Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương ppt

8 403 1
Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần. Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn… Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn – nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện. Cháo ý dĩ: Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 – 20 ngày. Cháo thịt cóc: Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn. Cháo củ mài: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày. Cháo ếch: Ếch 1 con (150 – 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Cháo chim cút: Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Bột chữa cam: Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng. Gan gà hấp: Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn. Cá quả hấp: Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 – 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Lưu ý: Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng. Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ… Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ. Món ăn cho trẻ còi xương Biểu hiện khi bị bệnh còi xương, trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng… Nếu trẻ không được chữa trị, bệnh sẽ gây ra biến đổi ở xương (thóp rộng và lâu kín, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra… Trường hợp nặng để lại di chứng chuỗi hạt sườn, dô ức gà, chân vòng kiềng, chữ bát… Sau đây xin giới thiệu một số món ăn để các bà mẹ có thể chế biến cho con khi trẻ bị còi xương. Bột chân cua: chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày. Cháo cá quả. Cháo lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng gà 2 cái, gạo ngon 50g, bột gia vị vừa đủ. Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày. Cháo tôm: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng. Cháo táo tàu: Táo tàu 5 quả, hà thủ ô 15g, ngưu tất 10g, gạo 50g, đường trắng 20g. Hà thủ ô, ngưu tất ngâm rượu vang 7 ngày sau đó sấy khô tán thành bột. Gạo xay thành bột, táo tàu bỏ hạt giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Cho bột hà thủ ô, ngưu tất, bột gạo vào đun lửa nhỏ, cháo sôi cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 20 – 30 ngày. Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày). Rùa đen hấp. Rùa hấp: rùa đen 1 con (400g), hành khô 5g, gừng 2g, bột gia vị vừa đủ. Rùa đen rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng. Hành, gừng giã nhỏ cùng với bột gia vị cho vào bụng rùa, đem hấp cách thủy. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày, có thể cách 2 – 3 ngày ăn 1 ngày. . Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng và món ăn cho trẻ còi xương Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam,. ăn các loại gia vị cay nóng. Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ… Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ. Món ăn cho trẻ còi xương Biểu hiện khi bị bệnh còi xương, trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên. khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Lưu ý: Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan