Thất bại của ĐT Đức qua 5 chữ "T" của Phan Anh Tú “Cỗ xe tăng” Đức đã dừng cuộc phiêu lưu của mình tại World Cup 2010, họ không thể biến Tây Ban Nha thành kẻ bại trận dưới tay mình như người Anh và người Argentina. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Die Mannschaft? Theo chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú, có 5 yếu tố khiến Đức phải đón nhận thất bại cay đắng trước ĐT Tây Ban Nha, và cả 5 nguyên nhân đều bắt đầu bằng chữ "T". 1. Tiqui-taca Chúng ta đều biết trên thế giới đều có những trường phái bóng đá rất đặc trưng và điển hình, chẳng hạn như người Brazil thì có “jogo bonito” (bóng đá đẹp - PV), Hà Lan sở hữu lối đá tổng lực “total football”, Ý thì mang đậm chất phòng ngự “catenaccio” còn “tiqui-taca” thì của riêng những người Tây Ban Nha. Xavi chính là mẫu tiền vệ điển hình của trường phái "taqui-taca". (Ảnh: Getty) Trong tất cả các trường phái kể trên, mỗi nơi đều có những ưu điểm riêng, nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với “taqui-taca” của Tây Ban Nha. Với lối đá bóng ngắn, ban chuyền liên tục, các vị trí di chuyển liên hồi, vận dụng khả năng giữ bóng, giữ nhịp trận đấu của hàng tiền vệ, chính là lối chơi đặc trưng của “taqui-taca”. Trong trận đấu với Đức đêm qua, sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1 điển hình của lối đá này đã được HLV Del Bosque áp dụng rất hiệu quả. Busquets là người chơi thấp nhất tuyến tiền vệ tỏ ra là một tay đánh chặn rất hữu hiệu từ xa giúp hàng thủ giảm tải rất nhiều áp lực. Hai tiền vệ trung tâm là Alonso và Xavi thì làm rất tốt công việc điều tiết và phân phối bóng. Trong khi đó, ở 2 bên cánh, Iniesta và Pedro lại là những người quấy rối cực kì khó chịu cho hàng thủ của Đức. Chính điều này đã giúp cho Tây Ban Nha làm chủ khu vực trung tuyến để tìm ra rất nhiều phương án tấn công, và thực tế, nếu tận dụng tốt hơn các cơ hội của mình, đáng ra Đức đã phải đón nhận ít nhất là một bàn từ ngay hiệp 1. 2. Torres Trước khi trận Bán kết này diễn ra, nhìn vào đội hình xuất quân của Tây Ban Nha ở 5 trận đấu đã qua, điều có thể nhận thấy rõ là HLV Del Bosque luôn ưu thích và tin dùng tiền đạo Fernando Torres ngay từ đầu. Vì thế, trong cuộc đối đầu với người Đức, tất cả chúng ta đều cảm thấy bất ngờ khi HLV này quyết định để tiền đạo của Liverpool trên băng ghế dự bị. Nhưng với những gì đã diễn ra, đặc biệt là phong độ kém cỏi của Torres, thì quyết định của ông Del Bosque là hoàn toàn chính xác. Quyết định để Torres là nước cờ mạnh dạn của HLV Del Bosque. (Ảnh: Getty) Việc sử dụng tiền vệ trẻ Pedro bên hành lang phải, chuyển Iniesta sang bên trái, chính là chìa khóa giúp Tây Ban Nha thi đấu khởi sắc và tạo nhiều cơ hội ăn bàn. Trong đó, đáng chú ý là những pha đột phá, lên bóng đầy khéo léo và tinh quái của Iniesta, khi anh này được trả về đúng vị trí sở trường của mình. Ở bên đối diện, tuy Pedro không quá xuất sắc, nhưng sự táo bạo trong xử lý bóng của cầu thủ này, cùng khả năng phối hợp ăn ý với các đồng đội đã khiến cho cánh trái nơi hàng phòng ngự của Đức luôn chao đảo. 3. Thomas Muller Rất nhiều người nói rằng, lối chơi của Đức dựa trên một tập thể gắn kết, không phụ thuộc bất cứ cá nhân nào. Tuy nhiên, tôi cho rằng, điều