Định hướng kinh doanh của NHNN&PTNT Nam Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội.DOC (Trang 58 - 62)

- Kì phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huy động những khoản vốn ngắn hạn.

1. Định hướng kinh doanh của NHNN&PTNT Nam Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.

giai đoạn 2006-2010.

1.1. Một số thuận lợi và khó khăn.

a. Thuận lợi:

Cùng với toàn ngành, NHNo&PTNT Hà Nội bước vào kế hoạch năm 2001-2005, và năm đầu của thế kỷ 21 với những thuận lợi cơ bản:

 Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh nghiệp đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới. Một số chính sách kinh tế Nhà Nước và ngành thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.

 NHNo&PTNT Nam Hà Nội được NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt, được sự hỗ trợ tích cực của ban ngành TW và Hà Nội, sự cộng tác tích cực trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.

 Sự đoàn kết thống nhất từ ban chấp hành Đảng uỷ, ban giám đóc và sự nhận thức đầy đủ kịp thời tình hình chính trị, kinh tế xã hội của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội, được những thành tích kinh oanh trong nhiều năm qua cổ vũ động viên luôn tạo thành sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh năm 2005 và những năm tiếp theo.

b. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, giai đoạn 2006-2010 NHNo&PTNT Hà Nội cũng sẽ gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:

 Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh không những tạo điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở ngại không nhỏ trong việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước ngoài.

 Sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng, trở nên khốc liệt hơn, một số ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh như nâng lãi suất thu hút vốn nội tệ có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống đốc NHNH Việt Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn mặt bằng lãi suất chung đã gây khó khăn không đáng có cho các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy chế tiền tệ tín dụng của Thống đốc NHNN Việt Nam mà thực chất làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng ngân hàng.

 Cơ sở vật chất và kỹ thuật của NHNo &PTNT Nam Hà Nội còn thấp kém so với nhu cầu hiện đại hoá và hội nhập của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong tương lai.

Nắm bắt được những khó khăn cũng như thuận lợi, NHNo &PTNT Nam Hà Nội đã cụ thể hoá chiến lược hoạt động kinh doanh của mình như sau:

1..2. Mục tiêu.

-Tiếp tục tăng trưởng và ổn định nguồn vốn.

+Tăng trưởng nguồn vốn: Phát huy lợi thế của địa bàn có tiềm năng nguồn vốn lớn nhất trong cả nước, để góp phần hoà mình vào sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn. Trong giai đoạn II, nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh

vẫn là: Tìm mọi biện pháp khai thác triệt để các nguồn vốn đồng thời thu về kinh doanh nguồn vốn vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh.

+Từng bước nâng cao tính ổn định của nguồn vốn: tăng cường tính ổn định của nguồn vốn thì mới chủ động sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, điều này càng ngày càng cần thiết trong xu thế sẽ tăng thêm nhiều chi nhánh tự cân đối được nguồn vốn.

-Mở rộng tín dụng an toàn.

+Trong những năm tới, đối với hệ thống NHTM Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn vẫn là biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cao nhất, cải thiẹn nhanh nhất chênh lệch lãi suất, tăng cường tiềm năng tài chinh nhanh nhất.

+Mở rộng tín dụng an toàn là nhu cầu cấp thiết của chi nhánh, để góp phần nâng qui mô tín dụng, dư nợ bình quân đầu người, tương xứng với tầm vóc của chi nhánh và là biện pháp quan trọng để bù đắp khoản lỗ do chi phí điều chuyển vốn thấp hơn mặt bằng lãi suất huy động như hiện nay.

Việc mở rộng tín dụng phải luôn đi đôi với nâng cao chất lưọng tín dụng, kiên quyết không để tỷ lệ nợ xấu tăng quá mức cho phép, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn mức trung ương cho phép: cụ thể không vượt quá mức 3%/ tổng dư nợ.

- Phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng: Để nhanh chóng đưa chi nhánh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, định hướng kinh doanh của chi nhánh giai đoạn II là: Nguồn vốn –Tín dụng.

+Tiếp tục làm tốt và từng bước hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ đã có. +Tích cực, chủ động triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của toàn ngành.

+Nghiên cứu nhu vầu khách hàng,mạnh dạn đề xuất với trụ sở chính để tiển khai một số sản phẩm dịch vụ mới như: Đầu mối thanh toáncho các doanh nghiệp,có mạng lưới thanh toán rộng trên toàn quốc, tổ chức áp dụng

các dịch vụ thu chi hơn thanh toán hộ qua mạng, dịch vụ kinh doanh qua sàn giao dịch …

-Tăng cường công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, mạnh dạn áp dụng những phương thức kinh doanh đối ngoại tiên tiến.

-Nâng cao hiệu suất đầu tư, tăng cường quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện đúng các chế độ qui định của ngành, trích đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, trích dự phòng rủi ro theo luật định, từng bước nâng cao cho cán bộ công nhân viên trong phạm vi cho phép của ngành.

-Định hướng về thị trường, khách hàng.

+Khách hàng của nguồn vốn tiếp tục khai thác nguồn của các khách hàng truyền thống, chuyển sang khai thác các khách hàng thuộc các bộ ngành, các đơn vị sự nghiệp có thu, chú trọng khách hàng dân cư. Từng bước giảm dần khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chình. Đa dạng hoá khách hàng nguồn vốn, giảm bớt phụ thuộc vào sự biến động nguồn vốn của các đơn vị lớn.

+Kế hoạch tín dụng: Tập trung giải ngân tốt các dự án đầu tư dài hạn đã được phê duyệt. Tiếp tục tìm kiếm, thẩm định các dự án đầu tư của các tổng công ty, doanh nghiệp lớn làm cơ sở cho những năm sau. Liên kết với chính quyền các cấp để mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình…giảm dần tỷ trọng cho vay nằng ngoại tệ.

- Định hướng về tổ chức, đào tạo và phát triển mạng lưới.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo, coi công tác đào tạo là biện pháp chủ yếu để nâng cao trinh độ cán bộ công nhân viên.

+ Tiếp tục phát triển mạng lưới, đi đôi với nâng cao các phòng giao dịch tại địa điểm có khả năng phát triển kinh doanh, chú trọng đến các cơ sở

vật chất của các địa điểm giao dịch, đảm bảo tính tiện ích , tính ổn định, khả năng thực hiện nhiều chức năng và tính khang trang.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội.DOC (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w