Tác dụng của các phép tu từ từ vựng1. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con(Trần Quốc Minh) Phép tu từ so sánh: “Những ngôi sao thức – chẳng bằng – mẹ đã thức”Tác dụng: Nhà thơ sử dụng phép tu từ so sánh không ngang bằng nhằm gợi hình ảnh sự vất vả hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con, đồng thời ẩn chứa trong đó là lòng biết ơn vô hạn trước công lao của người mẹ.2.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Viễn Phương)Phép tu từ ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng rất đỏ”Tác dụng: Nhà thơ đã gọi tên cho hình ảnh Bác Hồ bằng hình ảnh mặt trời có quan hệ tương đồng: nếu mặt trời của thiên nhiên chiếu sáng đem đến sự sống cho vạn vật thì Bác cũng là người đem đến ánh sáng của độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh thơ là lời ngợi ca công ơn trời biển của Bác cũng như lòng biết ơn vô hạn trước công lao đó.
Tác dụng của các phép tu từ từ vựng 1. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (Trần Quốc Minh) Phép tu từ so sánh: “Những ngôi sao thức – chẳng bằng – mẹ đã thức” Tác dụng: Nhà thơ sử dụng phép tu từ so sánh không ngang bằng nhằm gợi hình ảnh sự vất vả hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con, đồng thời ẩn chứa trong đó là lòng biết ơn vô hạn trước công lao của người mẹ. 2. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương) Phép tu từ ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng rất đỏ” Tác dụng: Nhà thơ đã gọi tên cho hình ảnh Bác Hồ bằng hình ảnh mặt trời có quan hệ tương đồng: nếu mặt trời của thiên nhiên chiếu sáng đem đến sự sống cho vạn vật thì Bác cũng là người đem đến ánh sáng của độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh thơ là lời ngợi ca công ơn trời biển của Bác cũng như lòng biết ơn vô hạn trước công lao đó. 3. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) Phép tu từ hoán dụ: “Áo chàm” Tác dụng: Nhà thơ đã gọi tên cho sự vật là đồng bào ở Việt Bắc bằng hình ảnh có quan hệ gần gũi là áo chàm. Câu thơ gợi hình ảnh cuộc chi tay đầy bịn rịn, lưu luyến của cán bộ với đồng bào, cũng như tình cảm gắn bó thiết tha giữa quân và dân. 4. Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa… (Trần Đăng Khoa) Phép tu từ nhân hóa: “ghé, cười, sải tay, bơi, nhay múa” Tác dụng: Nhà thơ mượn những từ ngữ chỉ hoạt động của con người để miêu tả hoạt động của các sự vật trong cơn mưa giông mùa hạ khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên gần gũi với cuộc sống hơn, mang những nét vẽ sinh động. Từ đó, thể hiện cách nhìn tinh tế cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả. 5. “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới) Phép tu từ nhân hóa: “Tre, gậy tre, chông tre” (giữ, xung phong, hi sinh) Tác dụng: Với những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để miêu tả hoạt động, tính chất của cây tre, nhằm làm cho hình ảnh cây tre sinh động, gắn bó, gần gũi với con người hơn. Tre tượng trưng cho vẻ đẹp dũng cảm của con người Việt Nam và nhà văn đã nợi ca vẻ đẹp đó. 6. Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người (Hồ Chí Minh) Phép tu từ hoán dụ: “mười năm trồng cây”, “trăm năm trồng người” Tác dụng: Bác Hồ gọi tên về thời gian ngắn của việc trồng cây cũng như thời gian dài của việc trồng người bằng tên của hiện tượng, khái niệm khác (mười năm,trăm năm) nhằm gợi hình ảnh thời gian quá dài trong việc đào tạo nên một con người, Bác muốn nhấn mạnh đến sự khó khăn trong việc trồng người. 7. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. (Thép Mới) Phép tu từ so sánh: “Tre thanh cao, giản dị, chí khí như người” Tác dụng: Nhà văn đã đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng là tre và người, với nét đẹp trông phẩm chất: thanh cao, giản dị, chí khí. Từ đó, người đọc sẽ liên tưởng đến vẻ đẹp của cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam, tự hào ngợi ca tre gắn bó với con người trong lao động và chiến đấu. 8. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Phép tu từ ẩn dụ: “Người Cha” Tác dụng: Nhà thơ đã gọi tên Bác Hồ bằng tên “Người Cha”. Cách diễn đạt như vậy làm cho câu thơ có tính hình tượng cao, người đọc sẽ liên tưởng đến Bác Hồ, với tuổi tác, phẩm chất giống người cha và gợi cảm xúc ca ngợi, ngưỡng mộ trước tấm lòng mà Bác dành cho bộ đội và nhân dân. 9. