1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phút liêu xiêu của TRUONG DINH TUYEN

4 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Phút liêu xiêu của “ông ấn tượng” (Dân trí) - Giọng nói hùng hồn với lý lẽ sắc sảo và thuyết phục, ông là người luôn làm nổ tung những cuộc tranh luận và khiến nhiều đối tác khi đàm phán phải nể phục. Ông là Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển - người “ấn tượng nhất 2006”. Báo chí đã nói quá nhiều về ông, nhưng có những góc khuất, với thơ, chắc chắn chưa ai viết! Mời Phùng Quán đến đọc thơ Từ hồi chưa biết ông, tôi đã nghe khá nhiều giai thoại về ông. Nào là khi còn là Tổng Giám đốc Petrolimex, ông đã từng mời Phùng Quán, một nhà thơ bị coi là “có vấn đề” đến đọc thơ ở cơ quan. Đây là việc làm ghê gớm bởi ở ta, cái cụm từ “có vấn đề” còn kinh khủng hơn cả HIV hay dịch hạch. “Dây” vào là chết như chơi. Thế mà dám mời đến đọc thơ ở cơ quan là ghê gớm lắm, dũng cảm lắm và cũng liều lĩnh lắm. Lại cả chuyện ông cụ thân sinh ra Bộ trưởng Tuyển. Nghe nói ông cụ là người rất thẳng thắn và cương trực. Ngày còn công tác, ông cụ ra Hà Nội họp cầm theo cả một cặp lồng cơm. Đến khi rơi đổ, còn lăn ra cả mấy quả cà. Rồi đến chuyện tiêu cực ở cơ quan Bộ Thương mại. Khi ông Thứ trưởng thường trực Mai Văn Dâu bị bắt, thấy thái độ của người đứng đầu Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển rất rõ ràng. “Ai sai, người ấy phải chịu trách nhiệm. Cứ đúng theo pháp luật mà làm”. Ông đã hơn một lần nói đại ý thế. Chỉ mấy chuyện đó, đã thấy nhân gian quan tâm đến ông như thế nào rồi. Đôi lần liêu xiêu Khi nhận xét về tướng mạo Trương Đình Tuyển, nhà thơ Hoàng Trần Cương nói rằng ông có nét gì đó tờ tợ như Tề Thiên Đại Thánh thường làm “rúng động” các cuộc tranh luận ở trong hầu hết các cuộc họp, hội nghị bởi sự sắc sảo, thẳng thắn nhưng hết sức có lý, có tình. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau “khuôn mặt teo hóp và nhàu nhĩ nỗi khổ đau” ấy lại là một chàng trai nhút nhát với một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động. Ngày ấy cách đây đã hơn 40 năm, có một chàng sinh viên thầm yêu một cô bạn cùng lớp. Tình yêu thủa học trò thiêng liêng, trong trắng và cũng đầy lãng mạn dù chỉ trong Phút "phê thơ" của Bộ trưởng Tuyển. Viết ở lâu đài Batmahan Tôi đến thăm lâu đài đá Batmahan Đọc những trang văn Trên nền đá trắng Đá vẫn vậy Suốt đời câm lặng Tôi bồi hồi nghe bao chuyện buồn vui Đã truyền đi tiếng vọng Kiếp người! Batmahan sừng sững giữa trời Pho sử đá ghi cảnh đời ngịch lý Vua khóc vợ Xây đền đài kỳ vĩ Tôi khóc người thợ đá Đá ơi! Và sông Hằng nước mắt cứ đầy vơi. tâm tưởng. Cho dến tận ngày ra trường, chàng trai ấy vẫn không một lần dám “dấu chùm hoa trong chiếc khăn tay” mà đành lặng lẽ ngậm ngùi với mối tình đơn phương. Rồi chiến tranh xảy ra, anh lên đường ra trận và cũng từ đấy, họ bặt tin nhau. Khi cuộc chiến kết thúc, cả hai đều đã lập gia đình. Thế rồi một buổi chiều cuối năm 1979, bất ngờ họ gặp lại nhau trên bến xe buýt, và cả hai quyết định cùng xuống xe để hàn huyên sau bao năm xa cách. Tối hôm đó, họ lang thang trên các phố phường Hà Nội và chị đã thú nhận rằng ngày ấy, chị rất yêu anh, chỉ chờ đợi anh ngỏ lời, không hiểu sao anh cứ im lặng. Anh đã bần thần trước lời thú nhận của chị. Trước phút chia tay, anh chỉ dám nhẹ nhàng hôn lên mái tóc chị. Cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh nhưng khiến anh rất xúc động. Suốt đêm ấy, anh trằn trọc và gần sáng thì vuột dậy làm thơ. Bài thơ ấy được viết liền một mạch, không hề sửa chữa và cho đến bây giờ vẫn chưa đặt tên. Tuổi hai mươi đôi môi đỏ mọng Em trao cho ai những chiếc hôn đầu Dẫu rất yêu em Anh chỉ được hôn lên mái tóc Cái e ấp này chẳng tại anh đâu Hương nước gội thơm từng nỗi nhớ Những năm tháng Có phải đất quê mình Sâu nghĩa nặng tình Nên chi màu mỡ Lọc nước trong