1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Xây dựng và quản lý dự án: Dự ân sxaay dựng và phát triển các tổ sản xuất pps

18 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trình độ người dân còn thấp, chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa có điều kiện để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nên lệ thuộc nhiều vào

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 1 BỐI CẢNH DỰ ÁN 2

2 LUẬN CỨ DỰ ÁN 2

3 MỤC TIÊU DỰ ÁN 3

3.1 Mục tiêu tổng quát 3

3.2 Mục tiêu cụ thể 3

4 CÁC SẢN PHẨM DỰ KIẾN 4

5 NỘI DUNG DỰ ÁN 4

6 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 6

7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 8

8 CÁC ĐẦU TƯ CẦN THIẾT 8

9 HIỆU QUẢ DỰ ÁN 10

9.1 Về mặt kinh tế 10

9.2 Về mặt xã hội 10

9.3 Về mặt môi trường 10

10 KIẾN NGHỊ 11

PHỤ CHƯƠNG 12

Bảng 1 Phân tích SWOT 12

Bảng 2 Kế hoạch tổng quát (Khung LOG – FRAME) 13

Bảng 3 Kế hoạch thự hiện 16

Bảng 4 Hạch toán kinh tế 17

Bản đồ huyện Chợ Mới - An Giang 18

Bản đồ xã Nhơn Mỹ - Chợ Mới 18

DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỔ SẢN XUẤT

Trang 2

LÚA GIỐNG GÓP PHẦN TĂNG THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NHƠN MỸ, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

GIAI ĐOẠN 2011 - 2012



1 BỐI CẢNH DỰ ÁN

Huyện Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang; phía Bắc giáp sông Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Tân; phía Đông giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp; phía Tây giáp sông Hậu, là ranh giới với huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên; phía Nam giáp rạch Cái Tàu Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Chợ Mới, thị trấn Mỹ Luông và 16 xã là: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Long Điền A, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hòa Bình, Hoà An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân

Chợ Mới có diện tích tự nhiên là 355,71 km2 với dân số 359.576 người, đông dân nhất tỉnh An Giang và là một trong những huyện đông dân nhất Việt Nam Huyện hiện đã có

đê bao chống lũ nên sản xuất được vụ 3 Huyện có khoảng 300 km đê bao chống lũ, cũng

là tuyến đường huyết mạch, tạo nên một thành trì dọc theo sông Tiền và sông Hậu Từ đó, diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, màu đã tăng lên 74.689 ha/năm nhờ tăng vòng quay sản xuất liên tục trong năm

Nhơn Mỹ là xã thuộc huyện Chợ Mới, với tổng diện tích của xã hơn 5.749 ha, chiếm khoảng 15% diện tích toàn huyện và tổng số dân khoảng 13.700 người Với diện tích đất nông nghiệp là 5.134 ha chiếm 89,3% diện tích đất tự nhiên, nên nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của xã và chủ yếu là người dân trồng lúa và hoa màu

Trình độ người dân còn thấp, chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa

có điều kiện để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nên lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất và chất lượng nông phẩm thấp, giá cả lại bấp bênh không ổn định, không có nguồn cung cấp giống kịp thời Đây chính là yếu điểm của vùng cần được khắc phục

2 LUẬN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Chợ Mới là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, phần lớn bà con nơi đây làm lúa 3 vụ và hoa màu

Xã Nhơn Mỹ có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 10,5% chủ yếu là làm nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa và hoa màu Đất đai trong vùng chủ yếu là đất phù sa ngọt, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, lượng nước dồi dào, giao thông thuận lợi và được nhiều sự quan

