1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồ chơi an toàn cho trẻ

13 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 386,5 KB

Nội dung

Bột nặn - Đồ chơi an toàn mẹ làm cho bé! Lựa chọn đồ chơi cho con là một việc khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ, làm sao chọn cho con được món đồ chơi lành mạnh, an toàn, có thể giúp con phát triển toàn diện, và phù hợp với túi tiền. Webtretho xin giới thiệu cho các bạn một món đồ chơi - do các thành viên của Webtretho chia sẻ - đáp ứng được tất cả những tiêu chí trên. Đó chính là bột nặn! Bột nặn là món đồ chơi giúp phát triển các cơ vận động tinh là các cơ tay nhỏ chuẩn bị cho sự khéo léo để sau này cầm bút cũng như để thực hiện nhiều thao tác khéo léo trong sinh hoạt hàng ngày. Bé có thể sáng tạo ra từ bột nặn nhiều hình dạng phong phú và đáng yêu! Thêm vào đó, món đồ chơi này cũng có thể giữ bé tập trung và hứng thú trong một khoảng thời gian tương đối dài, và bố mẹ có thể tranh thủ nghỉ ngơi chẳng hạn. Có ba cách làm bột nặn (công thức do ID Littlefootkinder cung cấp): Cách 1: Bột nặn chín, loại này rất phù hợp với các bé dưới 3 tuổi vì bé nhỡ ăn phải thì cũng không sao. Nguyên liệu cần: - 2 cốc bột mỳ - 1/2 cốc muối (khuấy đều với 1 cốc nước) - 2 thìa dầu ăn - 4 thìa kem tarta - 1 cốc nước có pha với màu thực phẩm tùy thích Cách làm: Trộn tất cả các thành phần trên với nhau thật đều trong chảo chống dính rồi đun nhỏ lửa trên bếp đến khi bột đặc quánh và chín (màu bột trong và tươi hơn lúc đầu). Nhớ đảo liên tục và đều tay tránh cho bột bị cháy và bén chảo. Đổ bột lên bàn gỗ, chờ khoảng 5 phút cho nguội bớt rồi dùng tay nhào cho bột mịn đều. Sau đó cho bột vào hộp nhựa (hộp đựng thực phẩm) và bảo quản ở nơi khô thoáng. Nếu nấu và bảo quản cẩn thận, bột có thể dùng đi dùng lại trong 1 tháng. Cách 2: Bột nặn sống Loại bột nặn này bảo quản không được lâu như loại được nấu chín, tối đa được 2 Chơi nặn hình con thú giúp phát triển các cơ vận động tinh (Ảnh: Inmagine) tuần trong điều kiện bảo quản tốt. Tuy nhiên bạn có thể khuyến khích bé cùng tham gia làm (vì không cần phải nấu mà!) và bé sẽ thích thú vô cùng khi được cùng mẹ pha trộn các nguyên liệu với nhau, như thể đang được cùng mẹ làm bánh vậy. Nguyên liệu cần: - 3 cốc bột mỳ - 1 cốc muối (khuấy đều với 1/2 cốc nước) - 1 thìa dầu ăn - 1 cốc nước có pha với màu thực phẩm tùy thích Cách làm: Trộn nước muối và bột với nhau thật đều, thêm dầu ăn và nước, dùng tay trộn, nhào cho đến khi bột mịn đều (giống như bột nặn bánh trôi và bánh chay) là được. Loại bột nặn này phù hợp với các bé trên 3 tuổi. Cách 3: Bột nặn lò vi sóng Nguyên liệu cần: - 3 cốc bột mỳ - 1/2 cốc muối (khuấy đều với 1 cốc nước) - 3 thìa dầu ăn - 6 thìa kem tarta - 2 cốc nước có pha với màu thực phẩm tùy thích Cách làm: Trộn tất cả các thành phần trên với nhau thật đều trong khay chịu nhiệt, cho vào lò vi sóng nướng chín trong khoảng 7 phút. Chờ cho bột nguội thì bắt đầu nhào đến khi bột mịn là được. Trong quá trình thực hiện, các thành viên khéo tay đã rút ra được những kinh nghiệm bổ ích và chia sẻ: - Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu như kem tarta, màu thực phẩm, khuôn làm bánh, dao nhựa, lăn bột loại nhỏ trong siêu thị, đặc biệt là các siêu thị dành cho người nước ngoài). - Bạn có thể thay màu thực phẩm bằng màu bột, màu keo, hoặc cầu kỳ hơn là làm từ rau củ (gấc, hoa hòe, hoa hiên, lá nhọ nồi, nghệ, lá dứa, lá cẩm ) - Phải hòa tan muối với nước rồi mới trộn vào hỗn hợp bột như vậy muối sẽ tan hết và bột không bị sạn. Muối nhiều và kem