Nam Châu Á
Trên địa bàn của vương quốc Chăm sau này, trước khi người Hán đặt nền
thống trị ở đây, đã tồn tại một nền văn hóa bản địa – văn hóa Sa Hùynh Theo các
nhà khoa học, thì văn hóa Sa Hùynh đã phát triển đến một trình độ khá cao và cókhả năng đã bước vào thời kỳ hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước
Một số hiện vật văn hóa Sa Huỳnh
Đặc điểm kinh tế chủ yếu của cư dân Chămpa đó là kinh tế nông nghiệp giữvai trò chủ yếu trong sản xuất Tuy nhiên, do điều kiện của miền Trung đồng bằng nhỏ hẹp và khô cằn, thiên nhiên lại khắc nghiệt, nên biển cũng đóng một vai trò rấtlớn trong sản xuất kinh tế của người Chăm Vì thế, sự tiếp xúc với biển và những yếu tố đến từ biển của người Chăm là rất lớn
Trang 4Những điều kiện trên sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa nền văn hóa Chăm tiếp cận với những nền văn hóa khác trên thế giới, góp phần hình thành nên một nền văn hóa Chămpa đa dạng, phong phú.
Trang 5B CÁC LUỒNG GIAO LƯU VĂN HÓA CỦA CHĂMPA
I Giao lưu với Ấn Độ
1.1 Ấn Độ giáo
Được du nhập vào Chămpa cùng với Phật giáo từ đầu công nguyên,được nhân dân và nhất là triều đình tiếp nhận Dựa vào các bi ký, các côngtrình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc Chăm chúng ta có thể khẳng định cưdân Chăm theo Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo giữ vai trò quan trọng trong lốisống của cư dân Chăm (trong việc thờ các thần: Brahma, Visnu, Siva,… vàviệc hiến tế lễ)
Ấn Độ giáo được người Chămpa tiếp nhận và cải biến cho phù hợpvới nền văn hóa bản địa Trong quá trình tồn tại, tôn giáo này đã phát triểntrong hoàn cảnh riêng của người Chăm và tương ứng với sự phát triển củalịch sử - văn hóa – xã hội Chămpa
1.2 Phật giáo
Dựa vào bia Võ Cạnh, chúng ta thấy vào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷIII Phật giáo phát triển ở phía Nam vương quốc Chămpa, nhất là quanh khuvực Nha Trang Đến thế kỷ IX, X Phật giáo Chămpa phát triển đến cựcthịnh
Từ sau thế kỷ thứ X, Phật giáo đã giảm dần ảnh hưởng trước Ấngiáo, nhất là ở phía Nam, tập trung hơn ở phía Bắc vương quốc Chămpa.Nhưng Phật giáo chỉ còn ảnh hưởng yếu ớt trong đời sống tinh thần củangười Chăm
2 Chữ viết
Qua những gì hiện còn và được biết, chúng ta đã thấy chữ PhạnSanskrit đã được người Champa tiếp thu từ những thế kỉ đầu công nguyên.Bia Võ Cạnh với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký Amaravati ởNam Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu định niên đại ở thế kỉ III-IV là
Trang 6bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Champa Từ thời điểm đócho tới khi vương quốc Champa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạnluôn là chữ viết được dùng trong triều đại Champa Do chịu ảnh hưởng khásâu sắc của văn hóa Ấn Độ cho nên các vua của Chămpa thường dùng chữPhạn để bày tỏ ý tưởng của mình đối với các thần linh.
Sự tiến triển của văn tự Sanskrit từ trước thế kỉ IV, chữ viết có dạngcông của Nam Ấn, sau đó trong những thế kỉ VI-VIII, chữ Phạn ở Champalại có dạng chữ vuông của Bắc Ấn, rồi từ thế kỉ VIII trở đi, dạng chữ Phạncủa Champa chuyển sang kiểu chữ tròn của Nam Ấn ngay sự chuyển biếncủa chữ Phạn ở Champa cũng phần nào chứng tỏ giưã Ấn Độ và Champaluôn có sự giao lưu thường xuyên về văn hóa
3 Văn học – Nghệ thuật
3.1 Văn học
Do nhiều nguyên nhân lịch sử, mà chúng ta hiện nay không có mộtvăn bản năn học cổ nào của Champa Nhưng bia kí và những tác phẩmnghệ thuật diêu khắc lại cho biết hầu như tất cả tác phẩm văn học cổ đại nổitiếng của Ấn Độ đều đã có mặt và được biết đến ở Champa Bia kí thế kỉVII-VIII của hai vị vua Vikrantavarman I và II có nói tới việc dựng đền thờcho “đại Rsi Valmiki”, tác giả của bộ sử thi cổ đại nổi tiếng Ramayana của
Ấn Độ Việc thờ Valmiki chứng tỏ ngay từ thế kỉ VII, tác Phẩm Ramayanacủa Ấn Độ đã được biết đến ở Champa Bằng chứng là, trong Lĩnh Namchích quái, tập truyện cổ dân gian thế kỉ XV của người Việt do Vũ Quỳnh –Kiều Phú biên soạn có truyện Da Thoa hay còn có tên khác là Chiêm Thànhtruyện Tuy rất ngắn nhưng lại tóm tắt được hầu như toàn bộ nội dung sửthi Ramayana
Có lẽ hiện vật vật chất duy nhất còn lại chứng tỏ sự hiện diện của sửthi Ramayana là bốn bức phù điêu thế kỉ X (Bảo tàng Chăm Đà Nẵng) minhhọa một vài cảnh được rút ra từ sử thi, tuy không đầy đủ nhưng dễ nhận ra
Trang 7các nhân chính của sử thi là Rama, Sita, Hanuman, Lashman,… trên bốnbức phù điêu của Champa.
Các bia kí ở Đồng Dương và Pô Naga nói tới các vị tổ huyền thoạicủa các vị vua Champa là những người trong dòng họ Pandava đã phần nàonói lên sự phổ biến của bộ sử thi nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ - sử thiMahabharata - ở Champa Theo những nghiên cứu gần đây, bức phù diêumang kí hiệu 47-7 ở bảo tàng Chăm - Đà Nẵng có xuất xứ từ thành BìnhĐịnh thể hiện cảnh Ácgiunna cùng hoàng tử Utara ra trận, một trong nhữngtình tiết quan trọng của sử thi Mahabharata
Như vậy, qua bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chúng
ta thấy ở Champa đã có mặt hầu như toàn bộ những tác phẩm văn học nổitiếng cũng như các hệ thống thần thoại và truyền thuyết thuộc những tôngiáo khác nhau của Ấn Độ
3.2 Nghệ thuật
3.2.1 Điêu khắc
Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, nghệ thuật điêu khắc tôngiáo của Ấn Độ đã du nhập vào Chămpa và được người Chămpa tiếp nhận.Cũng như ở Ấn Độ, nghệ thuật điêu khắc Chămpa chủ yếu là nghệ thuật tôngiáo và phục vụ cho việc thờ phụng các thần linh Nhưng ở Chămpa, tôngiáo và vương quyền gần như hòa quyện vào nhau: tôn thờ thần linh đồngnghĩa với thờ vua Vì vậy, điêu khắc Chămpa có thêm chức năng mới:phụng sự vương quyền được vua và tầng lớp trên coi trọng
Kết hợp với những nét nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, các nghệ nhânđiêu khắc Chămpa đã chuyển sang một hướng mới: tập trung thể hiện cácbiểu tượng, làm cho điêu khắc Chămpa mang sắc thái riêng, nét đẹp riêng:phù điêu nổi (đài thờ Mỹ Sơn E1, vũ nữ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương,…)
Trang 8Tượng thần voi Ganesa, Mỹ Sơn: thể hiện ảnh hưởng sâu sắc
của Ấn Độ từ đề tài tới phong cách
Trước thế kỷ VII, điêu khắc Chămpa còn rất gần gũi với điêu khắc
Ấn Độ, nhưng từ sau thế kỷ VII, mặc dù vẫn thể hiện những hình tượng của
Ấn Độ nhưng điêu khắc Chămpa đã mang phong cách riêng: phong cách
Mỹ Sơn E1, mạnh mẽ của Đồng Dương, trang nhã của Trà Kiệu, cầu kì củatháp Mắm,…
Tượng vũ nữ, Trà Kiệu
Trang 93.2.2 Âm nhạc
Cho đến nay không có 1 văn bản nào nói về âm nhạc của vươngquốc Chămpa, vì vậy mà nguồn tài liệu duy nhất giúp chúng ta hiểu về nền
âm nhạc là chỉ qua những hình điêu khắc đá
Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đối với âm nhạc cổ Champa Tuykhông nhiều nhưng những truyền thống âm nhạc xưa của Án Độ vẫn cònphảng phất ít nhiều trong âm nhạc hiện đại của người Chăm Trong dànnhạc truyền thống của người Chăm gần giống như ở Ấn Độ, các loại trốngbao giờ cúng giữ một vai trò quan trọng nếu phân tích kỹ hơn ta sẽ thấytrống kynăng của người Chăm có nhiều nét tương đồng với trống tabla vàtrống mriđăng của Ấn Độ Như trống mriđăng, trống kynăng có hai mặtđịnh âm: mặt dương tạo âm vang khỏe, mặt âm tạo âm đục, trầm: như tabla,trống kynăng được dùng theo từng cặp Còn hai thanh chính là “pìng”(trầm) và “pik” (bổng) của trống baranưng lại như mô phỏng chức năng củahai mặt trống mriđăng
Trang 10Cặp trống tabla của người Ấn (trên) và cặp trống kynăng của
người Chăm (dưới)
Cả 2 loại trống mridang và tabla đều đã có mặt trên những hình khắccủa Chămpa (trống mridang ở các lá nhĩ Mỹ Sơn C1, A`1 và mi nhà ChánhLộ; trống tabla ở phù điêu Phong Lệ)