Trang 2

Trang 3

tâm từ lãnh đạo địa phương Tuy nhiên, những năm gần đây, dịch rầy nâu bùn phát, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại nặng làm nhiều nhà nông mất trắng, thời tiết không thuận lợi, giá vật tư, xăng dầu tăng cao, phẩm chất giống chưa đạt như mong muốn, đồng thời cũng gặp cảnh được mùa nhưng rớt giá, thương lái chèn ép và đặc biệt chất lượng giống chưa cao và chưa có nguồn giống cung cấp kịp thời cho người dân,… làm cho sản xuất của người dân chưa đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, đời sống người dân còn nghèo, chế độ lương thực còn rất thấp và việc quản lý, trả lương cho cán bộ khuyến nông còn thấp và có nhiều bất cập nên chưa phát huy hết năng lực của cán bộ và buộc họ phải làm nhiều việc ngoài công tác khuyến nông để kiếm thêm nguồn thu nhập, việc này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động khuyến nông của xã nên chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người dân trong xã

Trước tình hình đó, nhiều hộ nông dân tự đầu tư để sản xuất lúa giống trên ruộng của mình để có thể cải thiện thu nhập và giảm chi phí sản xuất từ khâu đầu tư mua lúa giống Tuy nhiên do kỹ thuật sản xuất lúa giống của người dân chưa có nên hiệu quả còn rất thấp Trong khi đó, đầu ra lại không ổn định, nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn Do

đó, dự án “Xây dựng và phát triển các tổ sản xuất lúa giống góp phần tăng thu nhập cho người dân tại xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” được xây dựng và đề nghị nhằm mục đích cải thiện tình hình trên và nâng cao kỹ thuật, tạo ra nguồn giống tốt cho địa phương và cung cấp kịp thời cho người dân, tạo thu nhập cao và ổn định cho người dân, đồng thời phát triển nông nghiệp của huyện một cách bền vững và có thể nhân rộng

ra các huyện lân cận

3 MỤC TIÊU DỰ ÁN

3.1 Mục tiêu tổng quát

Nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra giống lúa chất lượng và cung cấp kịp thời cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế

- xã hội của người dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng 02 tổ sản xuất lúa giống với 2 loại: giống lúa thơm Jasmine 85 và giống ngắn ngày OM2514 tại ấp Nhơn Hiệp

- Xây dựng 01 tổ sản xuất lúa giống với giống lúa kháng rầy IR50404 tại ấp Nhơn Ngãi

- Đầu tư xây dựng điểm thu mua và cung cấp lúa giống chất lượng để tạo đầu ra ổn định

- Nâng cao năng lưc cán bộ cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho người dân thông qua việc xây dựng một trung tâm kỹ thuật để phát nông nghiệp tại huyện Chợ Mới một cánh bền vững

Trang 4

4 SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Xây dựng tổ sản xuất giống Jasmine 85 tại ấp Nhơn Hiệp với 20 hộ canh tác lúa, mỗi

hộ có 0,5ha, với năng suất 7 tấn/ha/vụ

- Xây dựng tổ sản xuất giống OM2514 tại ấp Nhơn Hiệp với 20 hộ canh tác lúa, mỗi

hộ có 0,5ha, với năng suất 7 tấn/ha/vụ

- Xây dựng tổ sản xuất giống IR50404 tại ấp Nhơn Ngãi với 20 hộ canh tác lúa, mỗi

hộ có 0,5ha, với năng suất 7.5 tấn/ha/vụ

- Đầu tư xây dựng điểm thu mua và cung cấp lúa giống chất lượng để tạo đầu ra ổn định với cơ sở tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

- Nâng cao năng lưc cán bộ cơ sở, tập huấn kỹ thuật cho người dân thông qua việc xây dựng một trung tâm kỹ thuật, đào tạo 03 cán bộ cơ sở và tập huấn cho 60 nông dân

để phát nông nghiệp tại huyện Chợ Mới một cánh bền vững

5 NỘI DUNG DỰ ÁN

- Chọn hộ: 60 hộ sẽ tham gia dự án theo tiêu chuẩn và quy trình chọn hộ trong phần

tổ chức và quản lý dự án

- Thành lập tổ: ấp Nhơn Hiệp 02 tổ, ấp Nhơn Ngãi 01 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và

