1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Học và làm việc theo nhóm pps

7 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 123,66 KB

Nội dung

Học và làm việc theo nhóm Thay vì bạn phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kiếm tất cả tư liệu cho một vấn đề cần thảo luận, nhồi nhét tất cả tư liệu trong một cuốn sách dày cộm vào bộ óc của mình. Kiến thức của bạn thật quá nhỏ so với những điều bạn chưa biết rộng lớn như vũ trụ Thêm nhiều cái đầu nữa chụm vào, một sản phẩm được hình thành từ nhiều ý tưởng đã thống nhất. Học và làm việc theo nhóm không là phương pháp mới nhưng rất được các thế hệ 7x, 8x tham gia một cách tích cực. Một cây làm chẳng nên non "Rất hiệu quả!" là câu nói chắc mẩm và vô cùng hào hứng của Hồ Ngọc Minh - sinh viên Anh ngữ. Để tiếng Anh của mình thành thục hơn, Minh chú tâm đọc nhiều sách tiếng nước ngoài, luyện giọng trên băng đĩa, và nghe đài VOA, BBC hằng đêm. Mặc dốc hết sức vào các bước rèn luyện như trên, điểm cuối kỳ của Minh vẫn thuộc hạng trung bình, cách phát âm của bạn chưa chuẩn, phản xạ lại câu hỏi của thầy cô còn chậm. Năm thứ hai, người bạn cùng bàn rủ Minh tham gia vào một nhóm học Anh văn. Nhóm chỉ có 5 thành viên và mỗi người phải có nhiệm vụ đọc sách, tra cứu thông tin mỗi ngày trên mạng, dịch sang tiếng Anh. Giờ giải lao sau tiết học, cả nhóm ngồi lại bàn tán, mổ xẻ thông tin mà các thành viên đưa ra. Lúc đầu, Minh còn khá xa lạ với cách học của nhóm. Nhưng sau một thời gian "mổ xẻ thông tin" như thế, các thành viên thẳng thừng sửa chữa khuyết điểm cho nhau, vốn tiếng Anh của Minh ngày một nâng cao rõ rệt. Thấy cách học theo nhóm có hiệu quả, lớp học của Minh dần phát triển thành nhiều nhóm khác nhau. Sôi động nhất ở môn văn học nước ngoài, mỗi nhóm đảm nhiệm một mảng. Các bạn hóa thân thành nhân vật trong các vở kịch của Shakespeare, Charle Dicken. Các câu đối thoại, dẫn trích hoàn toàn bằng tiếng Anh làm cho lớp học thật hào hứng và bổ ích. Hiệu quả của việc học nhóm đã giúp Minh và các bạn trong lớp ngày một tự tin hơn với vốn ngoại ngữ của mình. Học năm thứ ba Trường Kinh tế, Quyên quyết tâm thực hiện dự định được xem là táo bạo của cô, đó là mở shop quà lưu niệm. Với số vốn không đến nỗi eo hẹp từ gia đình, cộng với mớ lý thuyết kinh doanh mà Quyên đã thấm nhuần ở trường, sau vài tháng lập kế hoạch chi tiết, shop lưu niệm được thành lập, Quyên trở thành người quản lý kiêm chân bán hàng, quảng bá sản phẩm của mình. Nhưng một mình Quyên thì không đủ khả năng quán xuyến tất cả các vai trò trên, cô lại còn phải làm những bài kiểm tra cuối kỳ. Sau một thời gian chạy phờ người từ cửa hiệu đến lớp học, Quyên quyết định tìm người cộng tác với mình. Được sự ủng hộ của đứa em học Nhân văn và người bạn bên Kiến trúc, công việc của Quyên dường như dễ dàng hơn. Quyên vẫn giữ vai trò quản lý; công việc quảng cáo sản phẩm, design tờ rơi, giao dịch khách hàng dành cho người bạn, còn đứa em kiêm nhiệm chân bán hàng và trông coi cửa hiệu. Từ đấy, shop của Quyên có lịch trình làm việc và nhân viên trông coi hẳn hoi. Hai "đồng nghiệp" của Quyên không ngừng đóng góp cho shop nhiều ý tưởng khá hay. Ví như, thay vì lấy sản phẩm từ các nguồn khác, shop tự làm lấy sản phẩm theo phong cách riêng của mình, từ chú chuột Mickey xơ dừa đến hình tượng bác Ba Phi bằng đá , tất cả được sáng tạo dưới đôi tay người bạn học Kiến trúc. Đứa em của Quyên có nhiệm vụ mang những vật ấy lên trường và quảng bá, về nhà lại nhận xét vanh vách lứa tuổi nào phù hợp với món quà nào. Cả ba nảy sinh sáng kiến khuyến mãi bằng cách gói quà và giao tận nhà nếu quý khách yêu cầu. Chẳng mấy chốc, shop quà lưu niệm của cả nhóm được nhiều người gần xa ghé thăm, trẻ thì thích vịt Donald, chuột Mickey, già thì ngắm nhìn bác Ba Phi, chàng Võ Tòng, rôm rả nhất vẫn là giới sinh viên. Người bạn học Kiến trúc của shop giờ đang ở tận bên Hà Lan, nhưng vẫn không quên gửi về những mẫu thiết kế độc đáo. Nhìn những gian hàng hài hòa đủ loại sắc màu dân gian pha lẫn phong cách xì tin, cô bạn tuổi 8x long lanh đôi mắt, "Công việc sẽ đạt hiệu quả trọn vẹn nếu có nhiều "cái đầu" nữa cộng vào". Ba cây chụm lại có nên hòn núi cao? Thế nhưng chẳng phải lúc nào bạn cũng may mắn gặp được những người cùng chí hướng với mình trong một nhóm. Với Thành Hòa (Trường KHXHNV) thì không hào hứng mấy với cách làm việc chung nhóm. Hòa cho rằng làm việc theo nhóm đôi khi chỉ tập trung trút tất cả gánh nặng lên vai người đứng đầu, tạo cơ hội cho những người lười nhác, ưa nhẹ, lánh nặng. Là sinh viên sôi nổi, khá giỏi trong lớp, ở mỗi chuyên đề cần thảo luận, Hòa luôn được bầu làm trưởng nhóm. Hòa chia từng lĩnh vực cho các bạn trong tổ, thậm chí còn đưa ra danh sách tài liệu cho các bạn nghiên cứu. Thế nhưng đến ngày thuyết trình, chỉ có mỗi mình Hòa xoay xở trả lời câu hỏi của thầy giáo và cả lớp đưa ra. Các thành viên còn lại trong nhóm cứ ngồi bất động như những pho tượng. Mà chẳng riêng gì nhóm của Hòa, nhiều nhóm khác trong lớp trong mỗi lần thuyết trình đều cùng chung một thực trạng thụ động như vậy. Dần dà, những buổi thuyết trình trở nên nhàm chán và không hào hứng đối với cả lớp nữa. Học hỏi phong cách làm việc của nước bạn là công việc xen lẫn niềm đam mê Hoàng Anh Thái (cựu sinh viên Bách khoa Hà Nội) đang thực hiện. Ở đại học, Thái cũng đã khá quen với các hoạt động, thảo luận theo nhóm, nhưng khi bước vào môi trường của FPT, cậu thấy mình như vẫn còn chập chững với phương pháp này. Công ty của Thái tập hợp toàn những bộ óc thuộc thế hệ 7x, 8x, 1/3 nhân viên đến từ Nhật, Mỹ, Úc và phân thành nhiều tổ nhóm khác nhau. Thái nằm cùng nhóm dự án với một số nhân viên người Nhật. Buổi sáng trước khi vào việc, cả nhóm ngồi lại "mổ xẻ" sản phẩm đã hoàn thành từ hôm trước, tìm ra những ưu khuyết để rút kinh nghiệm; sau đó, trưởng nhóm phân công việc mới cho mỗi người. Chẳng có thành viên nào chuyên tâm hóa ở một lĩnh vực. Ngày hôm trước bạn đã nhuần công đoạn này thì ngày hôm sau bạn phải tập tành với khâu mới. Điều đó giúp bạn không cảm thấy chán với lối lặp lại điệp khúc của việc làm mà còn nắm bắt tổng quát và thuần thục ở nhiều khâu mới. Nhóm làm việc của Thái ủng hộ phương châm "làm hết sức và chơi hết mình". Họ làm việc không ngơi nghỉ suốt 10 tiếng đồng hồ trong ngày, sau đó là đi ăn uống, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ cả những nỗi nhớ nhà. Cảm giác rất thoải mái, không gò bó, khuôn khổ giúp các thành viên trong nhóm gần nhau hơn. Đó là những gì Thái học hỏi từ phong cách làm việc của những người bạn Nhật. Thái dự định sẽ cộng tác với họ thêm một thời gian; sau khi có đầy đủ bản lĩnh và kinh nghiệm, cậu sẽ thành lập công ty và vẫn tiếp tục phát huy cách thức làm việc theo nhóm Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, Lưu Bị có nguy cơ thua sự quỷ quyệt của Tào Tháo nếu không có Gia Cát Lượng và các huynh đệ kề bên; Bill Gates sẽ không có một phần mềm Microsoft hoàn hảo nếu không có những người cộng sự đắc lực và thân tín; và chúng ta, kiến thức của cá nhân chỉ là hạt cát nhỏ bé trong sa mạc mênh mông. Chúng ta cần nhiều "hạt cát" khác góp vào để mỗi người có được một khối tri thức vững chắc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. theo "thanh nien online 14/9" Đây là 1 chủ đề rất hay, cũng là 1 vấn đề không khó mà cũng không dễ để thực hiện. Câu hỏi đặt ra là:Làm việc theo nhóm.Hẳn nhiên là rất hiệu quả nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách. Vậy, phải làm thế nào để "làm việc theo nhóm" đi sâu và rộng vào sinh viên dược? Và "làm việc theo nhóm" ntn để đạt được hiệu quả cao nhất? . chúng ta biết thực hiện đúng cách. Vậy, phải làm thế nào để " ;làm việc theo nhóm& quot; đi sâu và rộng vào sinh viên dược? Và " ;làm việc theo nhóm& quot; ntn để đạt được hiệu quả cao nhất?. lại điệp khúc của việc làm mà còn nắm bắt tổng quát và thuần thục ở nhiều khâu mới. Nhóm làm việc của Thái ủng hộ phương châm " ;làm hết sức và chơi hết mình". Họ làm việc không ngơi. toàn bằng tiếng Anh làm cho lớp học thật hào hứng và bổ ích. Hiệu quả của việc học nhóm đã giúp Minh và các bạn trong lớp ngày một tự tin hơn với vốn ngoại ngữ của mình. Học năm thứ ba Trường

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w