Công tác kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội.DOC (Trang 50 - 57)

- Kì phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huy động những khoản vốn ngắn hạn.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠi NHNo & PTNT NAM HÀ NỘ

2.2.3. Công tác kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ.

*Công tác hinh doanh ngoại hối và TTQT:

phát huy kết quả đã đạt được năm 2005 đơn vị dẫn đầu hệ thống về kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý chó khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ Quốc tế, không để xẩy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so năm 2005, Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây.

Đơn vị: tr đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. TT hàng nhập khẩu 34.913 68.819 103.447 2. TT hàng xuất khẩu 32.020 48.231 59.099 3. Mua ngoại tệ 21.569 98.764 107.263 4. Bán ngoại tệ 49.577 101.142 109.404

*công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án…Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:

+ Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tập trung của trung tâm chuyển tiền bưu điện: Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu chuyển tiền của nghành bưư điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng.

+ Dịch vụ thu hộ phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện đang miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút 1 phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.

Vướng mắc : 1 số chi nhánh không miễn giảm phí chuyển tiền học phí cho sinh viên, ngoài ra việc thu còn phải tổ chức ở tại địa điểm nhà trường mà chưa triển khai thu ở các địa điểm giao dịch của NHNo & PTNT.

+ Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: Đây là dịch vụ mang tính chất quang bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn. Vướng mắc của dịch vụ này là khó phát triển do hạn chế của hệ thống thẻ ATM chưa nối mạng nên chưa tiện lợi và chủ yếu chỉ để rút tiền…

2.2.4.Công tác Kế toán- Tài chính.

Đơn vị: tr đồng

I. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1. Tổng thu 946A 206.739 332.929 556.189

2. Tổng chi theo 946A 162.844 274.485 461.630

3. Quỹ thu nhập 946A 43.895 58.444 94.559

4. Hệ số lương được hưởng 2,41 2,41 2.86

*năm 2006

- Tổng thu 946A năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 95%/ tổng thu; thu dịch vụ 18,288 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%/tổng thu.

- Tổng chi 946A năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 94%/ tổng chi, trích thêm quỹ dự phòng rủi ro 7.163 triệu đồng.

- Chênh lệch thu nhập-chi phí đạt 94.559 triệu đồng, tăng 36.115 triệu đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 68,9%, so kế hoạch giao vượt 41%.

Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng /1 cán bộ/năm, tăng 64% so năm trước.

- Chênh lệch lãi suất đầu vào: như các số liệu đã nêu ở phần trên, do tỷ trọng vốn trung và dài dạn tăng nên mặt bằng lãi suất đầu vào của Nam Hà Nội năm 2006 ở mức cao hơn, lãi suất đầu ra do tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn trước,

- Dư nợ chỉ tăng trưởng những tháng cuói năm nên phần thu lãi của khách hàng tăng không đáng kể. Mặt khác do TSC triển khai quyêt định 02 và thưởng lãi suất cho phần vượt kế hoạch nguồn, mà Nam Ha Nội vượt kế hoạch ngay từ tháng 3/2006 nên đã cải thiện phần nào lãi của chi nhánh. Tổng hợp chung của Nam Hà Nội lãi suất đầu vào, đầu ra đều tăng lên so năm 2005 nhưng chênh lệch đạt thấp hơn năm trước chiư đạt 0,298%/ tháng.

Hệ số lương đạt được là 2.86, tăng 0.45 so năm 2005.

2.2.5Các lĩnh vực công tác khác.

Công tác thẩm định, kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng.

Công tác tổ chức: Thực hiện đúng đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, năm 2006 tăng biên chế được 2 cán bộ, đưa tổng số CBNV chi nhánh lên 131 người, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nại.

Công tác phát triển mạng lưới: Năm 2007 thành lập thêm 2 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mơi cho 2 chi nhánh cấp II. Đánh giá chung, các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải chi phí và có lãi.

Công tác thi đua: Đã chỉnh sửa lại quy định khoán lương hàng tháng, công tác thi đua đã phát huy tác dụng thúc đẩy các hoạt động chuyên môn nhất là công tác tăng cường huy động nguồn vốn. Kết quả thi đua năm 2005 chi nhánh được công nhận trong năm nay là khá cao và trên nhiều lĩnh vực.

Công tác Đảng: Đảng bộ đã kiện toàn tổ chức và sinh hoạt thường xuyên, trong năm đã tổ chức kết nạp được 2 Đảng viên mới.

Công tác đoàn thể: Mọi chế độ chăm Doanh nghiệp lớn đới sống vật chất tinh thần cho CBNV vẫn được duy trì và đi vào nề nếp.

2.3. Đánh giá chung về NHNH&PTNT chi nhánh nam Hà Nội 2.3.1.Những mặt được.

- Hoạt động kinh doanh của NHNo Nam Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định với mức độ cao trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành vượt mức toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng, hệ số lương cao, tỷ lệ thu dịch vụ tăng dần lên…

- Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng quyết liệt, nhờ bám sát vào các chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, tích cực chủ động linh hoạt trong việc khơi tăng nguồn vốn, duy trì và hoàn thiện các hình thức phục vụ, các dịch vụ hỗ trợ…cho nên tổng nguồn vốn tăng với tốc độ 48% là mức độ tăng cao so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.

- Thực hiện đúng quy trình vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra trước khi cho vay. Tổng dư nợ đã tăng trưởng 22,9% trong tình hình hạn chế tín dụng cuối năm như năm 2004, là tốc độ có thể chấp nhận được. Trong đó dư nợ tại địa phương đã tăng 43% so với đầu năm. Nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.