gội tóc em xinh Em mang hình ai Lung linh đôi mắt Em cười cho ai Rạng ngời khuôn mặt Chẳng có anh đâu Trong khúc tâm tình Ngay cả mái tóc xanh này cũng chẳng trọn cho anh Sóng gợn lòng em Đau từng cơn tóc Mang nỗi buồn riêng Tóc vợi dần đi Để được buồn vui cũng chịu mùa tóc rụng Tóc phải chuyển màu cho em nghĩ suy Gặp lại em rồi Hôn lên mái tóc áp môi tìm hơi ấm những ngày xa Năm tháng trôi đi Em đã tới cho biết trời đất lạ Anh vẫn nhận ra hương nước gội quê nhà Thương sâu nhất là tình thương mái tóc Thân mảnh mai chịu mưa dập nắng dồn Sao lại nỡ tính sợi còn, sợi mất Trên mái tóc này Anh đã ghé môi hôn. Câu chuyện này được chính Trương Đình Tuyển kể lại vào một buổi chiều cuối năm Hà Nội. - Bác vốn cũng là người “oai hùng” lắm cơ mà? - Tôi hỏi. - Thì thế. Trong tất cả các lĩnh vực, mình đều mạnh dạn nhưng trong chuyện tình yêu, mình lại rất nhát. Mọi cái còn có thể đo đạc, tính toán và còn đặt quyết tâm được chứ trong tình yêu thì chịu vì nó chẳng bao giờ phụ thuộc vào ý chí chủ quan nên không biết thành hay bại. Mà mình là người rất sợ thất bại. Đấy là điểm yếu của mình. Nhà thơ nghiệp dư bậc cao Giống như trên diễn đàn Quốc hội hay tại các cuộc đấu lý ở WTO, Trương Đình Tuyển đọc thơ cũng hào hứng như khi tranh luận. Vẫn cái chất giọng riết róng và hào hứng, không giấy bút sổ sách, với trí nhớ phi thường, ông có thể đọc liền một mạch hàng chục bài thơ của mình làm từ nửa thế kỉ trước mà không sai một chữ. Ông nhắm mắt, vung tay, lắc lắc cái đầu và thổn thức thả hồn theo tứ thơ. Có khác chăng khi tranh luận ông sắc sảo thì trong thơ, ông lại nhẹ nhàng và ý nhị. 1. Thế là quen biết em Thế là miên man nhớ Em đằm thắm dịu êm Lòng anh là ngọn lửa 2. Đất làm ta cách trở Giữa mùa xuân tươi xanh Trời đưa ta gặp gỡ Trong mùa thu mát lành 3. Vụng về và chậm muộn Sao cứ nhiều đam mê Thu có còn đủ nắmg Cho xôn xao mùa về Thực tình, có lẽ ít ai nghĩ Trương Đình Tuyển là nhà thơ và cũng chẳng bao giờ ông cho mình là nhà thơ. Đã hơn một lần ông bảo, “mình là nhà thơ nghiệp dư bậc cao”. Vì vậy, việc phán xét thơ ông là điều hết sức vớ vẩn. Thế nhưng khi nghe bài thơ dưới dây của ông, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người sành thơ có tiếng cũng phải thốt lên rằng Trương Đình Tuyển làm thơ rất chuyên nghiệp. Và những câu thơ như: “Thu có còn đủ nắng - Cho xôn xao mùa về” thì không phải nhà thơ chuyên nghiệp nào cũng làm được, nhất là chữ “đủ nắng” vừa mới, vừa lạ. Trương Đình Tuyển tâm sự rằng khi về hưu sẽ in một tập thơ gồm ba phần. Phần một là với mọi người, tức là loại thơ “thời sự - xã hội”. Phần hai là với một người. Phần thứ ba là với mình. Xin kết phần viết về Bộ trưởng Trương Đình Tuyển bằng câu thơ ông viết cho mình: Không đa mang cũng phong trần Không đam mê cũng đôi lần liêu xiêu Nhớ buổi gặp ông lần đầu ở nhà ông Hùng (Hồ Xuân Hùng - Phó ban cải cách doanh nghiệp), ông đang say sưa đọc thơ cho chúng tôi nghe và câu chuyện đang vào hồi hấp dẫn thì bỗng chuông điện thoại reo. Ông nhổm lên bảo chắc lại bà xã gọi. Và quả nhiên đúng. Đã đến giờ “cô giáo A - vợ ông” điểm danh. Rồi ông lắc đầu: “Mình bây giờ thuốc lá, bia rượu đều bị cấm. Đi đâu một lát là vợ gọi về ngay”. Té ra sợ vợ là một thuộc tính của đàn ông. Và hình như sự sợ vợ luôn tỉ lệ thuận với chức tước. Chuyện đời vui thật! Bùi Hoàng Tám . Phút liêu xiêu của “ông ấn tượng” (Dân trí) - Giọng nói hùng hồn với lý lẽ sắc sảo và thuyết phục, ông. nói đại ý thế. Chỉ mấy chuyện đó, đã thấy nhân gian quan tâm đến ông như thế nào rồi. Đôi lần liêu xiêu Khi nhận xét về tướng mạo Trương Đình Tuyển, nhà thơ Hoàng Trần Cương nói rằng ông có nét. Tình yêu thủa học trò thiêng liêng, trong trắng và cũng đầy lãng mạn dù chỉ trong Phút "phê thơ" của Bộ trưởng Tuyển. Viết ở lâu đài Batmahan Tôi đến thăm lâu đài đá Batmahan Đọc

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w