Nguy cơ ung thư gan và cách phòng ngừa Ung thư gan – căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người. Tại Việt Nam, đa số bệnh nhân thường đến bệnh viện khi bệnh ở giai đoạn cuối, nên rất khó cứu chữa. Điều này được lý giải do người dân nhận thức kém trong việc phòng ngừa cũng như thực hiện khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Ung thư gan – Đâu là nguyên nhân chính? Cho đến nay ung thư gan vẫn còn là câu hỏi gây đau đầu cho các nhà khoa học. Tuy có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này, nhưng cho đến nay các nhà khoa học chỉ có thể xác định một số nguy cơ sau đây có thể dẫn đến bệnh: Tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan B cũng là một trong những phương pháp phòng chống ung thư gan – Ảnh minh họa. - Viêm gan siêu vi B và C có thể coi là một trong những nguy cơ chính dẫn đến bệnh ung thư gan. Hơn 70% số người mắc bệnh ung thư gan có tiền sử nhiễm virus viêm gan B và C. Biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan thường rất chậm, khoảng 20 năm, khiến nhiều người hoàn toàn không chú ý. Viêm gan chủ yếu lây qua đường truyền máu, đường tình dục hoặc mẹ truyền sang con. Hiện tại hơn 70% dân số Việt Nam nhiễm viêm gan siêu vi B và siêu vi C. Phần lớn người bệnh không hề biết mình mang trong người loại virus này do không thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, cũng như không chú ý đến việc tiêm phòng. - Một yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh ung thư gan là xơ gan. Uống nhiều rượu, ăn nhiều dầu mỡ, và các bệnh về gan là các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ gan. Các tế bào gan lành bị các mô xơ thay thế. Tuy nhiên, số bệnh nhân xơ gan biến chứng thành ung thư gan chỉ chiếm khoảng 5%. - Ngoài ra, chất độc Aflatoxin có trong những loại ngũ cốc bị nấm mốc cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư gan. Ung thư gan chữa trị như thế nào? Hiện tại có một số phương pháp chữa trị bệnh ung thư gan như: phẫu thuật, phương pháp hoá dầu thuyên tắc mạch (TACE), đốt khối u bằng sóng radio can tần (RFA). Ngoài các phương pháp kể trên, Công ty Bayer của Đức vừa phát minh một loại thuốc mới Sorafenib là dược chất đầu tiên được FDA (Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ) và EMEA (Hội đồng thuốc châu Âu) thông qua cho chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển với tên thương mại là Nexavar. Cơ chế hoạt động “nhắm trúng đích” của Sorafenib đã được chứng minh lâm sàng làm trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh một cách đáng kể, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, với các tác dụng phụ có thể xử trí được. Chính vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng Sorafenib song song với các phương pháp điều trị khác với mục đích kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc sau TACE nhằm ngăn ngừa tái phát, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Ung thư gan – phòng bệnh hơn chữa bệnh Phòng bệnh là việc hết sức cần thiết. Một số biện pháp có thể phòng bệnh ung thư gan như: tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan B (chưa có vaccine phòng chống viêm gan C), hạn chế rượu bia, thức ăn có hàm lượng chất béo cao, cũng như không sử dụng các thực phẩm ngũ cốc bị nấm mốc và điều chỉnh phong cách sống lành mạnh. Ngoài ra, chúng ta cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnh về gan và đặc biệt là ung thư gan. Có như vậy thì những phương pháp điều trị mới có tác dụng kịp thời, và hiệu quả, tránh được việc di căn qua các bộ phận khác. Trị viêm gan bằng cây cỏ quanh nhà Cây chó đẻ, nhân trần… là những vị thuốc quý dễ tìm mà lại rẻ tiền, có thể giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh viêm gan. Viêm gan là một trong những căn bệnh được đông y đề cập đến từ hàng nghìn năm nay trong phạm vi các chứng bệnh như hoàng đản, cấp hoàng, hiếp thống, tích tụ… Các bài thuốc mang tính kinh điển và kho tàng kinh nghiệm dân gian điều trị viêm gan với cây cỏ quen thuộc quanh nhà, quanh vườn cũng hết sức phong phú. Bên cạnh các vị thuốc nổi tiếng như nhân