Giao tiếp trong gia đình: Chuyện không hề đơn giản Nhiều người cho rằng, đã là người một nhà thì nói gì, nói như thế nào chả được, cần gì phải ý tứ, cần gì phải vòng vo, rào đón. Nhưng chính họ lại không biết rằng, sự vô tư, vô tâm trong lời ăn tiếng nói quá sẽ dẫn gia đình vào tình trạng không ai muốn nói với ai hoặc tranh nhau nói. Có nhiều gia đình, hai vợ chồng dù không cố ý nhưng cứ mở miệng ra là nói những lời làm mất lòng nhau và người nọ phải chịu đựng người kia. Các nghiên cứu về đời sống gia đình cũng cho thấy, nếu một đôi vợ chồng không nói chuyện với nhau ít nhất từ 15 đến 30 phút mỗi ngày thì không thể nói đó là cặp vợ chồng hạnh phúc. Trong thực tế, không ít người vợ than phiền chồng mình dành thời gian trò chuyện với vợ quá ít. Họ đã làm hết cách, nhưng cứ hỏi câu nào chồng trả lời câu ấy, không hỏi thì thôi. Một chị phàn nàn, không có cuộc sống nào buồn tẻ hơn là sống với chồng chị. Đi làm về là anh ấy cứ ngồi im như bụt mọc. Chị phải gợi chuyện: "Hôm nay có chuyện gì hay không anh?". Anh ấy đáp: "Mọi chuyện đều bình thường". Chị kể chuyện của con cái, của chị thì anh ấy vừa nghe vừa xem tivi, không hé răng gì. Có khi cả buổi tối chẳng ai nói với ai câu nào. Trong khi, mỗi lần đi chơi với bạn anh ấy trò chuyện rất rôm rả. Dù biết rằng, có thể vợ chồng ở với nhau hết năm này sang năm khác thì lấy đâu ra chuyện để nói. Nhưng cái ý nghĩ rằng anh ấy coi thường mình cứlớn dần trong chị. Ngược lại, nhiều người đàn ông lại phàn nàn rằng, không muốn nói chuyện với vợ tý nào, bởi cứ nói là vợ lại kể chuyện của người nọ, người kia, rồi so sánh, nhận định. Anh Công kể: Vợ mình về nhà rất thích nói chuyện với chồng, điều đó cũng hay. Nhưng thời gian đầu chung sống còn được, bây giờ đúng là cực hình. Cô ấy cứ kể nào là chị bạn này lấy chồng đẹp trai quá, hay chồng chị kia hiền lành thật, giá mà anh cũng được như vậy. Rồi thì chuyện người bạn vừa được chồng mua cho cái xe đẹp lắm, nhà mình còn lâu mới mua được Những chuyện ấy chẳng liên quan gì đến cuộc sống, công việc của vợ chồng cả, nhưng ngày nào cô ấy cũng nói, để so sánh, mặc dù có thể trong bụng cũng không nghĩ ngợi gì. Nghe chán, bực mình bỏ đi thì cô ấy dỗi. Các chuyên gia tâm lý thì cho rằng, đừng nghĩ là vợ chồng thì nói sao cũng được. Những người vợ người chồng nên nghĩ trước khi bắt đầu câu chuyện, nói chuyện gì, có hợp với hoàn cảnh, địa điểm nói hay không, người đối diện mình có quan tâm đến vấn đề ấy hay không. Bàn bạc một vấn đề quan trọng của gia đình, họ hàng hay công việc, thậm chí chỉ là những câu tầm phào về bạn đồng nghiệp, cơ quan hay chỉ là chuyện qua đường… cũng không bao giờ được quên đặt câu hỏi: "Mình nói chuyện này để làm gì?". Nếu không, đôi lúc những cuộc trò chuyện lại vô tình làm hai người cảm thấy khó chịu, căng thẳng. Nhiều cặp vợ chồng cãi vã, mâu thuẫn chỉ vì những câu chuyện không cần thiết cho cuộc sống của họ. Và đặc biệt là đừng để thói quen "vui miệng" làm hại tình cảm của gia đình. Duy Ngoạn . Giao tiếp trong gia đình: Chuyện không hề đơn giản Nhiều người cho rằng, đã là người một nhà thì nói gì, nói như thế. chính họ lại không biết rằng, sự vô tư, vô tâm trong lời ăn tiếng nói quá sẽ dẫn gia đình vào tình trạng không ai muốn nói với ai hoặc tranh nhau nói. Có nhiều gia đình, hai vợ chồng dù không cố. đời sống gia đình cũng cho thấy, nếu một đôi vợ chồng không nói chuyện với nhau ít nhất từ 15 đến 30 phút mỗi ngày thì không thể nói đó là cặp vợ chồng hạnh phúc. Trong thực tế, không ít