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chựt trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. (Võ Quãng) Phép tu từ nhân hóa: “vùng vằng, chực trụt xuống, quay đầu lại…” Tác dụng: Nhà văn mượn những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả đặc điểm của con thuyền khiến sự vật gần gũi với con người hơn. Người đọc hình dung được sức mạnh của dòng nước, sức mạnh của con người trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên. 10. Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ) Phép tu từ so sánh: “Bóng Bác - ấm hơn ngọn lửa hồng” Tác dụng: Với cách đối chiếu các sự vật có nét tương đồng, nhà thơ đã gợi ra hình ảnh to lớn, vĩ đại của Bác với tình yêu thương mênh mông, Người dành cho bộ đội và nhân dân, tình cảm ấy sưởi ấm trái tim của con người. Qua đó, nhà thơ thể hiện lòng biết ơn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. 11. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Nguyễn Hoa Điềm) Phép tu từ ẩn dụ: “mặt trời của mẹ” Tác dụng: Tác giả đã gọi tên người con bằng hình ảnh mặt trời của mẹ với những nét tương đồng sau: Mặt trời của bắp là mặt trời thiên nhiên, chiếu sáng cho những đồi bắp xanh tốt thì mặt trời của mẹ chính là em bé, em là niềm tin, niềm hi vọng, nguồn sáng của đời mẹ. Thể hiện tình yêu con thiết tha của người mẹ và niềm tin của mẹ trước sự bền vững của tình mẫu tử. 12. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận) Phép tu từ so sánh: “Mặt trời - hòn lửa” Tác dụng: Nhà thơ đối chiếu 2 sự vật có nét tương đồng để thể hiện vẻ đẹp của mặt trời vào buổi chiều tà trên biển giống như hòn lửa đang rơi xuống đáy biển, gợi một vẻ đẹp kỳ vĩ, lộng lẫy của thiên nhiên. 13. Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa… (Trần Đăng Khoa) Phép tu từ ẩn dụ: “Đội” Tác dụng: Nhà thơ đã có một sự liên tưởng khá thú vị giữa các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau, đó là chỉ hoạt động của con người dưới trời mưa, từ đó gợi hình ảnh người bố vất vả trong công việc đồng áng cũng như tình cảm yêu thương của người con dành cho bố. 14. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. (Hồ Chí Minh) Phép tu từ hoán dụ: “Làng xóm” Tác dụng: Nhà thơ đã gọi tên cho nhân dân ta bằng sự vật có quan hệ gần gũi là làng xóm. Gợi hình ảnh nhân dân ta vất vả trong cuộc sống cũng như tấm lòng của Bác dành cho họ. 15. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. (Võ Quảng) Phép tu từ nhân hóa:“chòm cổ thụ,dáng mãnh liệt,đứng trầm ngâm,lặng nhìn” Tác dụng: Nhà văn đã mượn những từ ngữ tả hình dáng, hoạt động của con người để tả cho hình ảnh chòm cổ thụ với dáng vẻ cao lớn, cũng như chúng mang trong mình một tâm trạng riêng. Sự vật gắn bó và sinh động hơn. 16. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài) Phép tu từ so sánh: “ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua” Tác dụng: Việc đối chiếu hai sự vật có nét tương đồng nhằm làm nổi bật hình ảnh các càng sắc nhọn của Dế Mèn và sự tự tin của anh chàng về điều đó. 17. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới) Phép tu từ nhân hóa: “Tre, gậy tre, chông tre” (giữ, xung phong, hi sinh, chiến đấu) Tác dụng: Nhà văn mượn những từ ngữ của con người để chỉ hoạt động của sự vật là cây tre nhằm làm cho hình ảnh cây tre gần gũi, thân thuộc với con người hơn, tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam cũng như lời ngợi ca của tác giả. 18. Uống nước nhớ nguồn. Phép tu từ ẩn dụ: “uống nước”, “nguồn” Tác dụng: Nhân dân ta đã sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất: uống nước - sự hưởng thụ thành quả, nguồn - chỉ người tạo nên thành quả; và đó chính là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo lý làm người, ghi ơn trước những điều người khác làm cho mình. . Tác dụng của các phép tu từ từ vựng 1. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (Trần Quốc Minh) Phép tu từ so sánh: “Những ngôi sao thức. biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam cũng như lời ngợi ca của tác giả. 18. Uống nước nhớ nguồn. Phép tu từ ẩn dụ: “uống nước”, “nguồn” Tác dụng: Nhân dân ta đã sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất:. Phước. (Võ Quãng) Phép tu từ nhân hóa: “vùng vằng, chực trụt xuống, quay đầu lại…” Tác dụng: Nhà văn mượn những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả đặc điểm của con thuyền