đó chỉ đúng một vế, vì thông thường trong một đội bóng, một lối chơi, muốn có một tập thể mạnh thì cũng không thể thiếu những cá nhân nổi trội. Thiếu Thomas Muller là tổn thất quá lớn với ĐT Đức. (Ảnh: Getty) Ở những trận đấu vòng bảng hay tại vòng knock-out, lối chơi của Đức chủ yếu vẫn dựa vào các pha phản công, lên bóng thần tốc với sự chủ động của hàng công. Trong đó, tôi đánh giá rất cao tiền vệ Thomas Muller, anh này sở hữu những phẩm chất rất nổi trội như tốc độ, khả năng quan sát, kiến tạo và ghi bàn. Những ai quan sát cầu thủ này ở 2 trận gặp Anh và Argentina, mới thấy rõ được tầm ảnh hưởng của Muller tới cách chơi của ĐT Đức. Việc thiếu vắng Muller, thực sự là mất mát quá lớn với HLV Joachim Loew, vì người thay thế anh là Trochowski hay cả Kroos đều không thể bù lấp khoảng trống mà tiền vệ này để lại 4. Tuyệt vời hàng thủ Tây Ban Nha Tây Ban Nha chưa bao giờ được nhìn nhận là một đội tuyển mạnh về hàng thủ, nhưng chứng kiến những gì mà Casillas, Puyol, Pique, Ramos hay Capdevila thể hiện ở trận đấu đêm qua, tất cả chỉ gói gọn ở hai từ “tuyệt vời”. Nếu như Casillas tỏ ra vững vàng trong khung gỗ như thường lệ, thì hai hậu vệ biên Ramos và Capdevila lại tỏ ra công thủ toàn diện, ngoài việc chuyên tâm lo phòng ngự rất xuất sắc, họ còn tích cực tham gia hộ trợ tấn công rất hiệu quả. Hàng thủ Tây Ban Nha đã chơi một trận xuất thần. (Ảnh: AP) Trong khi đó, cặp trung vệ Puyol và Pique cũng bọc lót cho nhau rất tốt, tạo thành bức tường không thể xuyên thủng trước cầu gôn của Casillas. 5. Thiếu tự tin Những chiến thắng oai hùng trước ĐT Anh và Argentina được giới chuyên môn nói nhiều đến lối đá khoa học hay cả sự tự tin đáng kinh ngạc của người Đức. Thế nhưng, trong một trận cầu mang tính quyết định, cần phải bộc lộ hết những ưu điểm trước đó, thì các cầu thủ Đức đã không làm được, ở đây tôi nhấn mạnh đến sự tự tin. Các cầu thủ Đức đã tỏ ra thiếu sự tự tin trong trận đấu này. (Ảnh: Getty) Có hai nguyên nhân khiến các học trò của HLV Loew không thể hiện được sự tự tin cần thiết như ở các trận trước. Thứ nhất, do đối thủ Tây Ban Nha quá mạnh trong khâu cầm bóng và xử lý tình huống, họ luôn dồn ép, buộc ĐT Đức phải lùi về quá sâu bên phần sân của mình, điều này trực tiếp làm ảnh hưởng đến tâm lý của các cầu thủ Đức, khiến họ không thể triển khai tấn công như ý muốn. Thứ hai, việc không thể có đội hình mạnh nhất trong trận đấu này, cộng sự non nớt của dàn cầu thủ trẻ, chính là yếu tố khiến đa phần các cầu thủ Đức thi đấu với trạng thái thiếu sự tự tin và trong bóng đá, khi đánh mất sự tự tin thì coi như thất bại là điều không tránh khỏi. . Thất bại của ĐT Đức qua 5 chữ "T" của Phan Anh Tú “Cỗ xe tăng” Đức đã dừng cuộc phiêu lưu của mình tại World Cup 2010, họ không thể biến Tây Ban Nha thành kẻ bại trận dưới. Argentina. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Die Mannschaft? Theo chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú, có 5 yếu tố khiến Đức phải đón nhận thất bại cay đắng trước ĐT Tây Ban Nha, và cả. năng phối hợp ăn ý với các đồng đội đã khiến cho cánh trái nơi hàng phòng ngự của Đức luôn chao đảo. 3. Thomas Muller Rất nhiều người nói rằng, lối chơi của Đức dựa trên một tập thể gắn kết,