1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH TÌM HIỂU LỊCH SỬ LIÊN NGÀNH

3 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50 KB

Nội dung

UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-GDĐT Hải Lăng, ngày tháng năm 2010 KẾ HOẠCH Thực hiện chủ đề năm học: “Giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng” huyện Hải Lăng năm học 2009-2010 I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA: Giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng là một trong hai chủ đề trọng tâm trong năm học này nhằm giúp học sinh am hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, của quê hương. Qua đó bồi dưỡng đạo đức, nhân cách học sinh để các em trở thành những người công dân tốt trong tương lai. II. NỘI DUNG: Để tập trung thực hiện có kết quả, phòng đề ra một số nội dung trọng tâm sau: - Thành lập Ban chỉ đạo của Phòng. Xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc để thống nhất chỉ đạo và triển khai thực hiện. Tiến hành phối hợp với Huyện Đoàn để triển khai tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử và truyền thống cách mạng và một số hoạt động khác. - Chỉ đạo các trường đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về lịch sử và truyền thống cách mạng, giới thiệu những danh nhân, những anh hùng dân tộc để học sinh am hiểu sâu sắc hơn. Tổ chức khai thác tốt các di tích lịch sử, văn hóa, các tượng đài anh hùng ở địa phương giúp các em hiểu sâu hơn về quê hương mình. - Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử trong chương trình và lịch sử địa phương. - Phát động, tổ chức cho CBGV và học sinh tham gia các phong trào như: Đền ơn đáp nghĩa, Áo lụa tặng bà, Tấm chăn tình nghĩa, quyên góp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng 1 nhà tình nghĩa qua đó góp phần giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách giáo viên và học sinh. - Chỉ đạo các trường xây dựng phòng Truyền thống đạt tiêu chuẩn quy định, đảm bảo về trưng bày hình ảnh, hiện vật có giá trị và lưu giữ được những thành tích, hình ảnh hoạt động, những tấm gương CBGV, học sinh của nhà trường. - Chỉ các trường TH, THCS triển khai làm pano dưới dạng quyển sách lớn để giới thiệu những nhân vật lịch sử, những anh hùng, danh nhân văn hóa của dân tộc và quê hương. Mỗi trường làm được ít nhất 2 cuốn, mỗi cuốn ít nhất giới thiệu được 10 nhân vật. - Tổ chức cho học sinh THCS thi tìm hiểu về lịch sử và truyền thống cách mạng của đất nước, địa phương. Hội thi chung kết cấp huyện tổ chức vào tháng 3/2010 nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Hải Lăng. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ đề vào cuối năm học, xem xét thi đua đối với các trường và cá nhân CBQL về công tác này. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: A. Đối với Phòng GD&ĐT: 1/ Thành lập Ban chỉ đạo: - Ông Võ Văn hoa – Phó Trưởng phòng - Trưởng ban - Mời ông Nguyễn Trung Văn - CTCĐ - Phó trưởng ban - Ông Lê Văn Thạnh - Phó Trưởng phòng - Phó ban - Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chuyên viên - Thư ký - Ông Nguyễn Quang Nam - Chuyên viên - Thành viên - Ông Nguyễn Văn Dinh - Chuyên viên - Thành viên - Bà Nguyễn Thị Lan - Chuyên viên - Thành viên 2/ Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. B. Đối với các trường: 1. Yêu cầu các trường thành lập Ban chỉ đạp cấp truờng (TP: Lãnh đạo, đoàn thể, các khối tổ trưởng). 2. Tuyên truyền 2.1 Triển khai làm pano dưới dạng quyển sách lớn tuyên truyền để giới thiệu các nhân vật lịch sử. - Chỉ đạo điểm: THCS thị trấn Hải Lăng, THCS Hải Thượng, Tiểu học thị trấn Hải Lăng hoàn thành trước 10/3/2010. Các trường phổ thông còn lại hoàn thành: 30/3/2009. 2.2 Các trường xây dựng và bổ sung hoàn thiện các nhà truyền thống nhà trường (yêu cầu có bổ sung truyền thống, hiện vật, lưu trữ các tranh ảnh Tiến đến xây dựng tượng đài (nếu có điều kiện). 