1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cây tre Việt Nam

8 4,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Mỗi câu đúng được 0,25đ Phần tự luận: Câu 12đ: Nêu hoàn thiện ý nghĩa Văn bản Buổi học cuối cùng: qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đón

Trang 1

Tuần 25

A Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Củng cố kiến thức về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học

- Rèn luyện kĩ năng, thái độ nghiêm túc khi làm bài

B Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Ra đề + Đáp án

2 Học sinh: Ôân tập các Văn bản đã học từ đầu HK II – lớp 6

C Tiến trình hoạt động:

1.Ổn định

2 Phát đề: Có đề bài kèm theo cho HS

PHẦNTRẮC NGHIỆM (3đ)

I Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất (1,5đ)

Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được là từ đâu?

a Từ chị Cốc b Từ cái chết của Dế Choắt

c Từ Dế Choắt d Từ những tháng ngày sống độc lập

Câu 2: Câu văn: “Hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”

nằm trong văn bản:

a Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) b Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

c Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) d Vượt thác (Võ Quảng)

Câu 3: Trong truyện Bức tranh của em gái tôi, nhân vật người anh trai có tâm trạng gì khi

đứng trước bức tranh đoạt giải của cô em gái?

a Bất ngờ, ngạc nhiên, hãnh diện B Ngạc nhiên, xấu hổ

c Hãnh diện, thoả mãn d Ngạc nhên, hãnh diện, xấu hổ

Câu 4: Vị trí quan sát và miêu tả của Võ Quảng trong văn bản Vượt thác là:

a Đứng trên bờ nhìn thuyền vượt thác b Đứng ở chân thác để quan sát

c Ngồi trên thuyền cùng tham gia vượt thác d Từ trên máy bay nhìn xuống

Câu 5: Văn bản nào sau đây sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá nhất?

a Bài học đường đời đầu tiên b Vượt thác

c Sông nước Cà Mau d Buổi học cuối cùng

Câu 6: Nhà văn An – phông – xơ Đô – đê là người nước nào?

II Em hãy điền chữ Đ ( đúng ) hoặc chữ S (sai) vào ô vuông thích hợp(1đ)

1 Nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là thầy Ha – men và Phrăng.

2 Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng ngôi kể thứ 3

3 Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là của nhà thơ Tố Hữu.

4 Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ truyện Đất rừng phương Nam

III Điền các cụm từ thích hợp để hoàn thiện ý nghĩa các câu sau (0,5 đ)

1 Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp………

2 Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi là cô bé có………

PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

Trang 2

Câu 1 (2đ): Nêu ý nghĩa truyện Buổi học cuối cùng của nhà văn An – phông – xơ Đô - đê Câu 2 (2đ): Chép thuộc lòng năm khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Câu 3 (3đ): Viết đoạn văn ngắn (5 -> 7 câu )trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau từ văn

bản Sông nước Cà Mau đã học.

3 Theo dõi HS làm bài

4 Thu bài

5 Hướng dẫn về nhà: Soạn bài: Lượm.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm (3đ)

I 1 c; 2b; 3d; 4c; 5a; 6c (Mỗi câu đúng được 0,25đ)

II 1Đ; 2S; 3S; 4Đ (Mỗi câu đúng được 0,25đ)

III 1 Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã

2 Tài năng hội hoạ, hồn nhiên, có tấm lòng nhân hậu, độ luợng

(Mỗi câu đúng được 0,25đ)

Phần tự luận:

Câu 1(2đ): Nêu hoàn thiện ý nghĩa Văn bản Buổi học cuối cùng: qua câu chuyện buổi

học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha – men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiên cụ thể là tình yêu

tiếng nói của dân tộc mình và nêu chân lí: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”

Câu 2(2đ): Chép đúng, đủ 5 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Nhà thơ

Minh Huệ Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25đ

Câu 3(3đ):

- Hình thức: Đoạn văn 5 -> 7 câu, trình bày rõ ràng, không sai lỗi chính tả (1đ)

