Người đem phong cách quản lý phương Tây vào Nhật Bản ppt

4 380 0
Người đem phong cách quản lý phương Tây vào Nhật Bản ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người đem phong cách quản lý phương Tây vào Nhật Bản Là cháu một trong những người sáng lập ra Canon, nhưng Fujio Mitarai đã tự tìm đường thăng tiến trong các thương vụ của hãng tại Mỹ. Xông xáo và quyết đoán, ông có quan điểm về đường lối kinh doanh khác biệt với hình mẫu truyền thống của một nhà quản lý Nhật Bản. Năm 1989, ông tỏ ra khá miễn cưỡng khi được gọi trở về Nhật Bản làm việc. Năm 1995, lúc vừa được bầu làm Chủ tịch Canon, Mitarai đã gây ra một cú sốc cho hội đồng quản trị với quyết định lập tức loại bỏ những lĩnh vực kinh doanh đang thua lỗ, bao gồm cả bộ phận chủ chốt chuyên sản xuất máy tính cá nhân. Những biện pháp mạnh tay này đã tỏ ra thích hợp với Canon. Trong khi phần lớn các tập đoàn lớn của Nhật Bản phải tập trung lo đối phó với suy thoái kinh tế thì Canon ung dung tận hưởng thành công. Kinh tế Nhật nửa cuối thế kỷ 20 thật tồi tệ. Tình hình tài chính bất ổn, suy thoái kinh tế kéo dài, sự thay đổi bất thường giá trị đồng yen cùng hàng loạt những khó khăn khác sau sự đổ vỡ của nền kinh tế "bong bóng". Trước những thử thách đó, sáng kiến đầu tiên của Fujio Mitarai là tiếp tục thúc đẩy kế hoạch toàn cầu hóa. Ông cho khởi động kế hoạch hoạt động 5 năm từ 1995-2000 với mục tiêu khuyến khích tất cả các chi nhánh của Canon trên toàn cầu phấn đấu trở thành những doanh nghiệp hàng đầu trong 5 năm cuối thế kỷ 20. Đồng thời, tập trung vào củng cố công tác quản lý, đặt các công ty thành viên vào những mục tiêu thật cụ thể và tiến hành đánh giá hoạt động của họ trên một nền tảng duy nhất; đề ra những giải pháp mới mẻ về công nghệ để tập trung vào những sản phẩm ngoài máy ảnh như các loại máy văn phòng, máy phục vụ kinh doanh, tối đa hóa hoạt động mang tính toàn cầu từ châu Mỹ, Trung Đông đến châu Âu bằng cách lập ra 3 trung tâm quản lý vùng riêng biệt Nhờ sự nhất quán này, hệ thống quản lý của Canon trở nên hiệu quả hơn, nhiều nhà máy mới lại được xây dựng, hệ thống đại lý bán lẻ được mở rộng. Sau một thời gian, cán cân thanh toán của hãng đã cân bằng trở lại. Sức mạnh tài chính và kỷ luật làm việc của hãng cũng tốt hơn. Năm 1997, chiếc máy ảnh thứ 100 triệu ra đời đúng dịp kỷ niệm 60 năm thành lập công ty. 3 năm sau, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch tại thị trường chứng khoán New York, mở ra một chương mới trong lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn. Năm 2002, doanh thu ròng của Canon đạt 240 tỷ Yên (hơn 2 tỷ USD), trong đó 75% đến từ các khu vực ngoài Nhật Bản. Tập đoàn được chia thành 195 tổ hợp nhỏ với tổng cộng hơn 21.000 nhân viên, đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu phát triển trên nền Internet, nhằm đưa các sản phẩm mang thương hiệu Canon có mặt tại mọi khu vực trên thế giới. Nhiều năm liền, Fujio Mitarai được tờ Business Week bình chọn vào danh sách 25 nhà quản lý hàng đầu thế giới. Điều này không chỉ là kết quả của việc Canon ngày một "ăn nên làm ra", trở thành một trong những tập đoàn có doanh thu lớn nhất Nhật Bản mà còn nhờ tài quản lý thực sự của Fujio Mitarai; ông luôn được giới doanh nhân Nhật Bản nể phục bởi biết kết hợp các nguyên tắc quản lý kiểu phương Tây từ hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng thương hiệu và điều hành Canon tại Mỹ và ứng dụng sáng tạo vào môi trường kinh doanh Á Đông. (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam) . Người đem phong cách quản lý phương Tây vào Nhật Bản Là cháu một trong những người sáng lập ra Canon, nhưng Fujio Mitarai đã tự tìm. thu lớn nhất Nhật Bản mà còn nhờ tài quản lý thực sự của Fujio Mitarai; ông luôn được giới doanh nhân Nhật Bản nể phục bởi biết kết hợp các nguyên tắc quản lý kiểu phương Tây từ hơn 20 năm. nhà quản lý Nhật Bản. Năm 1989, ông tỏ ra khá miễn cưỡng khi được gọi trở về Nhật Bản làm việc. Năm 1995, lúc vừa được bầu làm Chủ tịch Canon, Mitarai đã gây ra một cú sốc cho hội đồng quản

Ngày đăng: 12/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan