Làm việc nhóm - Teamwork Việt Nam ta có câu châm gôn bất hủ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để đề cao truyền thống đoàn kết và nhắc nhở tinh thân hợp tác. Nhưng dường như nó chỉ có tác dụng nhiều hơn trong trong môi trường truyền thống và trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh chống xâm lược v.v… còn vận dụng nó trong bối cảnh hiện đại có vẻ khó khăn hơn như thực tế cho thấy. Chúng ta vẫn thường lấy hình ảnh người Nhật làm ví dụ điển hình để so sánh về khả năng hợp tác của họ đối với người Việt Nam. Một người Việt Nam hơn một người Nhật, hai người Việt Nam bằng 2 người Nhật. Tuy nhiên, Ba người Việt Nam sẽ thua 3 người Nhật. Điều này để chứng tỏ: Khả năng làm việc theo nhóm của người Việt Nam chúng ta còn rất nhiều hạn chế. Người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động, chỉ tiếc rằng chúng ta chưa biết làm việc theo tinh thần Ê-kíp. Thực tế thì trong đời sống của chúng ta có rất nhiều nhóm, chúng ta vẫn đang hoạt động theo nhóm mà có lẽ không ai để tới. Chúng ta sinh ra trong một gia đình, chập chững biết đi thì kết với các bạn nhỏ trong xóm. Khi đến trường thì thế nào cũng có một nhóm bạn thân. Rồi ta tham gia các câu lạc bộ đội nhóm. Vào đại học ta cũng được làm viêc theo nhóm khi học hành cũng như khi tham gia các hoạt động xã hội. Khi đi làm ta được chỉ định vào một tổ sản xuất hay phòng ban thì đó cũng là nhóm. Ở cộng đồng ta có thể tham gia đội dân phòng, ban điều hành khu phố, nhóm tín dụng tiết kiệm v.v… Tuy nhiên, dù rất cần thiết, các nhóm trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vận hành một cách suôn sẻ. Như con người, nhóm khai sinh, lớn lên, trưởng thành rồi kết thúc. Các nhà nghiên cứu xác định năm giai đoạn phát triển của nhóm là: • Giai đoạn hình thành hay thành lập (forming) • Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn (Storming) • Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn (norming) • Giai đoạn trưởng thành hay hoạt động (performing) • Giai đoạn kết thúc (adjourning) Biết đươc quy luật hoạt động của nhóm người chịu trách nhiệm sẽ có những sách lược can thiệp phù hợp cho từng giai đoạn, làm sao để thời gian hoạt động (performing) kéo dài và mang lại hiệu quả cao nhất. Để làm việc nhóm hiệu quả thì kiến thúc thôi chưa đủ mà chúng ta phải cần có một vài những kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng truyền thông hiệu quả, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo điều hành, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn v.v… Có thể nói “công cụ” nhóm là một công cụ tuyệt vời để giải quyết những vấn đề tưởng chừng như không thể! Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách làm việc nhóm để thấy được sức mạnh của nó như câu nói: “KHÔNG AI MẠNH BẰNG TẤT CẢ CHÚNG TA CỘNG LẠI” đúng thế.! Mỗi cá nhân chúng ta đã mạnh rồi, và hơn thế nữa nếu tất cả chúng ta hợp lại thì chắc hẳn sức mạnh đó vô cùng mãnh liệt.! Làm sao để “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chứ đừng để “ba cây chụm lại chẳng còn cây chi ” các bạn nhé ! . Làm việc nhóm - Teamwork Việt Nam ta có câu châm gôn bất hủ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để đề cao. năng làm việc theo nhóm của người Việt Nam chúng ta còn rất nhiều hạn chế. Người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động, chỉ tiếc rằng chúng ta chưa biết làm việc theo tinh thần Ê-kíp cũng có một nhóm bạn thân. Rồi ta tham gia các câu lạc bộ đội nhóm. Vào đại học ta cũng được làm viêc theo nhóm khi học hành cũng như khi tham gia các hoạt động xã hội. Khi đi làm ta được chỉ