- Nội dung: Cảm nhận được nét trù phú, rộng lớn, đầy sức sống hoang dã của vùng sông nước Cà Mau và nêu được cảm nghĩ của bản thân về vùng Cà Mau – cực Nam của Tổ quốc (2đ)

Trang 3

Tuần 25

VIẾT Ở NHÀ

NS: 03/3/08 ND: 05/3/08

A Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm một lần nữa lí thuyết văn miêu tả

- Luyện kĩ năng nhận xét, sửa chửa bài làm của mình, của bạn

B Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Chấm bài, hệ thống các lỗi mắc phải ở bài làm của HS

2 Học sinh: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài

C Tiến trình hoạt động:

1.Ổn định

2 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3 Bài mới:

GV cho HS nhắc lại đề bài

GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và dàn bài

? Đề yêu cầu gì về nội dung và kiểu bài?

- Nội dung: Cảnh đêm trăng

- Kiểu bài: Miêu tả

Cách viết: Trình bày theo trình tự hợp lí, rõ ràng

GV cho HS lập dàn ý cho bài văn này

GV GV sửa chữa, trao đổi với HS những sai sót

trong việc xây dựng dàn ý GV chú ý rèn kĩ năng

lập dàn ý cho HS

? Mở bài chúng ta cần giới thiệu gì?

Không gian, thời gian ngắm trăng

? Chúng ta cần miêu tả gì trong phần thân bài?

? Trình tự miêu tả?

? Viết kết bài như thế nào?

Nêu cảm nghĩ về đêm trăng

GV đưa ra nhận xét chung về bài làm của HS sau

đó treo bảng phụ hệ thống lỗi HS thường mắc phải

và hướng dẫn HS sửc lỗi

I Đề bài:

Tả lại một đêm trăng đẹp ở quê em

II Xây dựng dàn ý:

1 Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian

ngắm trăng

2 Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể đêm

trăng

- Bầu trời, vầng trăng, cây cối

- Nhà cửa, đường làng, ngõ phố

- Trình tự miêu tả: Khi trời vừa tối -> Tối hẳn -> Trong đêm -> Về khuya

3 Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đêm trăng.

III Nhận xét chung:

IV Sửa lỗi

6A1

- Phần lớn HS biết cách làm bài văn tả cảnh,

nắm được nội dung, yêu cầu của đề bài

- Biết cách viết theo trình tự, nhiều HS biết

vận dụng sự quan sát, tưởng tượng, so sánh rất

sáng tạo và độc đáo, viết những câu văn hay

như: Thư, Loan, Hương, Phước

- Có ý thức đầu tư vào bài làm

- Có nhiều điểm tốt: Thư, Phước, Loan, Hương,

Trang, Ngọc

- Một số em viết còn thiên về kể lể (Sang, Cốm, Chi…)

- Viết hoa tuý tiện, sai lỗi chính tả nhiều (Tuấn Tuyền )

- Bài viết quá sơ sài, chưa đầu tư, cẩu thả ( Tuấn, Tuyền…)

- Viết lủng củng (T Ngân, Linh, Trang)

- Một số em không nộp bài (Phê bình)

Trang 4

- Nhiều em xác định được yêu cầu của đề bài

- Có một số em làm bài tốt: Tâm, Vân, Lan

- Nhiều em nộp bài đứng hạn

- Có ý thức làm bài, có sự đầu tư vào bài làm

- Biết sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí

- Một số em làm bài quá cẩu thả, rát

sơ sài, chưa có sự cố gắng (Hậu, Hen, Tiến…)

- Một số em chưa nộp bài, không có lí

do chính đáng

- Một số bài làm không tập trung, thiên về kể lể (Phạm, Phượng, N Anh, Lợi )

6A3

- Nhiều em có ý thức làm bài, có sự đầu tư vào

bài làm

- Biết xây dựng bố cục và sắp xếp các chi tiết

một cách hợp lí

- Nhiều em xác định được yêu cầu của đề bài

- Có một số em làm bài tốt: Ngô Hai, My,

Mến, Bảo

- Một số em không nộp bài

- Một số bài làm đối phó, không có sự tập trung đầu tư

- Một số bài làm lan man, lủng củng ()

Chính tả Dập dờn, chò chơi, sung quanh, xuốg,vạch vạch, … Rập rờn, trò chơi, xung quanh, xuống,vành vạnh

Dùng từ

- Anh thanh niên mạnh khỏe và can đảm…

- Aùnh trăng vàng tươi

- Không nên dùng từ can đảm

- Vàng dịu nhẹ

Câu

- Dưới ánh trăng vằng vặc của đêm phá cỗ

- Khi những đàn mây kéo đến Trăng lên

- Mới chỉ có TP Trạng ngữ, câu chua đầy đủ

- Câu thiếu thành phần chính,

Diễn đạt

- Hôm đó là mồng 1

- Mồng 5 trăng sáng vằng vặc

- Đêm ba mươi tết, đêm giao thừa

- Mồng một trăng chưa lên

- Trăng chỉ tròn và sáng vào ngày rằm

• GV phát bài để HS đọc lại và rút kinh nghiệm về bài làm của mình

• GV gọi điểm

KẾT QUẢ

6A1

6A2

6A3

4 Hướng dẫn về nhà:

- Ôân tập về văn miêu tả

- Chăm chỉ học tập để bài viết TLV sau đạt kết quả cao hơn

5 Rút kinh nghiệm:

Trang 5

Tuần 25

Tố Hữu

NS: 03/3/08 ND: 07/3/08

A Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật

- Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm

B Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Chân dung, tiểu sử nhà thơ Tố Hữu, bảng phụ

2 Học sinh: Soạn bài

C Tiến trình hoạt động:

1.Ổn định

2 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3 Bài mới:

GV mời HS đọc chú thích SGK để tìm hiểu về tác giả,

tác phẩm

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- HS chú ý vào phần chú thích trả lời GV treo chân

dung Tố Hữu, giới thiêu thêm đôi nét về ông

? Nêu hiểu biết của em hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản

Hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp, giọng điệu thích hợp với

từng khổ Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc

? Bài thơ này được viết theo thể thơ nào? Cách ngắt

nhịp ra sao? Thơ 4 chữ, nhịp 2/2.

? Phương thức biểu đạt của văn bản này làgì?

Tự sự kết hợp miêu tả

? Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào?

Bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy

phân tích đoạn cho bài thơ?

- Bố cục: 3 phần:

+/ Từ đầu -> “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong

cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu

+/ TT -> “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện về chuyến

đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

+/ Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

GV hướng dẫn HS phân tích dựa theo bố cục 3 phần

? Chú bé Lượm và nhà thơ gặp gỡ nhau trong hoàn

cảnh nào? Lượm được nhà thơ miêu tả như thế nào về

hình dáng, trang phục, cử chỉ trong công việc?

GV cho HS thảo luận nhóm 2’ Tìm những từ ngữ, hình

ảnh miêu tả chú bé Lượm về hình dáng, trang phục, cử

chỉ, lời nói và công việc GV ghi bảng ghi các chi tiết

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác

I Giới thiệu chung

1 Tác giả: (1920 - 2002)

2 Tác phẩm: SGK

II Đọc – hiểu văn bản

1 Đọc – tìm hiểu chú thích

(SGK)

2 Bố cục:

3 Phân tích:

*Hoàn cảnh gặp gỡ:

-Hoàn cảnh: Ngày Huế đổ máu -Địa điểm: Hàng Bè

a.Hình ảnh Lượm trong buổi đầu gặp gỡ:

- Hình dáng: loắt choắt Như con chim chích -Trang phục: Cái xắc xinh xinh

Ca lô đội lệch

Trang 6

giả? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Từ ngữ gợi hình ảnh, sử dụng nhiều từ láy

? Với cách miêu tả trên của tác giả, em thấy chú bé

Lượm là một chú bé như thế nào?

GV cho HS quan sát chân dung chú bé Lươm (phóng

to)và bình nâng cao:Bằng những từ ngữ gợi hình ảnh,

cách so sánh giản dị, tác giả giúp ta hình dung cả dáng

điệu và hoàn cảnh của chú bé đi liên lạc mà cũng như

đi học hàng ngày

? Chuyến liên lạc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thái

độ và hành động của Lượm trong lần liên lạc ấy là gì?