3. Nâng cao chất luợng giáo dục môn lịch sử trong chương trình và lịch sử địa phương. Tích hợp các bộ môn liên quan. - Tổ chức ngoại khoá, tham quan nhân các ngày lễ lớn. Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ địa phương do Huyện uỷ tổ chức. 4. Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng” dành cho học sinh THCS. - Cấp cụm: Theo công văn số 38/KH-GDĐT ngày 14/12/2009 của Phòng về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi. - Cấp huyện: 1. Nội dung: phối hợp với huyện đoàn tập trung chủ đề tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, danh nhân, nhân vật lịch sử của đất nước, quê hương. 2. Hình thức: - Lấy đội nhất của 4 cụm tham gia chung kết. Bốc thăm tại Phòng 14h ngày 10/3/2010. 3. Kịch bản: 3.1 Các đội tự giới thiệu về đơn vị mình, các thành viên bằng các hình thức thơ ca, hò vè , có tính nghệ thuật cao. Thời gian: từ 5 - 7 phút. 3.2 Bốc thăm bộ đề thi - trả lời câu hỏi Mỗi đội trả lời nhanh 10 câu hỏi. Mỗi câu tính 1 điểm. 3.3 Giải ô chữ. 3.4 Câu hỏi dành cho khán giả: (có phần thưởng riêng - tại chỗ) 3.5 Hùng biện: Mỗi đội cử một thành viên thi hùng biện, thời lượng không quá 10 phút , tập trung chủ đề trên (có đăng ký tên bài hùng biện và nộp bản thảo về ban tổ chức để điều chỉnh, tránh trùng lặp, hạn chót 10/3/2010). Chương trình có đan xen một số tiết mục văn nghệ của các em học sinh. Phân công mỗi trường chuẩn bị 1 tiết mục gồm các đơn vị sau: THCS Hải Chánh, THCS Hải Lâm, THCS Thị trấn, THCS Hải Thượng, THCS Hải Thọ. 4. Thành lập Ban tổ chức và Ban điều hành 4.1 Ban tổ chức Đ/c Trần Đới – Trưởng phòng GD&ĐT - Trưởng ban Đ/c Lê Quang Khánh - Bí thư huyện đoàn - Phó ban Mời đ/c Nguyễn Trung Văn - CTCĐGD - Thành viên Đ/c Lê Văn Thạnh – P.Trưởng phòng GD&ĐT - Thành viên 4.2 Ban điều hành - Đ/c Võ Văn Hoa – P.Trưởng phòng GD&ĐT – Theo dõi đôn đốc, chỉ đạo. * Các tiểu ban: - Công tác tổ chức: Đ/c Lê Quang Khánh,Võ Văn Hoa. - Kỷ thuật, âm thanh, ánh sáng, trang trí, chỉ đạo sắp xếp khán đài, nội dung, kịch bản, MC, giấy mời: Lê Văn Thạnh, Nguyễn Trung Văn, Nguyễn Quang Nam, Nguyễn Văn Dinh, Lê Văn Minh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Tuấn, Văn Ngọc Tiến Đức, Nguyễn Thanh Sơn. - Hậu cần, khen thưởng: Nguyễn Tuấn Thập, Nguyễn Thị Thuý Hường, Nguyễn Thị Lan, Phan Hồ Du Lam. - Bảo vệ: mời 4 công an huyện. 5. Đối tượng tham dự: - Đại biểu: (có giấy mời riêng) - Lãnh đạo các trường học trên địa bàn huyện + học sinh các trường TH, THCS thị trấn, Hải Lâm, Hải Thọ (giao trường quản lý) và các cổ động viên. 6. Thời gian tổ chức: - Vào lúc 19h ngày 13/3/2010 (Thứ 7) 7. Địa điểm: Sân bảo tàng, thư viện huyện Trên đây là kế hoạch thực hiện chủ đề năm học về “Giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng” do phòng phát động. Đề nghị các đơn vị liên quan cùng phối hợp và yêu cầu các trường học trên đại bàn huyện thực hiện nghiêm túc./. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG - UBND huyện (B/c) ; - BCĐ lễ 19/3 huyện (B/c) ; - Huyện đoàn (Phối hợp); - Các trường TH, THCS (thực hiện); - Gửi các trường qua email; - Lưu: VT, TH. Trần Đới . dục môn lịch sử trong chương trình và lịch sử địa phương. Tích hợp các bộ môn liên quan. - Tổ chức ngoại khoá, tham quan nhân các ngày lễ lớn. Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử Đảng. huyện đoàn tập trung chủ đề tìm hiểu về các sự kiện lịch sử, danh nhân, nhân vật lịch sử của đất nước, quê hương. 2. Hình thức: - Lấy đội nhất của 4 cụm tham gia chung kết. Bốc thăm tại Phòng 14h. ngày tháng năm 2010 KẾ HOẠCH Thực hiện chủ đề năm học: “Giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng” huyện Hải Lăng năm học 2009-2010 I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA: Giáo dục lịch sử và truyền thống cách

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w