- Bên cạnh đó năm qua chi nhánh còn tập trung nghiên cứu thẩm định một loạt dự án đầu tư lớn, mở rộng tiềm năng mở rộng cơ cấu dư nợ trong những năm tới.

- Kiên trì thực hiện sự chỉ đạo về lãi suất của Tổng Giám Đốc, triệt để tiết kiệm chi tiêu, khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ vì vậy khả năng tài chính của chi nhánh ngày một vững mạnh thêm. Chênh lệch thu chi, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào, hệ số lương càng ngày càng tăng thêm.

- Đảm bảo an toàn hệ thống trên các lĩnh vực từ tài sản đến cán bộ, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, đặc biệt là công tác tín dụng, công tác an toàn kho quỹ, điều chuyển tiền…Phát triển mạng lưới đi đôi với củng cố nâng cấp mạng lưới giao dịch.

- Duy trì tốt công tác tự đào tạo, đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đi đôi với chăm lo đời sống vật chất tinh, thần cho cán bộ nhân viên, duy trì tốt các phong trào thi đua, phong trào rèn luyện văn nghệ, thể dục thể thao.

2.3.2Những mặt còn hạn chế.

- Công tác huy động vốn còn có lúc không chủ động, chưa có biện pháp thiết thực để đẩy nhanh tốc độ tăng tiền gửi dân cư, tỷ trọng vốn tổ chức tín dụng vẫn còn cao, lãi suất đầu vào ngày càng tăng lên.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, với tầm vóc của một chi nhánh trên địa bàn Hà Nội , dư nợ bình quân 1 cán bộ còn thấp, cơ cấu dư nợ còn chưa hợp lý và hiệu quả.

- Tồn tại về chương trình giao dịch: chưa hoà mạng chung trong toàn hệ thống và trong cả chi nhánh nên không có điều kiện phát triển dịch vụ, phát triển thẻ, nối mạng khách hàng cũng như việc năng cao chất lượng thông tin báo cáo.

- Chất lượng công tác tự đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu, năng lực cán bộ còn hạn chế, bộ phận nào cũng thiếu cán bộ làm được việc.

- Tồn tại về các cơ sở vật chất của mạng lưới giao dịch đều đi thuê, không có điều kiện xây dựng kho tiền, cải tạo khang trang, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút khách hàng dân cư.

- Cơ chế khoán cho các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch chưa toàn diện , quy định về lượng khoán hàng tháng có điểm chưa thay đổi kịp tình hình.

2..4.THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI.

Như đã đề cập ở phần trước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Nam Hà Nội hiện nay, công tác huy vốn được quan tâm nhiều nhất.

Thứ nhất do pháp lệnh của tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt Nam về việc các ngân hàng trong hệ thống NHNo&PTNT được phép thực hiện việc điều chuyển vốn thừa, để thu phí trên nguồn vốn thừa này. Vì vậy đã tạo ra một nét đặc trưng riêng cũng như thuận lợi cho các ngân hàng thuộc hệ thống NHNo: kết hợp giữa kinh doanh nguồn vốn với đầu tư tín dụng.

Thứ hai, do NHNo &PTNT Nam Hà Nội có trọng trách điều hoà vốn cho việc phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng khu vực Nam Hà Nội. Đồng thời phối hợp với NHNo&PTNT Hà Nội trong việc điều phối vốn chothành phố

Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội, tính cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với các tổ chức khác cũng có các dịch vụ tương tự như dịch vụ của ngân hàng, nên trong những năm gần đây việc tìm “đầu ra” cho nguồn vốn huy động là khó khăn chung đối với cả hệ thống ngân hàng.

Đứng trước yêu cầu và tình hình thực tế trên NHNo &PTNT Nam Hà Nội luôn cố gắng xây dựng đường lối chính sách, đưa ra phương hướng hoạt động, từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.

2.4.1 Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 2004-2006.

Trong 3 từ năm 2004-2006 tổng nguồn vốn huy động của NHNo &PTNT Nam Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn đạt 7,952,850 tr.đồng tăng 117% so với năm 2005 và tăng 210% so với năm 2004. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh

doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo &PTNT Hà Nội trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo &PTNT Việt Nam, một tổ chức tín dụng vững mạnh và có uy tín trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tổng nguồn vốn huy động

Tổng nguồn năm 2004 là 3,784,272 tr.đồng, năm 2005 là 4,438,600 tr.đồng, năm 2006 là 7,952,850 tr.đồng. Số liệu này cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tương đối nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu lấy năm 2004 làm gốc thì tổng nguồn vốn năm 2005 tăng gấp 1, 2 lần (tương đương với 117%), tăng tuyệt đối là 654,328 tr.đồng, năm 2001 tăng gấp hơn hai lần (tương đương với 210%), tăng tuyệt đối là 4,168,608 tỷ đồng. Nếu lấy năm sau so sánh năm trước ta thấy nguồn vốn huy động năm 2005 so với năm 2004 tăng 117%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 92%

Bảng1: Tình hình nguồn vốn của Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Đơn vị: tr đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng vốn huy động 3,784,272 4,438,600 7,952,850 Tốc độ phát triển định gốc 100% 117% 210% Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 117% 179%

Qua bảng trên có thể thấy tốc độ tăng tưởng nguồn vốn của NHNN&PTNT Nam Hà Nội là cao và tương đối ổn định nhưng đang có xu hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội.DOC (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w