? Tác giả sử dụng từ loại gì? Động từ mạnh.

? Em có nhận xét gì về hành động của chú bé Lượm?

Dũng cảm, gan dạ

? Trong đoạn này có những câu thơ được cấu tạo đặc

biệt Em hãy tìm những câu thơ, khổ thơ ấy Nêu tác

dụng của nó trong việc biểu lộ cảm xúc của tác giả?

- Dùng những câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện sự

cảm phục về sự hi sinh cao cả, thiêng liêng như một

thiên thần bé nhỏ

?Với cách miêu tả trên của tác giả em thấy Lượm là

một chú bé như thế nào? Dũng cảm, hi sinh cao cả

? “Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt gần cuối bài thơ

như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm.

Vì sao sau câu hỏi đó lại được tác giả lặp lại hai khổ

đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

?Qua đó, em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả của

nhân dân?

? Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng

nhiều từ xưng hô khác nhau Em hãy tìm và phân tích

tác dụng của các cách gọi ấy với việc biểu lộ tình cảm

của tác giả? Hs thảo luận và đưa ra ý kiến, GV giải

thích

? Em cảm nhận đựoc gì sau khi học xong bài thơ?

? Khái quát những nghệ thuật độc đáo mà tác giả sử

dụng trong bài? HS phát biểu, rút ra ghi nhớ.

Còn thời gian, GV cho HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm

bài thơ

-Cử chỉ: …chân thoăn thoắt …đầu nghênh nghênh … mồm huýt sáo …nhảy trên đường vàng … cười híp mí

- Lời nói và công việc : Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à, thích hơn ở nhà

 Từ ngữ gợi hình, so sánh, từ láy

=> Hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh say mê tham gia công tác kháng chiến

b Hình ảnh Lượm trong chiến đấu hy sinh

Ra thế Lượm ơi !

-> Sự đau xót đột ngột

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Sợ chi hiểm nghèo ?

Động từ mạnh, gợi hình ảnh

Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi Lượm ơi!

Lượm ơi còn không?

 Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, từ lặp

=> Dũng cảm, gan dạ, sự hi sinh cao cả thiêng liêng như một thiên thần bé nhỏ

c Hình ảnh Lượm sống mãi:

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt …đường vàng

-> Câu hỏi tu từ, lặp

=> Lượm vẫn còn sống mãi trong tâm trí mọi người

III Tổng kết:

Ghi nhớ ( SGK)

IV.Luyện tập :

4 Hướng dẫn về nhà: - Thuộc lòng bài thơ, nội dung nghệ thuật bài thơ

- Soạn bài: Mưa

5 Rút kinh nghiệm:

Trang 7

Tuần 25

Trần Đăng Khoa

NS: 08/3/08 ND: 11/3/08

A Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ

- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ Đặc biệt là phép nhân hoá

B Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Chân dung, tiểu sử nhà thơ Tố Hữu, bảng phụ

2 Học sinh: Soạn bài

C Tiến trình hoạt động:

1.Ổn định

2 Kiểm tra bài cũ:

+ Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm của Tố Hữu

+ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Trình bày đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm

3 Bài mới:

GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Trần

Đăng Khoa

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

GV cho HS xem chân dung nhà thơ

? Bài thơ được sáng tác vào năm nào?

GV hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu văn bản

GV lưu ý cho HS về giọng đọc, đọc mẫu cho HS một

lượt Gọi 2 HS đọc lại bài thơ

?Nhận xét về số chữ trong các dòng thơ và nhịp điệu

của bài thơ có gì đặc biệt? Nêu tác dụng đối với việc

thể hiện nội dung?

Sử dụng thơ tự do với những câu thơ ngắn

? Nhận xét trình tự miêu tả của bài thơ? Theo trình tự

thời gian

? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? vùng nào?

?Cơn mưa được miêu tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa

và lúc đang mưa Dựa vào thứ tự miêu tả Em hãy tìm

bố cục của bài thơ?