tarta sẽ giúp bột bảo quản được lâu Sản phẩm hình chú ếch xinh xắn làm từ bột nặn của ID: CunMeo (Webtretho) hơn. - Với bột làm bằng lò vi sóng, tùy theo lượng bột mà bạn chọn nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bửa đôi miếng bột, nếu bên trong và bên ngoài đều trong thì tức là bột đã chín. - Bạn cũng có thể làm bột nặn màu trắng, sau khi nặn thành thành phẩm mới dùng cọ và màu để vẽ lên (như trò tô tượng). Chỉ cần khoảng 15 phút là bạn đã hoàn thành một món đồ chơi an toàn cho con rồi. Bạn có thể rủ bé cùng tham gia trong quá trình thực hiện, nhào bột hay pha màu Chúc các mẹ thành công và các bé chơi vui nhé! Webtretho (tổng hợp) Đồ dùng, thời trang Tài liệu > Góc mẹ > Đồ dùng, thời trang Đồ chơi Trung thu tiềm ẩn những chất cực độc Nhiều đồ trung thu cho trẻ được làm từ nhựa PVC có chất hóa dẻo để làm tăng tính năng của nhựa và là chất dễ tan. Chất này có thể gây nhiễm độc, ung thư cho trẻ. Đồ chơi tiềm ẩn những chất cực độc Khác với mọi năm, năm nay chị Nga (phố Bà Triệu, Hà Nội) chọn cho con mình những món đồ chơi dân tộc như đèn ông sao, đèn lồng vì chị rất lo các loại đồ chơi làm bằng nguyên liệu hóa học sẽ không an toàn. Những còn búp bê Trung Quốc được bày bán tại các quầy hàng. Chị Nga kể, năm ngoái chị mua cho cô con gái 5 tuổi của mình 1 bộ nail (móng tay giả) với giá 30.000 đồng. Những móng tay được làm bằng nhựa, nhưng kèm theo đó là keo để dính vào tay được làm từ một loại hóa chất sền sệt. Loại keo này có đủ các màu rất bắt mắt, không mùi, không có hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng. Sau một thời gian lắp móng tay giả vào thì móng tay của con chị vàng úa và thối dần. Khi đưa con đi khám thì chị mới biết là do hóa chất có trong chất keo dính của bộ nail. Hầu hết cả người bán lẫn người mua chỉ quan tâm đến mẫu mã và màu sắc của đồ chơi trẻ em, tuy nhiên không thể biết được những món đồ chơi đó được làm bằng chất liệu gì. Một chị chuyên bán các loại đồ chơi đồ hàng làm bằng nhựa ở phố Hàng Mã (Hà Nội) luôn khẳng định nhựa của hàng mình là tốt hơn nhựa của nhiều hàng bán tại đây, tuy nhiên chị cũng không biết đó là loại nhựa gì. Chị này giải thích thêm: "Nhựa tốt thì nhìn là biết ngay vì có màu sáng, nhìn bắt mắt, cầm nắn thì thấy mềm dẻo, có thể đàn hồi được". Theo anh Minh, một chủ cửa hàng chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em lâu năm tại phố Hàng Lược (Hà Nội) thì đa số đồ chơi nhập khẩu từ Trung Quốc đều được sản xuất bằng nhựa PVC. Nhựa PVC làm cho sản phẩm mềm, dẻo, độ sáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ nhưng nếu trẻ em cầm nắm, thậm chí đưa vào miệng ngậm sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu dùng loại nhựa này để sản xuất thì sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất. Và vì thế nên hàng Trung Quốc luôn có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng Mỹ, Nhật thậm chí là cả hàng VN. Không chỉ thế, hàng Trung Quốc còn sử dụng cả màu công nghiệp. vốn có thành phần kim loại nặng rất cao. Khi trẻ cho vào miệng, thành phần này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Theo quan sát của chúng tôi, một mặt hàng cũng được rất nhiều bé gái thích thú, đó là những con búp bê xinh xắn được làm bằng nhựa mềm. Thoạt nhìn qua, tưởng những chiếc váy búp bê được làm bằng vải thường nhưng khi sờ vào thì thấy cứng, xốp, thô và khá ráp. Khi hỏi người bán hàng thì chị này khẳng định đó là vải để may quần áo và không có gì độc hại, chỉ có loại dính những hạt óng ánh thì mới có nguy cơ gây ung thư(!?). Còn nhiều chủ hàng khác thừa nhận rằng, vải để làm quần áo búp bê chắc có pha thêm hóa chất thì mới cứng và đẹp được. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc thường xuyên và lâu ngày cũng chỉ bị khô và ráp da tay một chút, chứ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Không thể nhận biết chất độc bằng mắt thường Tại phố Hàng Mã nhiều quầy hàng đã mọc lên để phục vụ cho dịp Trung thu. Theo TS Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng phòng phân tích và Môi trường, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia - Viện hóa học công nghiệp, nhiều đồ chơi của Trung Quốc hiện nay có sử dụng nhựa PVC để làm. Trong nhựa PVC người ta thường cho thêm chất hóa dẻo, vì chất hóa dẻo làm tăng tính năng của nhựa. Đây cũng là chất dễ tan, vì thế nếu đồ chơi được làm bằng loại nhựa này thì có thể gây hại cho sức khỏe của các bé. "Đối với các loại vải sử dụng làm đồ chơi cho trẻ em, tôi chỉ nghe nói đến formaldehyt làm xốp vải có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Tôi được biết, ở nước ngoài, hóa chất này được kiểm soát rất chặt chẽ", TS Lãng cho biết thêm. Chúng ta không thể nhận biết được formalin bằng mắt thường. Việc kiểm nghiệm cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước vì chi phí khá tốn kém. Đối với những đồ chơi được làm bằng kim loại không tinh khiết thì cũng sẽ rất độc, ví dụ như kim loại có lẫn kim loại nặng như chì. Nhưng nhìn chung, việc xác định những chất độc hại khi đã thành thành phẩm là khá khó khăn đối với các phòng thí nghiệm thông thường. Chất màu hữu cơ hiện nay được phân ra hai loại, chất màu thực phẩm và chất màu công nghiệp. Theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ được sử dụng chất màu thực phẩm để sản xuất đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên khi chất màu đã được trộn vào trong đồ chơi bằng nhựa thì việc phân biệt được đây là loại chất màu gì là khá khó khăn, và không phải bất cứ phòng thí nghiệm nào cũng có thể kiểm tra được. Theo Afamily Đồ dùng, thời trang Tài liệu > Góc mẹ > Đồ dùng, thời trang Đồ chơi nhựa nguy hiểm không? Đồ chơi an toàn là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Nguy hiểm nào có thể tiềm tàng trong phòng tắm hay xe cũi đẩy của bé! Và khi những con vịt cao su trong phòng tắm vốn được coi như một loại đồ chơi vô hại hoàn toàn, sự quan tâm đang tăng dần lên về những hiểm họa tới sức khỏe từ những đồ vật được làm bằng nhựa hay chất dẻo. Điều này có thể làm thay đổi quan điểm của cha mẹ về các loại đồ chơi nhựa. Điều gây lo ngại nhất là sự tăng cường sử dụng nhóm chất hóa học phthalates trong hàng hóa làm từ nhựa dẻo, nó là một thành phần được bổ sung vào để làm nhựa trở nên mềm và dễ uốn, phổ biến nhất là polyvinyl carbonate (PVC). Phthalates có thể được tìm thấy không chỉ trong đồ chơi, mà còn trong cả các sợi, thanh nhựa, vỏ đồ thực phẩm, những sản phẩm chăm sóc cá nhân, trong các dụng cụ y tế - nói chung chúng là một chất liệu không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù có mặt ở khắp nơi, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn từ việc tái sản xuất, và hiểm họa với sức khỏe liên quan tới phthalates đang ngày một gây quan ngại cho các tổ chức bảo vệ môi trường, các bậc cha mẹ, và đôi khi còn bị phản đối kịch liệt. "Phthalates ở liều lượng lớn ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe" - Emily Rusch, thuộc hiệp hội bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng của nhóm CalPIRG phát biểu, "và tất nhiên trẻ em là người dễ bị ảnh hưởng nhất, vì chúng còn đang lớn lên và