trần, chi tử… đã từng được biết đến và nghiên cứu khá sâu, còn rất nhiều những cây cỏ quen thuộc với đời sống hàng ngày được dùng để phòng chống viêm gan như chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), bồ công anh, cỏ tím (tử hoa địa đinh), cỏ lưỡi rắn (bạch hoa xà thiệt thảo), cỏ roi ngựa (mã tiên thảo), thài lài tía, rễ cỏ tranh, sắn dây, phèn đen, bản lam căn, cối xay, kim tiền thảo, rễ bươm bướm, rau má, rễ lúa nếp, rễ cây bông, rễ và quả dứa dại, cành liễu, hạt mã đề (xa tiền tử), hạt gấc, hạt cải củ, nghệ đen, râu ngô… Các thảo dược này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tạo thành những bài thuốc rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở một mức độ nhất định. Xin giới thiệu một số bài thuốc phổ biến, dễ làm, có hiệu quả để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Cây nhân trần đã được khoa học chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan. - Chó đẻ răng cưa 20 – 40g sắc với 600ml nước lấy 200ml, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà. - Nhân trần 60g, đại táo 250g, đậu xanh 125g, sắc uống hàng ngày. - Rễ lúa nếp 100 – 150g cắt vụn, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày. - Cành và lá liễu tươi 60g sắc với 1 lít nước lấy 300ml, chia uống vài lần trong ngày. - Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g. Nấu đậu đỏ và ý dĩ thành cháo rồi cho bột bạch linh vào quấy đều, chế thêm một chút đường trắng, chia ăn hai lần trong ngày. - Tử hoa địa đinh 30g tán bột, mỗi ngày uống 9g với nước ấm. - Nhân trần bốn phần, hạt dành dành (chi tử) hai phần, lá mơ lông hai phần, bông mã đề hai phần. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g, hãm uống thay trà. - Cỏ roi ngựa 60g, sắc uống hàng ngày. - Nhân trần 30g, cúc hoa 15g, hãm uống thay trà. - Râu ngô, kim tiền thảo, nhân trần, mỗi thứ 9g, sắc hoặc hãm uống. - Rễ cây bông bảy cái sắc lấy nước chia uống hai lần trong ngày. - Ngọn bầu non 50g đem nấu với củ cải và đậu phụ làm canh ăn. - Cỏ lưỡi rắn 500g, nhân trần 150g, cam thảo sống 50g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 60g, hãm uống thay trà. - Nhân trần 150g, hạt dành dành sao đen 90g, vỏ quýt khô 70g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 30g, hãm uống thay trà. - Rễ cỏ tranh 400g, nhân trần 150g, bán biên liên 300g. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 50g, hãm uống thay trà. - Ngũ vị tử tán vụn 100g, mỗi ngày uống 5g với nước ấm. Cây chó đẻ cũng có tác dụng điều trị hiệu quả viêm gan Cho đến nay, một số cây cỏ nêu trên đã được khoa học hiện đại nghiên cứu chứng minh tác dụng trị liệu bệnh viêm gan trên thực nghiệm và lâm sàng. Ví như, nhân trần có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virút viêm gan, lợi mật, bảo hộ tế bào gan, tiêu viêm giải nhiệt, lợi niệu, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể; cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, diệt nấm, bảo hộ tế bào gan và ức chế virút viêm gan B. Một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ trên 37 người mang virút viêm gan B với liều 200mg trong 30 ngày cho thấy có 22 người (59%) đã mất kháng nguyên bề mặt HBsAg của viêm gan B khi xét nghiệm ở ngày 15 – 20 và sau khi kết thúc liệu trình điều trị… Điều đó cho thấy, việc sử dụng cây cỏ theo kinh nghiệm của đông y để phòng chống viêm gan là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có quan điểm thực sự cầu thị, nghiêm túc tiến hành khảo sát nghiên cứu, để từ đó đưa ra những sản phẩm có giá trị giúp cho quá trình phòng trị bệnh viêm gan có hiệu quả và đảm bảo an toàn . một trong những nguy cơ chính dẫn đến bệnh ung thư gan. Hơn 70% số người mắc bệnh ung thư gan có tiền sử nhiễm virus viêm gan B và C. Biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan thư ng rất chậm,. Nguy cơ ung thư gan và cách phòng ngừa Ung thư gan – căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện. một số nguy cơ sau đây có thể dẫn đến bệnh: Tiêm ngừa vaccine phòng chống viêm gan B cũng là một trong những phương pháp phòng chống ung thư gan – Ảnh minh họa. - Viêm gan siêu vi B và C