- Từ đầu đến đầu tròn trọc lốc: quang cảnh lúc sắp

mưa

- Tiếp đến cây lá hả hê :cảnh trong cơn mưa.

- Còn lại: Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của

mưa

GV hướng dẫn HS phân tích bài thơ này Cho HS thảo

luận các câu hỏi trong SGK Tìm hiểu quang cảnh lúc

trời sắp mưa và trong con mưa, cảnh sinh hoạt của con

người HS thảo luận trong 5’ Sau đó trình bày, các

I Giới thiệu chung

1 Tác giả:

2 Tác phẩm:

II Đọc hiểu văn bản

1 Đọc – tìm hiểu chú thích

2 Bố cục:

- Từ đầu đến đầu tròn trọc lốc: quang

cảnh lúc sắp mưa

- Tiếp đến cây lá hả hê :cảnh trong

cơn mưa

- Còn lại: Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của mưa

4 Phân tích:

a Quang cảnh lúc sắp mưa và trong cơn mưa.

-Những con mối…

Trang 8

nhóm khác bổ sung, GV nhận xét đưa ra những hình

ảnh tiêu biểu và bình giảng thêm để HS có thể cảm

nhận được chi tiết nội dung và nghệ thuật bài thơ

Học sinh đọc đoạn 1 từ đầu đến đầu tròn trọc lốc

?Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, trạng thái,

hoạt động của nhiều cây cối, loài vật lúc sắp mưa và

trong cơn mưa?

?Tìm những động từ , tính từ miêu tả và nhận xét về

việc sử dụng các từ ấy?

? Đặc biệt trong đoạn này tác giả đã sử dụng rộng rãi

phép nhân hoá một cách tự nhiên, chính xác Em thống

kê các trường hợp dùng phép nhân hoá trong bài và

phân tích giá trị của chúng?

(Qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết được quan sát, cảm

nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên tinh tế rất trẻ thơ

cùng với sự tưởng tượng phong phú mạnh mẽ của tác

giả, sử dụng các động từ, tính từ phép nhân hoá)

- Em cho biết cảnh thiên nhiên hiện lên trước và trong

cơn mưa như thế nào?

-Học sinh đọc 4 dòng thơ cuối

? Hình ảnh con người hiện lên ở cuối bài thơ như thế

nào?

? Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu trưng cho tư thế, sức

mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong

hình ảnh bên?

- Hình ảnh người cha đi cày về ( Một công việc bình

thường ở làng quê VN) đã hiện lên với dáng vóc lớn

lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy

sấm chớp

? Bài thơ đã sử dụng rộng rãi phép tu từ gì? Nhân hoá

?Thể thơ ra sao? Nhịp thơ?

?Em nhận xét gì về tài năng của TĐK? Cảnh vật trứơc

và trong cơn mưa như thế nào?

Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK

? Em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh bầu trời

sắp mưa mà em từng chứng kiến

-Gà con… ẩn nấp -Ông trời… ra trận

- Cây mía múa gươm -Kiến hành quân -Lá khô…

-Cỏ gà rụng tai nghe…

-Bụi tre… gỡ tóc -Hàng bưởi… bế lũ con -Sấm ghé xuống sân khanh khách cười -Cây dừa- sải tay- bơi

-Ngọn mùng tơi -nhảy múa -…Cây lá hả hê

 Động từ, tính từ, miêu tả sử dụng phép nhân hoá

=> Trạng thái khẩn trương vội vã của cây cối, loài vật và sự dữ dội mạnh mẽ ghê gớm của vũ trụ

b Hình ảnh con người

- Bố - đi cày về

- Đội sấm

- Đội chớp

- Đội cả trời mưa…

=> Tư thế hiên ngang , sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ

III Tổng kết:

Ghi nhớ (SGK/81)

IV Luyện tập:

4 Hướng dẫn về nhà:

- Học bài thuộc lòng bài thơ

-Nắm nội dung và nghệ thuật

-Chuẩn bị bài mới Cô Tô.

5 Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w