phát triển". Cô tiếp tục trích dẫn chứng cứ về hiện tượng dậy thì sớm, tỷ lệ sinh sớm, dị tật bẩm sinh tăng, và những ảnh hưởng tới tinh dịch ở con trai. Nhưng tiến sĩ Michael Shelby, giám đốc trung tâm Evaluation of Risks to Human Reproduction nói rằng: sức nặng của các chứng cớ về sự nguy hiểm của phthalates thể hiện ở những ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe sinh sản nam giới vị thành niên và trẻ sơ sinh, những người tham gia trị liệu hóa học kéo dài, họ thuộc nhóm có nguy cơ cao khi phải tiếp xúc với các đồ dùng chứa PVC tại các giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển. Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của các chất phthalates được sử dụng phổ biến qua các thí nghiệm cho thấy chúng làm giảm mạnh mức kích thích tố sinh dục nam (testosterone) ở động vật trong thời kỳ phát triển," Shelby nhấn mạnh. Những bằng chứng khoa học đủ mạnh để khiến cho Hội đồng châu Âu buộc phải có hành động hạn chế việc sử dụng chất phthalates, và họ đã cấm sử dụng nó trong các sản phẩm dành cho trẻ em từ năm 1999. Rusch nói rằng thậm chí nếu phthalates đã được loại trừ hoàn toàn, vấn đề an toàn của đồ chơi dành cho trẻ em không phải đã hết. Cô chỉ ra một số lượng lớn các ảnh hưởng có tầm cỡ quốc gia: "Sức mạnh và ảnh hưởng của ngành công nghiệp dược là rất lớn", cô nói. "Nhiều cuộc đấu tranh này chống lại các ngành dược tư nhân đang tiếp tục và chúng ta chỉ dành được rất ít thắng lợi, chúng ta phải yêu cầu các sản phẩm cần được kiểm tra an toàn hơn nữa trước khi đưa vào sử dụng?" Một trường hợp thực tế hay được nêu ra là: Bisphenol A (BPA), một chất phụ gia thường được thêm vào trong chai, đồ chứa, và vài loại đồ chơi. Trong khi các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng BPA có nguy cơ cao đối với sức khỏe, sản phẩm chứa chất này, bao gồm nhiều loại chai lọ và cốc uống dành cho trẻ con vẫn được bày bán. "Chúng ta nên bày tỏ sự quan tâm và quan ngại nhiều hơn với các thành viên Quốc hội, để có được các biện pháp bảo vệ con cái chúng ta tốt hơn khỏi những đồ chơi không an toàn - Rush nói. "Không thể chấp nhận khi những nguy cơ trong đồ chơi mang tính chất nghiêm trọng thế này mà bố mẹ lại không được biết đến". Thực tế, đã có những qui định mới cho các sản phẩm an toàn đang được thảo luận ở cả thượng viện và quốc hội, nó biểu thị một sự thay đổi lớn về nhận thức trong cách đánh giá độ an toàn về tất cả các loại sản phẩm. Cho tới khi có được những điều luật cụ thể, các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng bằng cách chống lại các đồ chơi dẻo, dễ uốn làm từ nhựa, các loại thức ăn trải qua nhiều quy trình chế biến, và thức ăn được hâm nóng trong đồ chứa bằng nhựa. Shelby nói rằng trong khi chưa thể loại trừ hoàn toàn sự tiếp xúc với phthalates, ta vẫn có thể từng bước phòng ngừa chúng. Dù nguy cơ tới sức khỏe là không thể tránh khỏi, nhưng phòng tránh được càng nhiều càng tốt. Ngọc Mai mamnon.com Đồ dùng, thời trang Tài liệu > Góc mẹ > Đồ dùng, thời trang Chọn quần áo an toàn cho bé Nên chọn quần áo cho con bằng loại vải mềm, nhẹ, tránh vải có sợi kim tuyến (hay dạ gai, xơ) vì mặc vào sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chọn vải dạ nên chọn loại có lớp lót phía trong, đảm bảo bé không bị ngứa mà vẫn ấm PGS.TS Nghiêm Xuân Thung (khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, quần áo có nồng độ pH cao quá 8,0 sẽ không tốt cho sức khoẻ người mặc, nhất là đồ dành cho các bé. "Nồng độ pH cao trong quần áo sẽ dễ dàng tan ra khi có mồ hôi. Lúc này, bé sẽ có cảm giác