Trang 11Hiện vật tìm thấy là nhạc công ở bệ vũ nữ Trà Kiệu đang chơi mộtnhạc cụ 7 dây (đàn thất huyền) mà tang là nữa quả bầu Có thể nói, cũngnhư ở bệ tượng , vũ nữ và nhạc công đang múa và đang chơi một nhạc cụ
Ấn Độ-đàn vina Đàn vina, ở Ấn Độ từ xưa tới nay được coi là nhạc cụtruyền thống tiêu biểu nhất, và ở Chămpa , ta thấy xuất hiện 2 kiểu vina:kiểu cổ và kiểu mới, kiểu vina thụ cầm, như những tài liệu điêu khắc thểhiện, có mặt ở Chămpa ngay ở giai đoạn trước thế kỷ VII (đài thờ Mỹ SơnE1) và còn tồn tạo cho đến thế kỷ X (lá nhĩ thể hiện Siva đang múa ởPhong Lệ) Ở thế kỷ X, (nhạc công của phong cách Trà Kiệu), kiểu đànvina mà bầu cộng hưởng tròn làm bằng vỏ quả bầu và phím dài đã phổ biếntrong các dàn nhạc Chămpa Như vậy chỉ qua cây đàn vina, ta đã thấy haiđợt ảnh hưởng của Ấn Độ tới Chămpa, là trước thế kỷ VII và thế kỷ X
Như đã thấy thì âm nhạc cua Ấn Độ ảnh hưởng rất nhiều đến âmnhạc của Chămpa, hầu như toàn bộ những nhạc cụ truyền thống của Ấn Độđều có ở Chămpa và nó được thể hiện qua các điêu khắc
Mặc dù chỉ được biết qua những hình ảnh khắc chạm trên đá, chúng
ta đã thấy phần nào vai trò to lớn như thế nào của truyền thống Ấn Độ đốivới nghệ thuật âm nhạc và múa của Champa Ở đài thờ Mỹ Sơn E1 và A`1
Trang 12(thế kỷ VII), các vũ nữ mặc y phục, động tác và tư thế vặn mình thành tamkhúc của các vũ nữ là rất Ấn Độ Và ở Mỹ Sơn C1 và A`1 ta thấy thần Sivađang múa vũ điệu Tandava thần thánh, cùng với sự có mặt của rắn Nagatrên tay thần, của Parvati (vợ thần), Skanda, ganesa (con thần)… cho biết
vũ điệu Tandava mà vị vua vũ đạo đang múa là điệu múa tượng trưng cho
sự sáng tạo Ngoài ra , 2 lá nhĩ Mỹ Sơn C1 và A`1 rất gần với phong cáchcũng như hình tượng Siva múa ở Badami và Elora của Ấn Độ Và ở thế kỷ
X có một số bức phù điêu vào loại đẹp nhất của điêu khắc cổ Chămpa lại lànhững hình thể hiện các nhạc công và vũ nữ, đó là bệ tượng Trà Kiệu có 4mặt chạm khắc minh họa tác phẩm Bhayavatapurana của Ấn Độ Theo nhànghiên cứu J Boisselier, hầu như tất cả những Apsara Trà Kiệu đều mangdấu ấn của nghệ thuật Ấn Độ: kiểu quần cụt, đồ trang sức, tiêu chuẩn về cáiđẹp của phụ nữ (cặp vú nở nang, háng rộng, nét thanh tú và hấp dẫn của cơthể), tư thế và động tác nhảy múa
Mặc dù, chỉ được biết qua những hình ảnh chạm khắc trên đá, nhưngchúng ta đã phần nào thấy được vai trò to lớn như thế nào của truyền thống
Ấn Độ đối với nghệ thuật âm nhạc và múa của Chămpa Có thể nóiChampa đã tiếp nhận một cách có bài bảng và nghiêm túc những hìnhtượng về âm nhạc và vũ đạo của Ấn Độ đến nỗi chúng ta khó có thể tìm racái gì là yếu tố bản địa trong từng động tác múa hay từng nhạc cụ đã đượcghi lại trên những hình chạm khắc còn lại của người Chăm
II Giao lưu với Trung Quốc
Mặc dù những ảnh hưởng của Ấn Độ là khá rõ nét, thì bên cạnh đó, mộtnền văn minh lớn khác của nhân loại là Trung Quốc vẫn có những sự giao lưu nhấtđịnh đối với Chămpa
Lâm Ấp, tiền thân của vương quốc Chăm-pa, cho đến trước năm 192 vẫncòn là một bộ phận của đế chế Hán, được người Hán đặt là quận Nhật Nam kể từnăm 111 tr.CN Vì thế, Lâm Ấp đã có một khoảng thời gian khá dài gần 3 thế kỷ
Trang 13tiếp xúc với nền văn minh của người Hán ở phía Bắc thông qua chế độ cai trị của