01 tổ phó hoạt động theo cơ chế dân chủ, cùng tham gia và tự quản Trong mỗi tổ ít nhất

có 02 nông dân là phụ nữ

- Xây dựng quy chế và nội dung hoạt động: mỗi tổ có 01 quy chế, 01 nội dung hoạt

động do tất cả thành viên tham gia thảo luận và xây dựng Sinh hoạt tổ hằng tháng kết hợp hoạt động tín dụng và tiết kiệm

- Tập huấn: mở 06 lớp tập huấn kết hợp thực hành về quy trình sản xuất lúa giống,

quản lý kinh tế hộ cho tất cả các tổ sản xuất lúa giống trong vùng dự án, kết hợp thực hiện các điểm trình diễn để học viên thực hành 01 lớp tập huấn về sơ chế và bảo quản lúa giống cho các tổ trưởng tổ hợp tác trồng lúa

- Hỗ trợ vốn xây dựng mô hình: dự án hổ trợ tổng cộng 125.000.000 đồng để giúp

nông dân xây dựng các mô hình sản xuất lúa giống có hiệu quả và bền vững đã được thử nghiệm trong khu vực, làm hạt nhân để nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, sử dụng vốn quay vòng do tổ tự quản theo cơ chế dân chủ, công khai, đúng đối tượng và dưới sự giám sát của Ban Quản Lý dự án xã và cán bộ phụ trách điểm do ban quản lý dự

án phân công

- Thiết lập điểm trình diễn kỹ thuật: Thiết lập 6 điểm trình diễn để giới thiệu cho

nông dân trong vùng với mục tiêu giúp nông dân nắm vững quy trình sản xuất lúa giống, tăng năng suất, giảm sử dụng thuốc hóa học, hạn chế tác hại đến sức khoẻ cộng đồng, đồng thời giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường

- Xây dựng Trạm thông tin kỹ thuật: 01 Trạm thông tin kỹ thuật vận hành bởi 01 Ban

Quản Lý do Ban Nông nghiệp xã phụ trách, với sự hỗ trợ tích cực từ Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Mới, Trung Tâm Khuyến Nông, Sở Nông Nghiệp tỉnh An Giang Hoạt động của trạm là cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, tổ chức các lớp tập

Trang 4

Trang 5

huấn, hội thảo chuyên đề, họp sơ tổng kết và các hoạt động khuyến nông theo yêu cầu sản xuất… Đối tượng phục vụ là nông dân không chỉ trong phạm vi dự án mà tất cả nông dân trong xã và những người có quan tâm

- Xây dựng điểm thu mua và cung cấp sản phẩm: 01 cơ sở thu mua và cung cấp lúa

giống tại chợ huyện Chợ Mới, với mục tiêu tạo đầu ra ổn định và phát triển bền vững vùng sản xuất lúa giống, đồng thời cũng có chiến lược giới thiệu và quảng bá thương hiệu lúa giống chất lượng trên địa bàn huyện và các vùng lân cận

- Tham quan học tập: Dự án sẽ tạo điều kiện tổ chức các cuộc tham quan học tập

trong và ngoài tỉnh để mở rộng tầm nhìn và học tập, trao đổi kinh nghiệm với nông dân khác, nhằm nâng cao hiểu biết bằng việc trực tiếp quan sát, đánh giá các mô hình sản xuất

và quản lý kinh tế có hiệu quả, có thể vận dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương

- Đào tạo cán bộ cơ sở (03 cán bộ): Cán bộ cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng

trong việc thực hiện, hỗ trợ, theo dõi, giám sát và quản lý dự án, đồng thời là người chịu trách nhiệm đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật, vận động quần chúng…Đội ngũ này là yếu tố quyết định

sự thành công của dự án, mở ra khả năng nhân rộng mô hình và đáp ứng xu hướng tự vươn lên của địa phương, giảm dần sự lệ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài 03 cán bộ trụ cột của dự án, nằm trong quy hoạch phát triển lâu dài của địa phương sẽ được đào tạo ngắn và dài hạn về các lĩnh vực trên để có đủ năng lực đảm đương các công việc theo yêu cầu của dự án và định hướng phát triển của địa phương

