Sinh học ứng dụng ( phần 10 ) Giảm đau bằng nọc bọ cạp Chiết xuất, bảo quản chất lượng thành công nọc bọ cạp đen, các nhà khoa học của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng vừa chế ra thuốc giảm đau, kháng viêm. Dân gian thường truyền nhau bài thuốc giảm đau, giảm sưng tấy từ bọ cạp, phổ biến nhất là rượu bọ cạp ngâm để xoa bóp. Từ đó, TS Hoàng Ngọc Anh, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã nghiên cứu sâu tác dụng của loài côn trùng nguy hiểm này. Đôn đáo tìm côn trùng độc TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, những ngày đầu tiến hành nghiên cứu, nhóm của bà phải tới rất nhiều khu rừng để tìm bắt bọ cạp. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phải lặn lội ở các cánh rừng ở Bình Phước, sau đó là Tây Ninh - những nơi nổi tiếng nhiều bọ cạp. Tuy nhiên, lượng bò cạp ở những nơi này đã khan hiếm do người dân đổ xô đi bắt để bán cho các nhà hàng. May mắn, một người quen của TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, tại An Giang, loại bọ cạp, nhất là loài bọ cạp đen (Heterometrus SP) mà bà đang tìm còn rất nhiều. Có được nguồn cung, TS Ngọc Anh nuôi thử trong phòng thí nghiệm mỗi lứa bò cạp trong 6 tháng, thức ăn chính là châu chấu, dế. Sau đó, nhóm nghiên cứu thu nọc bằng phương pháp xung điện. Dùng xung điện để chiết xuất nọc bò cạp. TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, mỗi con bọ cạp trưởng thành có thể thu được 1,22 mg nọc khô và có thể lấy nọc nhiều lần, mỗi lần cách nhau hai tuần. Nọc sau khi lấy xong được làm khô trước khi đem đi bảo quản ở nhiệt độ - 20Co. “Thành công của nhóm nghiên cứu chính là bảo đảm nọc vẫn nguyên tác dụng sau khi bảo quản lạnh trong thời gian dài. Đó là một yếu tố quan trọng để dùng nọc bò cạp làm nguyên liệu dược”, TS Hoàng Ngọc Anh nhận định. Thay thế aspirin Theo TS Hoàng Ngọc Anh, kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy: nọc bò cạp có tác dụng giảm đau ngoại biên tốt hơn aspirin liều 50mg một kg mà không gây ra phản ứng phụ. Ngoài ra, dung dịch nọc bọ cạp tiêm dưới da có tác dụng giảm đau kéo dài đến 90 phút, hơn nữa lại có tác tác dụng kháng viêm tương đương ketoprofen liều 2,5mg một kg. Nhận định về công trình nghiên cứu của TS Hoàng Ngọc Anh, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, ĐH Y dược TP HCM cho rằng: nghiên cứu của TS Ngọc Anh rất mới, vì thế cần lập bộ chuẩn riêng việc nuôi và lấy nọc bọ cạp. Đồng tình với nhận xét trên, TS Trần Công Luận, Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP HCM cho rằng nhóm nghiên cứu cũng phải định lượng được khẩu phần ăn, đảm bảo môi trường sống của bọ cạp để đảm bảo hàm lượng nọc khi chiết xuất là cao nhất và chất lượng tốt nhất. Theo TS Hoàng Ngọc Anh, khó khăn nhất của nhóm nghiên cứu hiện là có được khuôn viên rộng lớn để nuôi bọ cạp, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định để chế ra dược liệu đủ cung cấp cho thị trường. Rắn hổ chúa sinh sản trong môi trường nhân tạo Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Thịnh Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với Viện Công nghệ sinh học-Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu thành công cho rắn hổ chúa sinh sản trong môi trường nhân tạo. Đề tài nghiên cứu đã tìm ra được quy luật sinh sản và quy trình ấp nở và nuôi rắn hổ chúa non qua đông đầu tiên của cả nước, giúp người nuôi rắn chủ động nguồn giống, tránh tình trạng khai thác trái phép rắn hổ chúa ngoài tự nhiên. Tiến sĩ Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học cho biết, rắn hổ mang chúa (còn gọi là rắn hổ chúa, hổ rừng) sống trong môi trường tự nhiên thường gặp ở vùng trung du và vùng núi, ít gặp ở đồng bằng, sống trong những hang dưới gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng. Với tập tính này, từ năm 2008-2009, Viện Công nghệ sinh học đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn nghiên cứu kiểu chuồng nuôi, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng liên quan tới sinh trưởng và sinh sản và tập tính ăn mồi của rắn hổ chúa con và đặc biệt là điều kiện cho rắn hổ chúa non qua đông. Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, chủ đề tài nghiên cứu tại Hợp tác xã nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Vĩnh Sơn, qua ứng dụng thực tế, rắn hổ chúa có thể sinh sản và phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt với nhiệt độ trong chuồng từ 28-30 độ C, độ ẩm thích hợp từ 75-80%. Vào tháng 2 sang tháng 3 âm lịch hàng năm, rắn hổ chúa bắt đầu hoạt động sau ngủ đông, thời gian này cho rắn cặp đôi để chúng quen với chuồng nuôi tạo điều kiện cho giao phối. Sau 2 tháng rắn hổ chúa bắt đầu sinh sản, có thể đẻ được từ 20-40 trứng. Trứng được ấp trong cát, phun nước giữ ẩm, duy trì nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm đạt từ 85-90%. Đến nay, 60 cặp rắn hổ chúa bố mẹ vẫn khoẻ mạnh (trong đó 30 con cái và 30 con đực) đã đẻ được 810 quả đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nở đạt 80%, sau thời kỳ trú đông tỷ lệ sống còn đạt gần 70%. Rắn hổ chúa là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài lúc trưởng thành có thể lên đến 5,7m, trọng lượng tối đa lên đến 20-30kg. Sở dĩ có tên hổ chúa vì nọc độc của nó rất mạnh, có thể ăn thịt cả các loài rắn độc khác. Rắn hổ mang chúa là loài rất quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, thuộc nhóm IB nên được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt./ Anh tạo giống cừu tự rụng lông Nền nông nghiệp Anh vừa đón nhận giống cừu Exlana đặc biệt - lông mọc dài trong mùa đông rồi tự rụng lông vào mùa xuân. Nhờ vậy, giá len làm từ lông cừu có thể giảm đi vì không mất chi phí xén lông. Cừu tự rụng lông vào mùa xuân. Ảnh minh họa: bnps.co.uk Khi không còn lớp lông dày, giống cừu này chống chọi với ký sinh trùng tốt hơn, cần ít thuốc thú y hơn. Lông cừu Exlana ngắn hơn và thưa hơn loại cừu truyền thống ở Anh. Chúng bắt đầu rụng từ cổ và chân. Một con cừu bình thường cho 9 kg len nhưng cừu Exlana chỉ tạo ra 0,5kg. Tuy nhiên, mỗi con cừu Exlana giúp nông dân Anh tiết kiệm 8 bảng chi phí lao động mỗi năm. Trang trại Weir Park ở hạt Devon phía Tây Nam của Anh chuẩn bị bán cừu non với giá 100 bảng/con. Riêng cừu cái, giá bán là 150 bảng. Nhân giống thành công nhiều loại hoa bằng cấy mô Hội đồng khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng vừa nghiệm thu đề tài "Hoàn thiện quy trình nuôi cấy mô và trồng một số giống cây hoa tại thành phố Đà Nẵng." Đề tài do Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng thực hiện. Qua hai năm thực hiện, trung tâm đã tạo được giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và hoàn thiện quy trình trồng ba loại cây chính là hoa cúc, lan Hồ điệp và hoa ly ly. Đây là những loại hoa có giá trị kinh tế cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Đà Nẵng. Hội đồng khoa học và công nghệ đã xếp loại khá với kết quả của đề tài. Bà Nguyễn Thị Thuý Loan, chủ nhiệm đề tài cho biết trung tâm hiện đã hoàn toàn làm chủ được quy trình nuôi cấy tạo cây con trong phòng thí nghiệm và quy trình làm giống mạ ngoài vườn đối với cúc Pha lê, cúc Vàng hòe, đồng thời hoàn thiện quy trình trồng các loại cây này trong môi trường bên ngoài. Hầu hết các giống cây trồng thực nghiệm trong vườn ươm, và khi chuyển giao cho người dân đều có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên, cây lá phát triển đều, hoa đẹp, tỷ lệ chết thấp, sạch sâu bệnh. Đối với lan Hồ điệp, các giống cây từ nhân chồi cũng phát triển rất tốt. Trung tâm cũng đã hoàn thiện được quy trình trồng hoa ly ly trong chậu từ giống hoa nhập khẩu Hà Lan, chất lượng hoa khá tốt về hình thức cũng như mùi thơm, giá trị hoa đạt tương đương các loại hoa trồng tại Đà Lạt. Đề tài "Hoàn thiện quy trình nuôi cấy mô và trồng một số giống cây hoa tại thành phố Đà Nẵng" được đánh giá có tính ứng dụng cao nhằm giúp bà con nông dân đảm bảo nguồn giống tốt, giá thành phù hợp, sạch bệnh, đạt hiệu quả kinh tế. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ sản xuất công nghiệp giống các loại hoa cúc và lan Hồ điệp để phục vụ cho nông dân Đà Nẵng và các tỉnh lân cận./. . Sinh học ứng dụng ( phần 10 ) Giảm đau bằng nọc bọ cạp Chiết xuất, bảo quản chất lượng thành công nọc bọ cạp đen, các nhà khoa học của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng vừa chế ra thuốc giảm. giảm đau, kháng viêm. Dân gian thường truyền nhau bài thuốc giảm đau, giảm sưng tấy từ bọ cạp, phổ biến nhất là rượu bọ cạp ngâm để xoa bóp. Từ đó, TS Hoàng Ngọc Anh, Viện Khoa học vật liệu ứng. cứu thu nọc bằng phương pháp xung điện. Dùng xung điện để chiết xuất nọc bò cạp. TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, mỗi con bọ cạp trưởng thành có thể thu được 1,22 mg nọc khô và có thể lấy nọc nhiều