Chăm sóc trẻ bệnh không hề đơn giản Trẻ ít bệnh trong những tháng đầu đời là nhờ những kháng thể của mẹ còn dự trữ. Khi phải “tự lực”, trẻ mắc rất nhiều thứ bệnh, do vi trùng, siêu vi trùng và do cả sai dinh dưỡng, do chăm sóc không đúng cách. Khi mắc bệnh, trẻ cũng “mắc” không giống người lớn. Cùng một thứ bệnh, cùng do một tác nhân, ở người lớn và trẻ con bệnh cảnh rất khác nhau. Do đó, không thể lấy kinh nghiệm bản thân để “suy ra” cho trẻ được. Thuốc dùng cũng vậy. Đã có trường hợp bé chết giấc vì nhỏ mũi bằng thuốc của người lớn, có trường hợp bị ngộ độc vì một loại si-rô ho người lớn. Một câu nói đã cũ nhưng vẫn còn rất đúng trong nhi khoa: “Trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ”. Các thứ thuốc trong toa bác sĩ thường đã được cân nhắc tính toán, phối hợp để có tác dụng tốt nhất. Liều lượng rất quan trọng ở trẻ. Tự ý thay đổi thuốc, uống không đủ liều lượng, bệnh sẽ không khỏi. Cần xem kỹ thuốc mua và thuốc ghi trong toa. Đã có trường hợp nhà thuốc bán nhầm thuốc vì chữ khó đọc hay tên thuốc na ná giống nhau. Nếu thắc mắc nên hỏi kỹ trước khi cho trẻ dùng. Nguyên tắc chung, ở trẻ nhỏ, càng ít dùng thuốc càng tốt. Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Nếu là thuốc viên, nên cho trẻ “ăn” hơn là uống. Tán nhuyễn, chấm vào miếng chuối hoặc trộn vào kem, vào sữa chua… để trẻ dễ nuốt. Đừng cưỡng bức trẻ uống thuốc viên, có thể bị sặc rất nguy hiểm. Thường các trường hợp nặng nằm bệnh viện mới cần phải chích thuốc. Không đáng chích mà chích, tội nghiệp trẻ. Trẻ sẽ “giận” mẹ lâu và nhìn thầy thuốc với “đôi mắt hình viên đạn”! Với các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai… nên “tranh thủ” nhỏ lúc trẻ ngủ, đỡ khó chịu. Hãy thử nhỏ cho mình vài giọt xem có “khoái” lắm không nhé! Thuốc nhét hậu môn có thể gây tiêu chảy. Nên ngâm lạnh cho thuốc đặc cứng lại trước khi nhét. Thuốc không rõ tác dụng, thuốc cũ, quá hạn, không rõ liều lượng, không rõ cách dùng thì không nên dùng. Rủi có gì thì khổ. Uống vào không lấy ra được và hối hận thì đã muộn. Chăm sóc trẻ bệnh phải bình tĩnh, nghiêm trang nhưng dịu dàng và từ tốn. Không tỏ ra quá lo lắng hốt hoảng làm trẻ sợ hãi thêm. Cử chỉ, lời nói cố tự nhiên, bình thản, trẻ mới nghe theo. Cho trẻ chơi các đồ chơi như xếp hình, cắt giấy, xem truyện tranh… sẽ giúp trẻ quên bệnh. Thuốc chỉ là một phần trong điều trị, cách săn sóc mới là quan trọng. Trẻ bệnh vẫn cần ăn, cần uống đầy đủ để có sức chống bệnh. Kiêng cữ là một sai lầm lớn làm bệnh kéo dài thêm. Trẻ bệnh, muốn mau khỏi cần được thoải mái, dễ chịu. Nếu cứ nhốt trẻ trong phòng kín bưng, ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo khiến mồ hôi không thoát ra được, da không thở được thì bệnh càng nặng thêm. Trẻ vẫn cần được tắm rửa sạch sẽ (nước ấm), tránh gió, nhưng phải thoáng khí. Quần áo mát mẻ, thoáng, hút mồ hôi, cho bú mớm đầy đủ thì bệnh mới mau khỏi . Chăm sóc trẻ bệnh không hề đơn giản Trẻ ít bệnh trong những tháng đầu đời là nhờ những kháng thể của mẹ còn dự trữ. Khi phải “tự lực”, trẻ mắc rất nhiều thứ bệnh, do vi trùng,. dưỡng, do chăm sóc không đúng cách. Khi mắc bệnh, trẻ cũng “mắc” không giống người lớn. Cùng một thứ bệnh, cùng do một tác nhân, ở người lớn và trẻ con bệnh cảnh rất khác nhau. Do đó, không. cách dùng thì không nên dùng. Rủi có gì thì khổ. Uống vào không lấy ra được và hối hận thì đã muộn. Chăm sóc trẻ bệnh phải bình tĩnh, nghiêm trang nhưng dịu dàng và từ tốn. Không tỏ ra quá