- Hội thảo: 03 cuộc hội thảo chuyên đề và hội thảo đầu bờ sẽ được tổ chức để nâng

cao nhận thức của người dân về những vấn đề có liên quan và đánh giá kết quả của các

mô hình trình diễn và thực nghiệm của dự án

- Sơ, tổng kết: Một cuộc sơ kết sẽ được tổ chức giữa kỳ (6 tháng sau khi triển khai

thực hiện dự án) để đánh giá tiến độ của dự án, để có thể điều chỉnh kịp thời và rút ra kinh nghiệm bổ ích cho giai đoạn còn lại của dự án Sau 1 năm thực hiện dự án sẽ tổ chức cuộc họp tổng kết để đánh giá kết quả của dự án và xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo

- Quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá: Đây là công việc thường xuyên của dự án,

nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện, đôn đốc, nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời kế hoạch và phương pháp triển khai thực hiện, đề xuất những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự thành công của dự án và chất lượng công việc Ban Quản Lý dự án phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể và các ngành có liên quan, cùng với nhà tài trợ chủ động tiến hành công việc này, sử dụng những công cụ và phương pháp thích hợp

6 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

- Việc tổ chức và quản lý dự án sẽ được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia, phân cấp quản lý, dân chủ và công khai trong tất cả các công đoạn

Trang 6

- Ban điều hành dự án cấp tỉnh sẽ trực tiếp đối tác với nhà tài trợ dự án, chỉ đạo trực tiếp, theo dõi giám sát ban quản lý dự án cấp huyện

- Ban quản lý dự án cấp huyện sẽ là người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của dự án theo văn kiện thỏa thuận với các đối tác và nhà tài trợ, báo cáo kịp thời cho ban quản lý cấp tỉnh và ban quản lý dự án tiến độ thực hiện, hỗ trợ kịp thời và theo dõi giám sát hoạt động của các tổ và phản ảnh kịp thời và chịu trách nhiệm trước ban quản lý dự án cấp huyện

- Ban quản lý dự án cấp huyện sẽ tổ chức triển khai thực hiện việc chọn hộ xây dựng

mô hình đúng đối tượng theo tiêu chuẩn và quy trình đã thống nhất; lựa chọn cán bộ để đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu dự án và định hướng phát triển của địa phương, có tham khảo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp các ngành có liên quan

- Việc quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng mô sẽ thực hiện theo cơ chế vốn quay vòng

và do tổ tự quản để nhân rộng mô hình (theo hướng dẫn trong bảng QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH), dưới sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý dự án, theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành

- Các khoản đầu tư khác như xây dựng trạm thông tin kỹ thuật, xây dựng điểm thu mua và cung cấp giống lúa chất lượng, tập huấn cho người dân, xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo cán bộ, hội thảo, sơ tổng kết và quản lý đề nghị hỗ trợ vốn không hoàn lại từ

dự án Các chi phí này sẽ được thay thế dần khi vốn quay vòng đủ lớn và điều kiện kinh tế của người hưởng lợi trực tiếp đã được nâng lên tới một mức nhất định Các quy định về sau sẽ được bàn bạc cụ thể giữa người thụ hưởng trực tiếp, ban quản lý dự án cấp huyện, ban điều hành dự án cấp tỉnh, nhà tài trợ dự án và các đối tác có liên quan

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

Trang 6

Trưởng Ban:

UBND Phó Ban: Phụ nữ huyện

Ủy viên:

Nông dân

Tổ phụ nữ Khuyến nông

4 Tổ trưởng

-Quản lí điều hành -Tổ chức thực hiện -Kiểm tra giám sát, theo dõi

Ban Điều Hành Dự Án Cấp Tỉnh

NHÀ

TÀI

TRỢ

DỰ

ÁN

Trang 7

ĐỐI TƯỢNG QUY TRÌNH

1 Hộ nghèo

2 Có đủ điều kiện để thực hiện mô

hình

3 Tự nguyện

4 Tham gia đóng góp và nghiên chỉnh

chấp hành các quy ước sinh hoạt tổ,

nhóm

5 Có tinh thần tương trợ, sẵn sàng

chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông

tin kỹ thuật với người khác

1 Dự kiến danh sách

2 Kiểm tra, giám định

3 Công bố danh sách

4 Thành lập tổ

5 Bầu tổ trưởng, tổ phó và ban quản

lý tổ

6 Thảo luận xây dựng nội quy sinh hoạt

QUẢN LÝ VỐN HỔ TRỢ XÂY DỰNG DỰ ÁN

1 Cơ chế:

VỐN QUAY VÒNG

4 Rũi ro:

Bình nghị trong tổ, thành lập Ban thẩm định

2 Phương cách:

Tổ tự quản theo cơ chế dân chủ (cùng bàn

5 Tái đầu tư:

Xem xét tái đầu tư cho những hộ còn khó

Tổ 3

ấp Nhơn Ngãi

ấp Nhơn Hiệp

Ban Quản Lí Dự Án Cấp Huyện

Trạm thông tin kỹ thuật

Cơ sở thu mua

và tiêu thụ

Trang 8

bạc, cùng quyết định, công khai, rõ ràng,

đúng đối tượng) dưới sự giám sát chặt chẽ

của ban quản lý dự án

khăn

3 Thu hồi:

- Giống Jasmine 85, 100% sau 1 năm

- Giống OM2514, 100% sau 1 năm

- Giống IR50404, 100% sau 1 năm

6 Nhân rộng:

Mở rộng quy mô/hộ và nhân rộng cho các

hộ khác Đồng thời có thể nhân rộng qua các khu vực lân cận có điều kiện

7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Kế hoạch triển khai thực hiện dự án sẽ được ban quản lý dự án cấp huyện chịu

trách nhiệm tổ chức thực hiện theo như phụ lục đính kèm

8 CÁC ĐẦU TƯ CẦN THIẾT

Tổng đầu tư

Cơ cấu kinh phí đề nghị hỗ trợ dựa trên khả năng đóng góp hiện thực của Ngân sách địa phương (gồm xã, huyện, tỉnh) như sau:

Đơn vị:1000 đồng

Tất cả các chi phí còn lại là do đóng góp của những người trực tiếp hưởng thụ dự án bằng lao động và vốn tự có, trên tính thần phát huy nội lực để tự lực tự cường là chính

Phân kỳ đầu tư

Thời gian dự án đề nghị là trong 2 năm (từ 2011 - 2012) Phân kỳ đầu tư hỗ trợ của dự án dựa vào nhu cầu cụ thể và cần thiết, theo trình tự thời gian triển khai thực hiện từng bước

để bảo đảm tính bổ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động

PHÂN BỔ KINH PHÍ DO DỰ ÁN TÀI TRỢ

Đơn vị: 1000đ

Trang 8

Trang 9

CỘNG

QUÝ I

QUÝ

QUÝ III QUÝIV QUÝ I QUÝII QUÝIII QUÝIV Thu

hồi

Bổ sung

Thu hồi

Bổ sung

Thu hồi

Bổ sung 2 năm

2 Hỗ trợ vốn

xây dựng

mô hình

100000 25000 125000 25000 25000 25000 200000

3 Trình diễn

kỹ thuật

4 Xây dựng

điểm thu

mua và

cung cấp

giống chất

lượng

5 Xây dựng

Trạm

Thông tin

Kỹ thuật

6 Tham

quan học

tập

7 Đào tạo

cán bộ cơ

sở

9 Sơ, tổng

kết

1

0

Quản lý,

theo dõi,

giám sát,

đánh giá

1

1

Chi phí

văn phòng

TỔNG

CỘNG

319450 50950 370400 70400 70400 70400 581600

9 HIỆU QUẢ DỰ ÁN

9.1 Về mặt kinh tế

Dự án sẽ trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua hoạt động sản xuất phù hợp với nguồn tài nguyên sẳn có, khả năng lao động, trình độ kỹ thuật và quản