họ, vì vậy, hẳn đã có những sự giao lưu văn hóa giữa Lâm Ấp và Trung Quốc
Về sau này, do vị trí địa lý của mình, với một bờ biển dài trải khắp vươngquốc cùng nhiều hải cảng, Chăm-pa cũng thường xuyên đón tiếp các đoàn thuyềnbuôn Trung Quốc, cũng chính qua ngả đường này, sự giao lưu văn hóa giữaChăm-pa và Trung Quốc hẳn vẫn được tiếp tục, mặc dù không nhiều và mạnh mẽ,bởi vì trong giai đoạn trở thành một vương quốc độc lập, Chăm-pa chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của văn minh Ấn Độ mà ta có thể thấy rất rõ
Ở Chămpa, trong khoảng thời gian sau khi mới giành được độc lập, người
ta vẫn thấy những ảnh hưởng của văn hóa Hán, như: tiền ngũ thù thời Tây Hán,tiền thời Vương Mãng, sưu tập gương đồng, mảnh gốm, men ngọc, vũ khí, vật liệuxây dựng,…
Tư liệu lịch sử còn ghi chép việc các vua Chămpa “xây cung điện theo kiểu
Trung Quốc, có những buồng những cột, cách đào hào đắp lũy để bao bọc lấy thành thị, cách đóng xe dùng trong trận mạc và nhiều loại vũ khí, dạy cho thợ làm nhạc khí…”.
Năm 2008, trong một cuộc khai quật ở tháp Bình Lâm, khu vực Thị Nại,tỉnh Bình Định, người ta đã phát hiện một số lượng lớn mảnh ngói ống, ngói lá,mảnh gốm in dập hoa văn hình ô vuông, đầu ngói ống trang trí hoa sen 8 cánh, vàtrang trí hình mặt hề Ngói được làm bằng đất sét mịn pha cát, xương gốm dày,màu xám và màu nâu xám, độ nung cao, cứng chắc Đầu ngói ống hình hoa sen vàmặt hề dùng trang trí các bờ ngói Hình mặt hề được xem như một vị thiện thầnxua đuổi tà ma bảo vệ ngôi nhà Loại hình ngói kiểu Hán này, các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy ở một số di tích văn hóa Champa khác như ở thành Trà Kiệu (QuảngNam), thành Hồ (Phú Yên), thành Cha (Bình Định)… Ngoài ngói, gốm hoa văn ôvuông, còn có một số di vật kiểu Hán khác như tiền Ngũ thù, gương đồng, daohình vành khăn, đồ nghi lễ… Sự xuất hiện gốm in ô vuông và đầu ngói hình cánhsen, hình mặt hề ở di chỉ khảo cổ học Thị Nại là sự kết hợp nghề gốm bản địaChămpa và ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh Hán
Trang 14Mặt hề dùng để trang trí bờ ngói theo kiểu Hán, tìm thấy ở Thị Nại,
2008 Niên đại khoảng đầu công nguyên (thế kỷ I – III)
Trên lĩnh vực tôn giáo giữa Trung Quốc và Chămpa cũng có sự giao lưu
Do cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, nên một số nhà sư Trung Quốc
đã tìm sang Chămpa để nghiên cứu Phật pháp Năm 1069, Lý Thánh Tông tấncông Chăm-pa khi vào thành Phật Thệ (Vijaya) và bắt được vua Rudravarman III(Chế Củ) đã đưa về Đại Việt một vị sư tên Thảo Đường người trung hoa đang họcđạo với vị sư Chiêm Thành, sau được triều đình nhà Lý trọng dụng phong làmQuốc sư
Chăm-pa với vị trí địa lý của mình, cũng là một trung tâm thương mại khánổi bật ở khu vực Đông Nam Á Quan hệ buôn bán với Trung Quốc cũng sớmđược thiết lập và phát triển, tuy có một số thời gian bị gián đoạn Có khá nhiềumặt hàng của Chăm-pa được đưa sang Trung Quốc như bằng con đường thươngmại hoặc tiến cống như: vải bông, ngà voi, sừng tê, trầm hương,… Các cảngVijaya và Panduranga giữ vai trò khá quan trọng Các sản phẩm nông nghiệp củaChăm-pa như các giống lúa và cây trồng có lẽ cũng được du nhập qua Trung Quốctheo con đường này