ngứa, rít, khó chịu, thậm chí viêm loét da" - PGS Thung cảnh báo. Theo ông Nguyễn Sĩ Phương (phó viện trưởng Viện Dệt may), trong chỉ tiêu sinh thái dệt của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đề cập nhiều về nồng độ pH còn tồn dư trong quần áo, kể cả quần áo cho các bé. Vải và quần áo nhập về nước cũng chưa kiểm tra về nồng độ này. pH có thể có từ quá trình sản xuất sợi vải như tẩy, tuốt hay hồ Về chất liệu vải, ông Nguyễn Sĩ Phương phân tích: Vải terylene, nilon và spandex là sợi tổng hợp được chiết xuất từ dầu mỏ, đảm bảo vệ sinh, hút ẩm và thoáng khí, tốt cho sức khoẻ của các bé. Còn sợi gai làm từ sợi nhân tạo, khả năng hút ẩm kém. "Có thể vì lý do nào đó như lợi nhuận, nhà sản xuất đã thay thế loại vải. Trẻ em mặc quần áo loại vải này sẽ bị ngứa, mẩn vì bị chà xát" - ông Phương cho hay. Các chuyên gia đều cho rằng, có thể giảm bớt nồng độ pH ở quần áo bằng cách ngâm kỹ vào nước sau đó giặt sạch trước khi mặc. "pH là chất tan trong nước, vì thế ngâm lâu sẽ giảm được nồng độ" - PGS Thung cho hay. Nhãn một đằng, chất lượng một nẻo Thông tin được các phương tiện truyền thông trích nguồn từ Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, nhiều lô quần áo trẻ em có chỉ số pH cao hơn 8,7 trong khi hạn mức tiêu chuẩn là 7,5 pH. Có lô hàng quần áo được ghi ngoài nhãn mác làm từ sợi terylene (sợi tổng hợp), nilon và spandex nhưng lại sử dụng sợi gai. Hàng loạt quần áo trẻ em có độ bền màu kém và sợi vải chứa các chất độc hại quá mức. Chỉ có 53,5% vải sợi may quần áo là đạt tiêu chuẩn an toàn. Khảo sát tại một số địa điểm bán nhiều quần áo trẻ em tại Hà Nội cho thấy, nguồn hàng chủ yếu là từ Trung Quốc, nhiều loại quần áo không có chỉ số hay ký hiệu về độ an toàn. "Hầu hết các mẹ đều chọn kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ, ít khi chú ý đến chất liệu vải, nhãn mác hay hóa chất có trong quần áo cho con" -chị Nguyễn Thùy Trang (cửa hàng Baby Star, Sơn Tây, Hà Nội) cho hay. Theo KH & ĐS Đồ dùng, thời trang Tài liệu > Góc mẹ > Đồ dùng, thời trang Tràn lan đồ chơi chưa có dấu quy chuẩn an toàn Đến thời điểm này, thị trường đồ chơi vẫn tràn ngập hàng Trung Quốc không rõ nguồn gốc và chẳng hề có dấu hợp quy, dù theo quy định mới, từ 15/4, đồ chơi trẻ em phải đóng dấu an toàn mới được bán. [...]... hợp chuẩn cho sản phẩm đồ chơi khi bày bán cho người dân Ảnh: Thiên Chương Trên đường Ngô Nhân Tịnh, quận 6, nơi chuyên bán sỉ đồ chơi với hàng chục cửa hàng kinh doanh mặt hàng này, tất cả các chủ cửa hàng đều cho biết chưa biết thông tin kinh doanh đồ chơi phải gắn dấu hợp chuẩn an toàn Tại đây, ngoài vài món đồ chơi nhựa được sản xuất trong nước (chưa dán quy chuẩn an toàn) thì hơn 80% đồ chơi còn... khẩu mang mẫu đồ chơi trẻ em đến Trung tâm 3 để kiểm nghiệm và chứng nhận hợp quy Tuy nhiên số lượng chưa nhiều Giải thích lý do khiến phần lớn đồ chơi trên thị trường chưa dán dấu đạt chuẩn an toàn, ông Hoàng Lâm, cho rằng, có thể do trước ngày quy định được ban hành thì số đồ chơi này đã có mặt ngoài thị trường Đại diện Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cũng cho biết, gần 90% đồ chơi. .. phải có tem ngay Vì vậy, việc trên thị trường vẫn tràn lan các loại đồ chơi chưa có tem là chuyện đương nhiên Ông Vinh cũng cho biết, hiện Tổng cục đang trình Bộ phương án chuyển đổi cho số đồ chơi này, để trong vòng 3-6 tháng nữa sẽ phải chuyển đổi hết Theo đó, những đồ chơi đang lưu thông trên thị trường mà chưa có tem chuẩn, với đồ chơi dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, nếu kiểm tra có hồ sơ nhập khẩu... họ vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ cơ quan chức năng cũng như những nhà nhập khẩu đồ chơi Đại diện công ty TNHH Tân Thuận Đức, đơn vị chuyên nhập khẩu đồ chơi bằng gỗ cho biết, từ tháng 4 năm ngoái họ đã biết có quy định đồ chơi phải được gắn dấu chứng nhận an toàn mới được bán trên thị trường Nhưng cho đến giờ họ vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn thực hiện từ cơ quan chức năng Theo vị đại diện này, ngay... nước nhập khẩu thì không khó, nhưng đối với đồ chơi Trung Quốc trôi nổi thì không thể, trong khi lượng đồ chơi loại này lại chiếm số đông", chị Tuyết, chủ một cửa hiệu đồ chơi trên đường Ngô Nhân Tịnh nói Anh Hoàng, người có hai cửa hiệu đồ chơi trẻ em một ở quận 6, một ở quận 3, thừa nhận, vẫn biết kinh doanh hàng không có nguồn gốc là vi phạm nhưng loại đồ chơi Trung Quốc giá rẻ, nhập vào Việt Nam... của các cửa hàng đồ chơi Tại Hà Nội, khảo sát một loạt các cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can, Chả Cá, Đội Cấn cho thấy đủ loại đồ chơi được bày bán, từ hàng nhập ngoại đến sản xuất trong nước nhưng đều không được gắn dấu hợp chuẩn Trong đó đến 80% là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc Nhiều chủ cửa hàng ở đây cho biết, đã nghe thông tin về việc phải dán tem đối với sản phẩm đồ chơi từ năm ngoái...Theo chuẩn, đồ chơi trẻ em dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu, chỉ được bán khi đã được gắn dấu hợp chuẩn chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về độ pH, hàm lượng độc tố formaldehyt, về độ an toàn điện đối với trò chơi có dùng pin Tại TP HCM, sáng 17/4, ngoài đồ chơi do các hãng nhập khẩu chính thức còn lại tất cả đều không có dấu chứng nhận đạt chuẩn an toàn Đồ chơi có xuất xứ từ Trung... 90% đồ chơi trẻ em trên thị trường là hàng nhập khẩu chưa qua kiểm tra, chính vì thế để tạo được môi trường kinh doanh đồ chơi trong sạch thì cơ quan quản lý thị trường giữ vai trò quyết định Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, theo quy định từ 15/4 những đồ chơi có dấu hợp quy mới được bày bán, vì vậy, số đồ chơi đã tồn... các loại đồ chơi cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên, trước đây không có quy định cụ thể, thì sẽ được giao cho các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thống kê, kiểm nghiệm, nếu đạt yêu cầu sẽ đạt dán dấu, còn không hợp cũng giao cho chi cục quản lý thị trường xử lý Theo ông Vinh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về quy định mới, đồng thời... công ty đã mang sản phẩm đến Trung tâm kiểm định 1 để được gắn dấu hợp chuẩn mà không được vì không có văn bản hướng dẫn Ngoài ra, cũng theo bà vì quy định mới này yêu cầu kiểm nghiệm rất nhiều đặc tính nên có thể trong thời gian tới giá đồ chơi sẽ tăng 5-10%, thậm chí là 30% Ông Hoàng Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cũng cho biết, gần đây đã có một số doanh nghiệp . Bột nặn - Đồ chơi an toàn mẹ làm cho bé! Lựa chọn đồ chơi cho con là một việc khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ, làm sao chọn cho con được món đồ chơi lành mạnh, an toàn, có thể. đều cho biết chưa biết thông tin kinh doanh đồ chơi phải gắn dấu hợp chuẩn an toàn. Tại đây, ngoài vài món đồ chơi nhựa được sản xuất trong nước (chưa dán quy chuẩn an toàn) thì hơn 80% đồ chơi. có thể kiểm tra được. Theo Afamily Đồ dùng, thời trang Tài liệu > Góc mẹ > Đồ dùng, thời trang Đồ chơi nhựa nguy hiểm không? Đồ chơi an toàn là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ.

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w