lý kinh tế của nông hộ Dự án có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nghèo

có diện tích đất sản xuất nhỏ Theo thời giá thị trường hiện nay, việc sản xuất lúa giống chất lượng thu được từ 90 - 100 triệu đồng/ha/năm/hộ Như vậy, hiệu quả về mặt kinh tế của việc sản xuất lúa giống chất lượng là rất lớn Dự án sẽ thiết thực góp phần vào chiến

Trang 10

lược giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và có thể lan rộng ra các vùng lân cận

9.2 Về mặt xã hội

Dự án cũng đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ cơ sở về các lĩnh vực cần thiết để giúp địa phương trong công tác phát triển kinh tế xã hội có tính cách chiến lược lâu dài

Dự án góp phần nâng cao năng lực cho người dân nghèo không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật mà còn nâng cao trình độ quản lý, nhận về giới,…góp phần thiết thực và công cuộc phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới, ổn định đời sống nông thôn qua

đó góp phần ổn định an ninh trật tự địa phương Trình độ quản lý kinh tế hộ được nâng lên, việc chi tiêu sẽ được cân nhắc để bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế cho bản thân nông hộ Thông qua sinh hoạt tổ nhóm, dự án cũng phát triển mối quan hệ tương thân, tương trợ trong cộng đồng dân cư tại địa phương Đây cũng sẽ là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế nông hộ ở mức cao hơn

9.3 Về mặt môi trường

Dự án này không chỉ có hiệu quả kinh tế - xã hội đồng thời cũng cho thấy có tác động rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, hạn chế đáng kể sự ô nhiễm do việc dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi Ngoài ra, sản xuất lúa giống chất lượng chỉ sử dụng những loại thuốc trong danh mục cho phép, bón phân đảm bảo thời gian cách ly Đồng thời dự

án cũng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất cũng nhắm vào mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác hại đến môi trường như cấy, sạ hàng, sử dụng bảng so màu lá

để bón phân hợp lý, áp dụng IPM cho lúa, phân tích mẫu giống thu hoạch được Vì thế việc sản xuất lúa giống chất lượng ít gây ô nhiễm môi trường mà còn bảo đảm được nguồn giống tốt và đẩy đủ cho người dân

10 KIẾN NGHỊ

Đây là dự án được xây dựng theo phương pháp cùng tham gia, đáp ứng đúng nguyện vọng và nhu cầu của người dân Dự án mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Nó thật sự thiết thực và thể hiện đúng nguyện vọng của người dân nơi đây, phần lớn thì người dân có diện tích sản xuất nhỏ nên việc sản xuất lúa giống chất lượng để nâng cao thu nhập là phù hợp nhất Dự án này có thể nhân rộng ra với quy mô lớn Vì vậy, đề nghị dự án xem xét và phê duyệt để tạo điều kiện cho người dân huyện Chợ Mới

có cơ hội phát triển

Trang 10

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN - Xây dựng và quản lý dự án: Dự ân sxaay dựng và phát triển các tổ sản xuất pps
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN (Trang 7)
Bảng 1: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG (SWOT=MẠNH-YẾU-CƠ HỘI-RỦI RO) - Xây dựng và quản lý dự án: Dự ân sxaay dựng và phát triển các tổ sản xuất pps
Bảng 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG (SWOT=MẠNH-YẾU-CƠ HỘI-RỦI RO) (Trang 12)
Bảng 2:  KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT - Xây dựng và quản lý dự án: Dự ân sxaay dựng và phát triển các tổ sản xuất pps
Bảng 2 KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w